Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ôtô

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 33: Động cơ đốt trong dùng cho ôtô

Tóm tắt lý thuyết

I. Đặc điểm và cách bố trí động cơ đốt trong trên ô tô

1. Đặc điểm

  • Tốc độ quay cao

  • Kích thước, trọng lượng nhỏ

  • Thường làm mát bằng nước

2. Cách bố trí

  • Có tốc độ quay cao

  • Kích thước và trọng lượng nhỏ gọn, thuận lợi cho việc bố trí trên ô tô

  • Thường được làm mát bằng nước

Cách bố trí

Ưu điểm Nhược điểm

Bố trí động cơ ở đầu ô tô

  • Đặt động cơ trước buồng lái
  • Lái xe ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, nhiệt.

  • Dễ chăm sóc, bảo dưỡng.

  • Khó quan sát mặt đường
  • Đặt động cơ trong buồng lái
  • Quan sát mặt đường dễ dàng
  • Ngược với ưu điểm của động cơ trước buồng lái

Bố trí động cơ ở đuôi ô tô

  • Hệ thống truyền lực đơn giản

  • Dễ quan sát đường

  • Ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và nhiệt thải

  • Lám mát động cơ khó

  • Bộ phận điều khiển động cơ và hệ thống truyền lực phức tạp

Bố trí động cơ ở giữa ô tô

  • Dung hòa được ưu, nhược điểm của 2 cách trên
  • Ồn, rung, chiếm chỗ của thùng xe, ít dùng

II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô

1. Nhiệm vụ

  • Truyền, biến đổi mômen quay cả về chiều, trị số từ động cơ tới bánh xe chủ động

  • Ngắt mômen khi cần thiết

2. Phân loại

  • Theo số cầu chủ động 

  • Theo phương pháp điều khiển hệ thống truyền lực

3. Cấu tạo chung và nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực

a) Cấu tạo chung

b) Bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô

  • Phụ thuộc vào cách bố trí động cơ trên ô tô

  • Trong dòng động cơ , trong bố trí phía trước bánh lái xe này hộp số ở vị trí thông thường, ở phía sau của động cơ

  • Ngang động cơ , hộp số được xây dựng vào các cácte và ổ đĩa được truyền tới các bánh xe phía trước bằng cách phổ nối trục

c) Nguyên lý làm việc

Động cơ Ly hợp Hộp số Truyền lực các đăng Truyền lực chính và bộ vi sai Bánh xe chủ động

4. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực

a) Ly hợp

  • Nhiệm vụ: ngắt hoặc nối để truyền mômen từ động cơ cho hộp số.

  • Cấu tạo: gồm nhiều bộ phận như hình vẽ sau

  • Nguyên lý làm việc: 

    • Bình thường ( không đạp bàn đạp li hợp ) đĩa li hợp sẽ ép chặt vào bánh đà truyền chuyển động cho bánh xe chủ động.

    • Khi đạp bàn đạp li hợp, vòng cắt li hợp sẽ bị ép vào đĩa li hợp không ăn vào bánh đà không còn sự truyền chuyển động đến bánh xe chủ động.

b) Hộp số

  • Nhiệm vụ:

    • Thay đổi lực kéo và tốc độ

    • Thay đổi chiều quay bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe

    • Ngắt đường truyền mômen từ động cơ tới bánh xe trong những lúc cần thiết ( khi khởi động, sang số)

  • Cấu tạo:

    • Gồm 4 trục quay, trên các trục quay có bánh răng và 1 ly hợp

  • Nguyên lý làm việc:

    • Mômen quay truyền từ bánh răng có đường kính nhỏ đến bánh răng có đường kính lớn → vận tốc giảm và ngược lại

    • Muốn đảo chiều quay của trục lắp bánh xe → đảo chiều quay trục ra của hộp số → bánh trung gian lắp xen giữa cặp bánh răng có tốc độ thấp.

c) Truyền lực các đăng

  • Nhiệm vụ: Truyền mômen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe

  • Cấu tạo: gồm nhiều bộ phận như hình vẽ sau

  • Nguyên lý làm việc:

d) Truyền lực chính

  • Nhiệm vụ: 

    • Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe

    • Giảm tốc độ, tăng mômen quay

  • Cấu tạo:

    • Gồm 2 bánh răng côn: Bánh răng chủ động và bánh răng bị động

e) Bộ vi sai

  • Nhiệm vụ:

    • Phân phối mômen cho 2 bán trục của 2 bánh xe chủ động.

    • Cho phép 2 bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, không thẳng, khi quay vòng

  • Cấu tạo:

    • Gồm 2 bánh răng hành tinh, 2 bánh răng bán trục. Bánh răng bị động cũng tham gia tạo thành bộ vi sai

  • Nguyên lý làm việc:

Lời kết

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Đặc điểm và cách bố trí động cơ trên ôtô.

  • Nhiệm vụ, cấu tạo chung của hệ thống truyền lực trên ôtô.

  • Nhận biết được các các vị trí các bộ phận thuộc hệ thống, cơ cấu trên ôtô.