Bài 32. Luyện tập chương III : Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Cùng củng cố kiến thức đã học về phi kim, cấu tạo và ý nghĩa của bảng tuần hoàn đã học rồi vận dụng để giải một số bài tập.

I. Kiến thức cần nhớ

1. Tính chất hóa học của phi kim

Hình 1: Sơ đồ tính chất hóa học của phi kim.

2. Tính chất hóa học của một số phi kim cụ thể

a) Tính chất hóa học của clo

Hình 2: Sơ đồ tính chất hóa học của clo

Phương trình hóa học cụ thể: 

Cl2     +    H2          →         2HCl      (1)

3Cl2     +    2Fe          →         2FeCl3     (2)

Cl2     +    2NaOH    →         NaCl    +    NaClO   +   H2O     (3)

Cl2     +    H2O       →         HCl    +   HClO      (4)

b) Tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon

Hình 3: Sơ đồ tính chất của cacbon và hợp chất của cacbon

3. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học 

a) Cấu tạo bảng tuần hoàn 

  • Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các ô nguyên tố sắp xếp cạnh nhau theo quy tắc tạo thành các nhóm và các chu kỳ của bảng tuần hoàn hóa học.
  • Ô nguyên tố

​- Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron = vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Ký hiệu hóa học, tên nguyên tố.

- Nguyên tử khối của nguyên tố .

  • Chu kì

- Chu kì là tập hợp các nguyên tố có cùng số lớp electron nguyên tử và tạo thành một hàng ngang trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân từ trái sang phải .

- Bảng tuần hoàn hóa học gồm 7 chu kì trong đó chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ  và 4 chu kì lớn còn lại là chu kì 4, 5, 6, 7.

  • Nhóm

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp thành một hàng dọc trong bảng tuần hoàn hóa học theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới.

b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố được sắp xếp theo quy tắc. Vì thế tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cũng biến đổi theo quy tắc nhất định.

  • Khi đi từ trái sang phải của một chu kì: tính phi kim của các nguyên tố tăng dần và ngược lại, tính kim loại của các nguyên tố trong chu kì giảm dần.
  • Khi đi từ trên xuống dưới một nhóm: tính phi kim của các nguyên tố giảm dần và tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.

c) Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 

II .Bài tập vận dụng

Bài 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a)    S + ...  → SO2 

b)     ...  +   S  → H2S

c)     ...  +  NaOH   →  NaClO + NaCl + ....

d)     Fe  +  Cl2   →  .......

Bài 2. Viết các phương trình hóa học cụ thể của chuỗi phản ứng sau:

Bài 3. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12 , chu kỳ 3 , nhóm II trong bảng tuần hoàn hóa học . Hãy cho biết:

a) Cấu tạo nguyên tử của X .

b) Tính chất hóa học đặc trưng của X.

Bài 4. Nguyên tử nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 8+ và có 2 lớp eletron với lớp eletron ngoài cùng chứa 6eletron. Hãy cho biết:

a) Vị trí nguyên tố A trong bảng tuần hoàn ( ô , chu kì , nhóm ).

b) Tính chất hóa học đặc trưng của A.

Bài 5. Nung 10,23 gam hỗn hợp hai oxit là CuO và PbO với cacbon dư.Toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Phản ứng xong thu được 5,5 gam kết tủa. Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp.

Bài 6. Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc)  vào X lít khí NaOH 0,2M. Tìm X và nồng độ mol của muối tạo thành trong hai trường hợp:

a/ Tạo muối trung hòa.

b/ Tạo muối axit.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!