Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

* Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Tiếp giáp: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn km2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn: Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào), Đồng bằng sông Cửu Long (vùng trọng điểm lương thực của cả nước).

⇒ Các vùng này vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía nam giáp biển Đông - vùng biển giàu tiềm năng: có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong và ngoài nước.

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia: thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán thông qua các cửa khẩu.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ.

- Đặc điểm:

      + Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.

      + Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.

      + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).

      + Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

      + Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

      + Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.

      + Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.

Mỏ dầu Bạch Hổ.

- Khó khăn:

      + Trên đất liền ít khoáng sản.

      + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

      + Nguy cơ ô nhiễm môi trường.

@66822@@15237@

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Dân cư:

      + Số dân đông: 16,6 triệu người năm 2016.

      + Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).

      + Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

      + Lao động dồi dào với tay nghề cao, thị trường tiêu thụ lớn. Là vùng có sức hút mạnh với lao động cả nước.

Khu công nghiệp Sóng thần 3 - Bình Dương.

- Xã hội:

      + Hầu hết các chỉ tiêu xã hội của vùng đều cao hơn cả nước.

      + Đời sống người dân ở mức cao.

      + Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.

Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khó khăn: Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

Vị trí địa lí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất badan, tài nguyên biển (đặc biệt là dầu khi ở thềm lục địa). Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.