Bài 30. Thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

1. Đi theo vĩ tuyến 22 độ B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung ta phải vượt qua các dãy núi nào? Các sông nào?

Trả lời:

Đi theo vĩ tuyến 22°B, từ biên giới Việt — Lào đến biên giới Việt - Trung ta phải vượt qua:

- Các dãy núi: Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn* Con Voi, cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn.

- Các dòng sông: Đà, Hồng, Chảy, Lô, Gâm, Cầu và Kì Cùng.

2. Dựa vào hình 30.1 SGK trang 109, cho biết:

- Dọc kinh tuyền 108oĐ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua các cao nguyên nào?

- Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyền này.

Trả lời:

- Dọc kinh tuyến 108°Đ, đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết ta phải đi qua các cao nguyên sau:

+ Cao nguyên Kon Tum cao trên 1400 m, có đỉnh Ngọc Linh cao 2598 m, cao nguyên Đắk Lắk cao dưới 1000 m có hồ Lắk ở độ cao khoảng 400 m.

+ Cao nguyên Mơ Nông và Di Linh cao khoảng 1000 m.

- Nhận xét về địa hình và nham thạch Đây là khu vực cao nguyên xếp tầng, với độ cao khác nhau. Do hoạt động phun trào macma nên đã hình thành đất đỏ badan.

3. Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lởn nào? Các đèo này có ảnh hưởng tới khí hậu và giao thông Bắc - Nam như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn: Sài Hồ (Lạng Sơn), Tam Điệp (Ninh Bình), Ngang (Hà Tĩnh - Quảng Bình), Hải Vân (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng), Cù Mông (Bình Định - Phú Yên), Cả (Phú Yên - Khánh Hoà).

- Các đèo này là ranh giới của các đới khí hậu và cũng cản trở giao thông đi lại theo tuyến Bắc — Nam.

- Ví dụ:

+ Đèo Hải Vân là ranh giới phân chia giữa đới khí hậu có mùa đông lạnh và đới khí hậu không có mùa đông lạnh.

+ Để đi lại từ Bắc vào Nam qua đèo Hải Vân, ta phải xây dựng hầm xuyên qua núi đề giảm bớt các tai nạn về giao thông.