Bài 3. Tính chất hóa học của axit

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. KHÁI QUÁT VỀ AXIT

Axit là những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit. Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3... 

Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

  • Làm đổi màu quì tím thành đỏ.
  • Tác dụng với kim loại.
  • Tác dụng với bazơ.
  • Tác dụng với oxit bazơ.
  • Tác dụng với muối.
@197613@

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Axit làm đổi màu giấy quì tím

Thí nghiệm: Nhỏ 1 giọt dung dịch axit (HCl hoặc H2SO4 loãng,...) lên mẩu giấy quỳ tím.

Hiện tượng: Giấy quỳ tím chuyển từ màu tím sang màu đỏ.

Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ. Dựa vào tính chất này, giấy quì tím là chỉ thị màu dùng để nhận biết dung dịch axit.

2. Axit tác dụng với kim loại

Thí nghiệm: Al tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl.

Hiện tượng: Al bị hòa tan, đồng thời có bọt khí không màu bay lên.

Giải thích: Al đã phản ứng với axit clohidric sinh ra muối và khí hidro.

2Al   +   6HCl     →   2AlCl3   +   3H2

Vậy, dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

Lưu ý: Axit HNOvà H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hidro. Dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng chỉ phản ứng được với các kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

day-hoat-dong-hoa-hoc-cua-kim-loai

3. Axit tác dụng với bazơ

Thí nghiệm: Cu(OH)2 tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4.

Trong phòng thí nghiệm thường không có sẵn Cu(OH)2 nên người ta thường điều chế Cu(OH)2 trước bằng cách cho dung dich CuSOtác dụng với dung dịch NaOH.

Hiện tượng: Kết tủa Cu(OH)2 bị hòa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Cu(OH)2   +   H2SO4  →    CuSO4   +   2H2

Các bazơ tan và không tan khác tác dụng với dung dịch axit cũng cho sản phẩm là muối và nước.

Vậy, axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. Phản ứng của axit với bazơ được gọi là phản ứng trung hòa.

4. Axit tác dụng với oxit bazơ

Thí nghiệm: Sắt (III) oxit Fe2O3 phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl.

Hiện tượng: Fe2O3 bị hòa tan, tạo ra dung dịch có màu vàng nâu.

Nhận xét: Fe2O3 tác dụng với axit HCl sinh ra muối sắt (III) có màu vàng nâu.

Fe2O3  +  6HCl   →   2FeCl3   +   3H2O

Các axit khác khi tác dụng với oxit bazơ, cũng cho sản phẩm là muối và nước. Vậy axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Ngoài ra axit còn tác dụng với muối. (Tính chất này sẽ được học ở bài 9).

@197682@@197751@@197804@

III. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU

Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia làm 2 loại:

  • Axit mạnh: Phản ứng nhanh với kim loại, với muối cacbonat, dung dịch dẫn điện tốt. Ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4...
  • Axit yếu: Phản ứng chậm với kim loại, với muối cacbonat, dung dịch dẫn điện kém. Ví dụ: H2S, H2CO3, H3PO4...

Tính chất của axit:

1. Đổi màu quỳ tím thành đỏ.

2. Tác dụng với một số kim loại tạo thành muối và khí hidro, tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa), tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!