Bài 27 : Thực hành kinh tế biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

THỰC HÀNH KINH TẾ BIỂN BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1. Dựa vào hình 24.3 và 26.1 trong SGK và Atlat Địa 11 Việt Nam, xác định:

- Các cảng biển: Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Năng, Dung Quất, Quy Nhơn, Nha Trang.

- Các bãi cá, bãi tôm:

+ Bãi cá: Bạch Long Vĩ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cồn cỏ, Đà Năng, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Ninh Thuận - Bình Thuận.

+ Bãi tôm: Bạch Long Vĩ, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi - Bình Định — Phú Yên, Khánh Hoà — Ninh Thuận — Bình Thuận. - Các cơ sở sản xuất muối: Sa Huỳnh

- Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở:

+ Bắc Trung Bộ: sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Đồng Hới, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng + Nam Trung Bộ: Đà Nang, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né.

- Nhận xét về khả năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ: có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển với các ngành giao thông vận tải biển, khai thác hải sản, sản xuất muối, du lịch.

2. Căn cứ vào bảng số liệu SGK

a) So sánh

- Sản lượng thuỷ sản khai thác của Bắc Trung Bộ nhỏ hơn 3 lần so với Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ lớn hơn so với Bắc Trung Bộ.

b) Giải thích

- Bắc Trung Bộ có nhiều đầm phá, cửa sông, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho khai thác thuỷ sản, đặc biệt nằm gần các ngư trường lớn.