Bài 27: Thực hành: Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

Bài 27: Thực hành: Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình.

Tóm tắt lý thuyết

I. XÁC ĐỊNH THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH

  • Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo nên

  • Các nguồn thu nhập chính: thu nhập bằng tiền và bằng hiện vật.

Bài 1: 

Gia đình em có 6 người, sống ở thành phố.

Ông nội công tác tại một cơ quan Nhà nước có mức lương tháng là 900.000đ, bà nội đã nghỉ hưu với mức lương 350.000đ một tháng.

Bố là công nhân ở một nhà máy với mức lương tháng là 1.000.000đ, mẹ là giáo viên có mức lương tháng là 800 000đ, chị gái học ở trường THPT và em học lớp 6.

Em hãy tính tổng thu nhập của gia đình trong một tháng?

Trả lời:

  • Tổng thu nhập của gia đình trong một tháng là: 

900.000 + 350.000 + 1.000.000 + 800.000 = 3.050.000đ

Bài 2:

Gia đình em có 4 người, sống ở nông thôn, lao động chủ yếu là làm nông nghiệp. Một năm thu hoạch được 5 tấn thóc. Phần thóc để ăn là 1,5 tấn, số còn lại đem ra chợ bán với giá 2.000đ/1 kg.

Tiền bán rau quả và các sản phẩm khác là 1.000.000 đồng.

Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong 1 năm ?

Trả lời:

  • Số thóc đem ra chợ bán là: 5 - 1,5 = 3,5 (tấn)

  • Đổi 3,5 tấn = 3.500 (kg)

  • Số tiền bán thóc trong một năm là: 3.500 × 2.000 = 7.000.000 (đồng)

  • Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong 1 năm là: 7.000.000 + 1.000.000 = 8.000.000 (đồng)

Bài 3:

Gia đình em có 6 người, sống ở miền trung du Bắc Bộ, lao động chủ yếu là trồng cây công nghiệp (chè, thuốc lá), trồng rừng, làm nương... Ngoài ra còn trồng rau và chăn nuôi gà, lợn. Mỗi năm có thu nhập như sau:

- Tiền bán chè: 10.000.000 đồng
- Tiền bán lá cây thuốc lá:    1.000.000 đồng
- Tiền bán củi:      200.000 đồng
- Tiền bán các sản phẩm khác:   1.800.000 đồng 

Em hãy tính tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm?

Trả lời:

  • Tổng thu nhập bằng tiền của gia đình em trong một năm là:

10.000.000 + 1.000.000 + 200.000 + 1.800.000 = 13.000.000 (đồng)

II. XÁC ĐỊNH CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH

  • Chi tiêu trong gia đình là chi phí để thỏa mãn nhu cầu vật chất văn hóa tinh thần của các thanh viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ

  • Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, mua quần áo, giày dép, trả tiền điện, điện thoại, nước, mua đồ dùng gia đình.

    • Chi cho học tập: mua sách vở, học phí, mua sách báo, tạp chí

    • Chi cho đi lại: tàu xe, xăng xe

    • Chi khác: …

  • Tiết kiệm: 

Bài 1:

Gia đình em có 4 người, mức thu nhập một tháng là 2.000.000 đồng (ở thành phố) và 800.000 đồng (ở nông thôn). Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết sao cho mồi tháng có thể tiết kiệm ít nhất được 100.000 đồng.

Trả lời:

  • Mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết của gia đình em tại thành phố là:

    • Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, dày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình: 1.000.000 đồng

    • Chi chon học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,... : 150.000 đồng

    • Chi khác: 500.000 đồng

    • Tiết kiệm: 350.000 đồng

  • Mức chi tiêu cho các nhu cầu thiết của gia đình em tại nông thôn là:

    • Chi cho ăn, mặc, ở: mua gạo, thịt; mua quần áo, dày dép; trả tiền điện, điện thoại, nước; mua đồ dùng gia đình: 300.000 đồng

    • Chi chon học tập: Mua sách vở, trả học phí, mua báo, tạp chí,... : 100.000

    • Chi khác: 100.000 đồng

    • Tiết kiệm: 300.000 đồng

Bài 2:

Mối ngày bố mẹ cho em 1.500 đồng để ăn sáng. Em thường mua quà sáng 1.000 đồng/ ngày. Số tiền còn lại em mua truyện và quà tặng bạn ngày sinh nhật. Em có thể để dành tiền được không?

Trả lời:

  • Nếu chi tiêu không hợp lí em sẽ không để danh được tiền.

  • Nếu chi tiêu hợp lí em sẽ để dành được.

  • Ví dụ:

    • 1 tháng có 30 ngày em sẽ để dành được 15.000 đồng.

    • Mua truyện hết 5.000 đồng. Mua quà tặng bạn hết 5.000 đồng. Em vẫn tiết kiệm được 5.000 đồng/ 1 tháng.

Lời kết

Sau khi học xong bài Thực hành: Bài tập tình huống về thu chi trong gia đình, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Nắm vững các kiến thức cơ bản về thu, chi trong gia đình.

  • Xác định được mức thu và chi của gia đình trong một tháng, một năm

  • Lập được kế hoạch chi tiêu cho bản thân.