Bài 23. Cơ cấu dân số

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Cơ cấu sinh học

1. Cơ cấu dân số theo giới

- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan với giới nam so với giới nữa hoặc so với tổng dân số (Đơn vị : %)

- Công thức: \(T_{NN}=\dfrac{D_{nam}}{D_{nữ}}\)

       + Trong đó:

                 TNN: Tỉ số giới tính                 

                 Dnam: Dân số nam

                 Dnữ: Dân số nữ.

- Đặc điểm:

      + Cơ cấu dân số theo thời gian biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

     + Ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ.

Tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam giai đoạn 1999 - 2018.

- Nguyên nhân chủ yếu:

      + Trình độ phát triển, kinh tế - xã hội;

      + Tai nạn;

      + Tuổi họ trung bình;

      + Chuyển cư,...

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo giới: Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sóng xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

- Phân loại: có ba nhóm tuổi trên thế giới:

      + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

      + Nhóm tuổi lao động:15 - 59 (đến 64 tuổi).

      + Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.

Cơ cấu dân số Việt Nam năm 2016 được gọi là cơ cấu dân số vàng.

- Tác động của cơ cấu dân số theo giới:

     + Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

                Thuận lợi: Lao động dồi dào.

                Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

      + Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.

                Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao

                Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

- Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số( hay tháp tuổi). 

- Tháp dân số (tháp tuổi): 

      + Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.

      + Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

      + Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

@66672@@11841@

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động

Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a. Nguồn lao động

- Khái niệm: Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

- Phân loại:

      + Nhóm dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

      + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp

- Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

  ⇒ Xu hướng hiện nay là tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I

@66674@

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

- Đặc điểm:

      + Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

     + Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

TỈ LỆ BIẾT CHỮ (TỪ 15 TUỔI TRỜ LÊN) VÀ SỐ NĂM ĐẾN TRƯỜNG (TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN) TRÊN THỂ GIỚI, NĂM 2000

Các nhóm nước

Tỉ lệ người biết chữ (%)

Sô năm đi học

Các nước phát triển

>90

10,0

Các nước đang phát triển

69

3,9

Các nước kém phát triển

46

1,6

- Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

   + Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

   + Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

1. Cơ cấu dân số thế giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. 

2. Cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sóng xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.

3. Cơ cấu dân số xã hội cũng phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.