Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước

- Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
- Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, HDI thấp.
- Các nước phát triển thì ngược lại.
- Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs).

II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước

- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Bảng số liệu về GDP bình quân đầu người (giá thực tế) của một số nước phân theo nhóm nước trên thế giới năm 2014 (Đơn vị: USD)

Các  nước phát triển

Các nước đang phát triển

Tên nước

GDP/người

Tên nước

GDP/người

Đan Mạch

61331

Cô-lôm-bi-a

7918

Thụy Điển

58900

An-ba-ni

4589

Ca-na-đa

50185

In-đô-nê-xi-a

3500

Anh

46279

Ấn Độ

1577

Niu Di-lân

443800

E-ti-ô-pi-a

574

- Trong cơ cấu kinh tế
      + các nước phát triển: khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
      + các nước đang phát triển: tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
- Tuổi thọ trung bình các nước phát triển > các nước đang phát triển.
- HDI các nước phát triển > các nước đang phát triển.

Bảng số liệu về xu hướng thay đổi chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước qua các năm

Nhóm nước

1990

2000

2010

2014

Các nước phát triển

0,785

0,834

0,872

0,711

Các nước đang phát triển

0,513

0,568

0,642

0,660

Các nước kém phát triển

0,348

0,399

0,484

0,502

Thế giới

0,597

0,641

0,697

0,711

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
        + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao.
        + Bốn trụ cột
              * Công nghệ sinh học.
              * Công nghệ vật liệu.
              * Công nghệ năng lượng.
              * Công nghệ thông tin.
→ Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.