Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Liên Xô

1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1945 - 1950

a. Hoàn cảnh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước chiến thắng nhưng phải chịu những hậu quả tổn thất nặng nề: hơn 27 triệu người chết; 1710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc bị tàn phá; gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp và 65.000km đường sắt bị tàn phá.

-> Chiến tranh tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.

- Bên ngoài, các nước đế quốc phát động “chiến tranh lạnh” bao vây kinh tế, cô lập về chính trị… chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

- Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950).

Tổn thất đau thương của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai
Tổn thất đau thương của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai

 

@54651@

b. Thành tựu

- Trong quá trình xây dựng đất nước, Liên Xô đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ tư, vượt mức trước thời hạn 9 tháng.

+ Công nghiệp: đến năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh.

+ Nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh.

+ Xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Khoa học - kĩ thuật: năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

c. Nguyên nhân đạt được thành tựu

- Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Liên Xô với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một đất nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh.

- Nhờ tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của nhân dân Liên Xô.

- Liên Xô biết dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.

- Liên Xô tranh thủ được những thành tựu về khoa học kỹ thuật của thế giới.

Quốc kì Liên Xô
Quốc kì Liên Xô

2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của Chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) 

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Liên Xô bị các nước tư bản phương Tây chống phá về kinh tế, chính trị, quân sự.

- Liên Xô phải chịu chi phí lớn cho quốc phòng, để bảo vệ nền an ninh và thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b. Những thành tựu cơ bản

- Kinh tế:

+ Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ. Giữa thập niên 70, chiếm gần 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Về nông nghiệp, năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha.

- Khoa học kĩ thuật:

+ Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học kĩ thuật thế giới, đặc biệt ngành khoa học vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.

Ngày này năm xưa: Người Liên Xô lập kỳ tích chấn động lịch sử thế giới
Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ ngày 12/4/1961

- Quân sự: Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước đế quốc. Năm 1972, Liên Xô chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.

- Chính trị: trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định, khối đoàn kết trong Đảng Cộng sản và giữa các dân tộc trong Liên bang được duy trì.

- Đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do cho các dân tộc. Là nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô được coi là thành trì của hòa bình thế giới và chỗ dựa của cách mạng thế giới.

@80467@

II. Đông Âu

1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu 1944 - 1946

a. Giai đoạn 1944 - 1945

- Lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy kích quân đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang các nước Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân.

+ Cộng hòa nhân dân Ba Lan (1944), Cộng hòa nhân dân Rumani (1944), Cộng hòa nhân dân Hunggari (1945), Cộng hòa Tiệp Khắc (1945), Cộng hòa nhân dân Liên bang Nam Tư (1945), Cộng hòa nhân dân Anbani (1945), Cộng hòa nhân dân Bungari (1946).

+ Riêng Đông Đức, với sự giúp đỡ của Liên Xô, tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập.

Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

b. Giai đoạn 1945 - 1949

- Các nước Đông Âu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân mà ngày nay thường gọi là cách mạng dân tộc dân chủ.

+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Tiến hành cải cách ruộng đất.

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

2. Các nước Đông Âu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX (đọc thêm)

III. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa 

1. Cơ sở hình thành

- Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin là nền tảng tư tưởng.

- Đều có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2. Sự hợp tác 

- Về quan hệ kinh tế:

+ Ngày 8/1/1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập gồm các nước Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc, sau này có thêm các nước Cộng hòa Dân chủ Đức (1950), Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hòa Cu-ba (1972), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).

+ Mục đích của SEV: giúp đỡ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước thành viên, hỗ trợ nhau trong nghiên cứu khoa học.

+ Thành tựu của SEV: làm tốc độ công nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa tăng trưởng 10%/năm. Thu nhập quốc dân (1950 - 1973) tăng 5,7 lần. Liên Xô cho các nước trong khối vay 13 tỷ rúp, viện trợ không hoàn lại 20 tỷ rúp.

+ Những hạn chế của SEV: hoạt động “khép kín” không hòa nhập được với kinh tế thế giới đang ngày càng được quốc tế hóa cao độ. Nặng trao đổi hàng hóa mang tính chất bao cấp. Cơ chế quan liêu bao cấp. Phân công sản xuất chuyên ngành có chỗ chưa hợp lí.

Logo Hội đồng kinh tế SEV

- Về quan hệ chính trị và quân sự:

+ Ngày 14/5/1955, các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani, Tiệp Khắc đã họp tại Vác-sa-va cùng nhau kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ đánh dấu sự ra đời của tổ chức Vác-sa-va.

+ Mục tiêu: thành lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Vai trò của tổ chức Vác-sa-va: giữ gìn hòa bình, an ninh ở Châu Âu và thế giới. Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vào đầu những năm 70.

@80444@