Văn mẫu lớp 8

Lê hoàng phát
Xem chi tiết
Amee
31 tháng 3 2021 lúc 21:26

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/giai-thich-cau-tuc-ngu-sau-con-mua-troi-lai-sang-faq445929.html

Bình luận (0)
H T T
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 3 2021 lúc 23:34

Tham khảo nha em:

Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

Bình luận (0)
Phan Đăng Nhật Minh
Xem chi tiết
Phan Đăng Nhật Minh
30 tháng 3 2021 lúc 20:18

giúp nhanh với nhé

Bình luận (0)
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:04

trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm   cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm  để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa".   Đối với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập.   Thử hỏi lúc bấy giờ có mấy ai đc như vậy?

Bình luận (2)
Hoàng MinhhAnh
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
24 tháng 3 2021 lúc 14:19

Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.

Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

 

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Bình luận (1)
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
23 tháng 3 2021 lúc 20:40

#Tham khảo!

Em gái yêu dấu của chị!

Lời đầu thư, chị muốn gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến em. Đã lâu rồi, chị em mình không dành thời gian để trò chuyện với nhau qua những lá thư tay. Đúng là sự hiện đại của công nghệ đã khiến chúng ta lười đi phải không em? Vậy nên, hôm nay, chị muốn viết cho anh một lá thư để chia sẻ cho em để chia sẻ đôi điều. Chị tin chắc rằng, khi đọc lá thư này, em sẽ cảm nhận được sự trân trọng của chị dành cho em, cũng như có thời gian để suy ngẫm về những điều chị sắp chia sẻ.

Thời điểm chị viết lá thư này là những ngày mà đất nước mình cùng với cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Một đại dịch khủng khiếp đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Nhưng trong cơn đại dịch khủng khiếp này, chị đã học được rất nhiều bài học có ý nghĩa. Đại dịch không chỉ gây ra những thiệt hại về tính mạng con người và lợi ích kinh tế. Hãy thử nhìn theo chiều hướng tích cực, nó cũng để lại cho con người nhiều bài học nhận thức.

Đầu tiên, Covid-19 đã giúp chúng ta nhìn nhận lại thái độ sống của bản thân. Trong cuộc sống, chắc hẳn nhiều người luôn lấy lý do rằng còn rất nhiều thời gian để thực hiện việc này, việc kia để trì hoãn công việc mà mình muốn làm lại. Chỉ khi đại dịch xảy ra và cướp đi tính mạng của quá nhiều người trong phút chốc, con người mới nhận ra, sự sống thật ra quá ngắn ngủi. Thời gian mà chúng ta cho rằng vẫn còn nhiều ấy rồi đến một lúc nào đó sẽ chẳng còn. Từ đó, chúng ta biết trân trọng thời gian hơn, biết cố gắng để sống hết mình.

Em gái yêu quý của chị, có lúc nào em có thấy thời điểm cách ly toàn xã hội đã trôi qua thật vô nghĩa không? Rất nhiều người đã luôn cảm thấy bức bối và khó chịu khi phải ở trong nhà quá nhiều. Họ bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình khi không biết phải làm gì trong một ngày. Hoặc họ phải lặp đi lặp lại những công việc giống nhau liên tiếp qua các ngày. Riêng với chị em mình thì không như vậy. Chúng ta đã có những phút giây thật ý nghĩa bên bố mẹ phải không? Em đã có thời gian chơi cờ cùng bố - điều mà em luôn khao khát trước đây, nhưng vì bố quá bận rộn công việc mà không có thời gian chơi cùng em. Còn chị cũng được học hỏi từ mẹ cách làm bánh, nấu ăn. Cả gia đình mình đã có những bữa cơm thật đầm ấm, những phút giây trò chuyện thật vui vẻ. Cách ly xã hội đã giúp mỗi người biết tận hưởng cuộc sống và nhận ra rằng gia đình vô cùng quan trọng. Hạnh phúc đôi khi cũng đến từ những điều giản đơn. Và tình cảm gia đình là điều quan trọng nhất đối với con người.

Cuối cùng, trong đại dịch, chúng ta cũng đã nhận ra được một vấn đề vô cùng quan trọng với thế giới - ô nhiễm môi trường. Nhiều thành phố sau khi tiến hành giãn cách xã hội đã giảm thiểu được lượng ô nhiễm không khí. Nhiều dòng sông cũng trở nên xanh trong hơn. Quan trọng nhất, con người đã nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên và có ý thức bảo vệ hơn. Vấn đề bảo vệ môi trường là một vấn đề luôn luôn nóng bỏng, nhưng phải trong đại dịch, chúng ta mới ý thức về nó hơn.

Còn rất nhiều bài học mà chị đã nhận ra sau đại dịch, nhưng trên đây là những điều quý giá nhất. Chị hy vọng, khi đọc lá thứ này, em sẽ hiểu được những điều mà chị muốn chia sẻ.

Cuối thư, chị chúc em học tập thật tốt, nhớ nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng dịch. Chị và em hãy cùng đặt niềm tin vào đất nước với quyết tâm chiến thắng đại dịch.

Chị gái của em

Hà Trang

Nguyễn Hà Trang

Bình luận (5)
zanggshangg
23 tháng 3 2021 lúc 20:41

Hà Nội ngày ... tháng ... năm 2021

Anh ... thân mến !

Em chào anh , anhcó còn nhớ em không? Em là...- Em trai bé bỏng của anh đây. Chắc anh bất ngờ lắm khi nhận được thư của em nhỉ ? Hôm nay em viết thư này thứ nhất là để hỏi thăm anh, thứ hai là hỏi về tình hình dịch bệnh bên đó.

Dạo gần đây, đại dịch Covid-19 đang hoành hành anh ... nhỉ? Vì nó mà không biết bao nhiêu người phải chịu nhiều mất mát lớn. Thế nhưng, ở nước ta, nhiều người vẫn chưa tuân thủ luật lệ Covid-19. Trong số đó có cả anh. Tháng vừa rồi, anh về nước thăm gia đình và em nhận thấy anh cũng ở trong số những người đó. Khi anh dẫn em đi công viên, anh không đeo khẩu trang. Anh cũng thường xuyên đi chơi liên tục với bạn bè, đi cà phê, xem phim,.... và đương nhiên anh cũng không mang theo khẩu trang. Sau đó anh còn rất lười rửa tay, khi mẹ hay bố nhắc thì anh chỉ rửa qua loa cho xong.

Anh ... ơi! anh hãy nhớ rằng, Covid-19 vẫn xuất hiện liên tục xung quanh ta! Anh phải nghe lời bố mẹ và em mà tuân thủ những quy tắc, luật lệ ấy! Em chỉ mong anh trai của em được khỏe mạnh mà thôi !

Thôi, cũng đến giờ cả nhà ăn cơm rồi, em xin dừng bút tại đây. Chúc anh một năm an lành, mạnh khỏe anh nhé! Em yêu anh hai rất nhiều!

Em của anh

Ký tên  

 

Bình luận (1)
Vĩ Vĩ
Xem chi tiết
︵✰Ah
Xem chi tiết
Quang Nhân
14 tháng 3 2021 lúc 20:48

Em tham khảo nhé !

Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng. Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do.

Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

 

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kỳ diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đẫy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do: Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

Bình luận (0)

Tham khảo :https://doctailieu.com/khi-con-tu-hu-the-hien-niem-khat-khao-tu-do-chay-bong

Bình luận (0)
Hquynh
14 tháng 3 2021 lúc 20:49

Tham khảo

Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng. Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do.

Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó. Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

  

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kỳ diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đẫy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do: Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim: Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do. Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình

Bình luận (0)
︵✰Ah
Xem chi tiết
Hquynh
14 tháng 3 2021 lúc 20:46

Tham khảo

Những nét đẹp trong tâm hồn của Bác thể hiện qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường và Tức cảnh Pác Bó:

- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:

+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".

+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".

=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:

+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:

"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

 

Nguyệt tòng song thích khán thi gia"

Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.

- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.

+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:

"Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu"

Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình. 

-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.

=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

Bình luận (0)
︵✰Ah
14 tháng 3 2021 lúc 20:48

Sai rồi ^Quỳnh Nguyễn A.R.M.Y^

 Cop phải đúng chứ !
Cả ba bài rồi ra 1 kết luận chứ có phải từng cái 1 đâu ?

Bình luận (0)
Kiên Đặng
Xem chi tiết
Etermintrude💫
14 tháng 3 2021 lúc 13:18

Khi con tu hú

1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp và cuộc đời hiến dâng cho Cách mạng

- Nhận định chung về “Khi con tu hú”: “là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)

2. Thân bài

a. Cảnh đất trời vào hè

- Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui

- Bên cạnh đó có nhiều màu sắc

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

- Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết

- Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

b. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

3. Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng

Tức cảnh Pác Bó

 

1. Mở bài

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ

- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy

2. Thân bài

a. Câu thơ đầu (câu khai)

- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:

+ Nơi ở: trong hang

+ Nơi làm việc: suối

+ Thời gian: sáng- tối

+ Hoạt động: ra- vào

⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng

b. Câu tiếp (câu thừa)

- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng

+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng

+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả

⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc

c. Câu thứ ba (câu chuyển)

- Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn

- Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng

⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào

d. Câu cuối (câu hợp)

- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:

+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích

+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác

⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác

3. Kết bài

- Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản

- Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người

Ngắm trăng

 

1. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu bài thơ.

Tập thơ "Nhật kí trong tù" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, khi bác bị bắt ở Quảng Tây, Trung Quốc và bị giải tới giải lui 30 nhà giam trong 13 huyện của tỉnh. Trong đó, bài thơ "Ngắm trăng" tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và toát lên tinh thần ung dung của Bác trong hoàn cảnh tù đầy.

2. Thân bài

a) Hai câu đầu

Câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong tù không có rượu cũng chẳng có hoa. Câu thơ không có hàm ý phàn nàn về sự thiếu thốn trong tù đầy bởi chẳng có nhà tù nào lại nhân đạo đến mức đem rượu và hoa đến cho người tù thưởng thức và ngắm trăng. Bác nói đến rượu và hoa ở đây như một nhu cầu của thi nhân. Các thi nhân xưa thường uống rượu trước hoa mà thưởng trăng trong lúc tâm hồn thư thái như Nguyễn Trãi viết:

"Đêm thu hớp nguyệt nghiêng chén"

còn Bác lại ngắm trăng trong tù, không có rượu và hoa nên câu thơ có ý nuối tiếc, vì không có rượu và hoa để cuộc thưởng trăng được mười phần viên mãn. Nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh tù đầy còn cho thấy cái tự do nội tại, sự thư thái và ung dung của Bác.

Câu hai là sự bối rối, xốn xang của Bác trước đêm trăng đẹp:

"Đối thử lương tiêu nại nhược hà"

Mặc dù không có rượu và hoa để thưởng trăng nhưng Người vẫn không thể cầm lòng trước cảnh đẹp đêm trăng và cảm hứng thi sĩ vẫn bốc cao, vẫn khao khát được thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng.

b) Hai câu sau

Người đã thả hồn ra ngoài song sắt của nhà tù để tự do chiêm ngưỡng vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời. Giữa người và trăng có cái song sắt nhà tù vậy mà Người vẫn giao hòa với vầng trăng. Đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần hết sức ngoạn mục của Bác.

Còn vầng trăng cũng như vượt qua song sắt của nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Hai câu thơ tạo thành những cặp đối rất chỉnh trong từng câu và giữa hai câu: "nhân- nguyệt, minh nguyệt- thi gia" làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng như có gương mặt, ánh mắt, tâm hồn cùng phép đối đã cho thấy với Bác Hồ, trăng hết sức gắn bó thân thiết và trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do lãng mạn. Ở giữa hai đối cực đó là song sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc thưởng trăng này, song sắt của nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa. Đọc hai câu thơ, ta cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, ghẻ lở, muỗi rệp..., bất chấp cái song sắt thô bạo của nhà tù để tìm đến "đối diện đàm tâm" với vầng trăng tri kỉ.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ

Bài thơ "Ngắm trăng" vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên sâu sắc, mạnh mẽ - môth biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Vì vậy, có thể nói đằng sau những câu thơ là một tinh thần thép vượt lên trên tất cả.

Bình luận (0)
Trần Hà Thư
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 3 2021 lúc 20:29

Tham khảo?

Mỗi loại cây, mỗi loại hoa lại được gắn cho một biểu tượng thiêng liêng cao quý nếu hoa đào là sứ giả của mùa xuân, hoa cúc tượng trưng cho lòng hiếu thảo, hoa sen đại diện cho đức phật thanh cao…Thì hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, loài hoa được nhiều người yêu thích.

     Từ rất xa xưa Bun-ga-ri được coi là xứ sở của hoa hồng, là loài cây này được trồng nhiều ở các vùng ôn đới, sau đó lan rộng sang các vùng nhiệt đới. Ở nước ta hoa hồng được trồng rộng rãi khắp cả nước với nhiều giống khác nhau.

Hoa hồng thuộc loại thân thảo có nhiều gai, thân nhỏ, lá có răng cưa xòe ra ba cánh. Nụ hoa bằng khoảng đốt ngón tay khi hoa bung nở cánh hoa giấy, xếp so le ôm ấp nhị vàng có nhiều loại hồng. Hồng bạch màu trắng tinh khôi, hồng nhung cánh đỏ thẫm, hồng vàng sắc rực rỡ. Nếu xét về nguồn gốc thì có hoa hồng cơ cây nhỏ, hoa nhỏ ít cành màu đỏ rất đẹp thường được trồng trong chậu.

Hoa hồng có màu đỏ thẫm nhiều cành, sai hoa người ta thường bày đĩa để thờ cúng. Hoa hồng Bạch Tuyền, cây trung bình, ít hoa, ít cánh thường làm thuốc trị ho cho trẻ con hoa hồng Nhung được chuyển về từ Đà Lạt bông to đỏ thẫm. Lá to bông ít gai thường được dùng trong các buổi lễ trọng đại như cưới hỏi, ngày tết, sinh nhật. Còn loại hoa hồng dại (tầm xuân) sai hoa thân bò dại mọc dại ở nhiều nơi, nhiều gai thường tôn lên cảnh sắc mùa xuân rực rỡ ở các miền thôn quê nhất là trong lễ hội, du khách ngắm cảnh du xuân miền quê.

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu và vì hoa đẹp nên được dùng trang trí trong những buổi lễ quan trọng. Các buổi lễ thành hôn, sinh nhật, lễ tình yêu, trai gái tặng hoa biểu hiện tình yêu đôi lứa không thể thiếu hoa hồng. Còn khi con cái tặng mẹ, học sinh tặng thầy cô…Thì hoa lại là biểu hiện cho tình yêu và lòng kính trọng. Nhiều người còn kỳ công chọn đúng số hoa đẹp trùng tuổi với số người tặng. Ở nước ngoài người ta còn dùng cánh hoa hồng pha chế nước hoa hoặc giải cánh hoa hồng vào nước tắm…Hoa hồng ép khô trong trang vở cũng rất đẹp được nhiều bạn gái ưa chuộng.

Cây hoa hồng cho hoa đẹp vào mùa xuân, hoa hồng được cắt cành cắm vào các lọ nhỏ hoặc có thể trồng cả khóm trong chậu. Xong phải chăm sóc thường xuyên bón thúc nhiều phân cây hoa hồng ưa đất ẩm xong không được nhão ướt, nhiều ánh sáng. Mỗi năm sau mùa thu hoạch nên đến phớt cành tức là cắt bớt đầu cành cho cây đâm  ra nhiều cành mới bởi hoa hồng chỉ cho hoa ở đầu cành. Muốn cho hoa nở đúng dịp tết nguyên đán, người ta đốn phớt đầu tháng mười một âm lịch còn sau vài năm lại đốn đau một lần tức là chặt sát gốc cho cây mọc chồi non làm trẻ hóa cây hoa hồng.

Có nhiều cách nhân giống cây hoa hồng bằng cách chiết cành hoặc giâm cành nếu giâm cành thì chọn đoạn thân dài khoảng 20-30cm dâm vào mùa xuân cho đoạn thân bắt với nhịp sống của cây một cách thuận lợi dùng vôi nước quét lên trị sâu bệnh, lấy nilon quấn chặt tránh nước mưa thâm nhập vào cành. Còn chiết cành thì người ta bó bầu bằng rễ bèo tây khô tẩm nước với bùn rác. Cắt ngậm 2/3 cành dễ cành được triết sẽ đâm ra rất nhanh khi nào cành nhiều rễ người ta sẽ cắt đứt phần nối với thân cây để trồng gốc mới.

Hoa hồng ít bị sâu bệnh chỉ có bệnh nấm phấn trắng là thường gặp nhất nó khiến thân ngọn rụt lại, lá xoăn và bé đi, hoa không nở được vì cây phải dùng thuốc sâu đặc trị hoặc khi phát hiện sớm cành nào, cây nào chớm bệnh thì chặt sát gốc giống như đốn đau rồi đem đốt tránh lây lan.

     Hoa hồng là loài hoa đặc biệt có ý nghĩa dành cho tình yêu và lòng kính trọng. Có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người đồng thời cũng đem lại nguồn thu nhập mới cho các nhà vườn.

Bình luận (1)
Hquynh
12 tháng 3 2021 lúc 20:31

Tham khảo nha

Hoa hồng được coi là loài hoa đẹp nhất trong các loại hoa bởi nó tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt.Hoa hồng như cái tên của nó – rất đẹp, nhưng cũng rất "nhọn". Từ gốc đến ngọn được bao trùm bởi gai nhọn. Lá hoa hồng tròn trịa được viền răng cưa xung quanh. Nụ hồng chúm chím thường được như đôi môi đỏ hồng của các cô thiếu nữ. Dĩ nhiên, Hoa hồng còn đẹp bởi mùi hương quyến rũ, mê hoặc. Hương hoa hồng vô cùng dễ chịu, nồng nàn, lan tỏa…Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ. Truyền thuyết về hoa hồng gắn liền với truyền thuyết về tình yêu của thần thánh. Hoa hồng không chỉ là nữ hoàng các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ, mà còn là một dược phẩm quý của thiên nhiên với những công dụng làm đẹp. "Hoa hồng có gai" vinh dự được gán cho những người đẹp.Trong khi mỗi loài hoa đều có một câu chuyện tuyệt vời để kể, hoa hồng lại riêng biệt với vô vàn truyền thuyết và ý nghĩa. Nhiều đến độ chúng ta không thể không dành cho hoa hồng một cách đối xử ưu ái và một không gian riêng biệt với những biểu tượng phong phú của mình.Được sử dụng từ hàng trăm năm nay để truyền tải thông điệp tình yêu phi ngôn ngữ, hoa hồng là một biểu tượng của niềm tin. Cụm từ tiếng Latinh sub rosa – dưới hoa hồng, ám chỉ một điều đang được giữ trong bí mật.Chưa kể tới màu sắc, vẻ đẹp độc nhất vô nhị của hoa hồng và hương thơm tinh tế của nó khơi gợi niềm vui cho người nhận và sự ganh tỵ từ những người khác. Nếu bạn đang tìm một cách để thêm chút truyền cảm từ nỗi đam mê thầm lặng của mình, chúng ta hãy cùng xem hàng loạt những ý nghĩa được kết hợp với màu sắc của hoa hồng.

Bình luận (0)