Văn mẫu lớp 6

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huy Toàn
9 tháng 4 2022 lúc 20:16

này lớp 8 hay 9 đây:))?

Bình luận (9)
Đỗ Tuệ Lâm
9 tháng 4 2022 lúc 21:31

Câu 1:

Mở bài : em tự làm nha.

Có một số gợi ý cho em ở phần thân bài:

1/

- Làm rõ vấn đề : " Nêu lên cuốn sách mà mình muốn viết và cảm nhận nó trong bài văn này"

- Vd : cuốn sách Đắc nhân tâm của Dale Carnegie . 

Cảm nhận nêu lên suy nghĩ của mình khi đọc xong cuốn sách này:

-> mẫu:

- Không còn nữa khái niệm giới hạn,

-  Đắc Nhân Tâm là nghệ thuật thu phục lòng người, là làm cho tất cả mọi người yêu mến mình. 

- Đắc nhân tâm chỉ ra cái Tài trong mỗi người chúng ta. 

- Đắc Nhân Tâm trong ý nghĩa đó cần được thụ đắc bằng sự hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới.

Đúc kết:

--> Đây chính là nghệ thuật cao nhất về con người và chính là ý nghĩa sâu sắc nhất đúc kết từ những nguyên tắc vàng của Dale Carnegie.

+ Nó đã truyền cảm hứng .... hạnh phúc ( bê chỗ đề xuống ).

2/

- Phân tích cuốn sách này ( e có thể tham khảo trên mạng nhé )

- Đưa ra quan điểm cá nhân:

Mẫu : 

+ Tôi đọc sách, tôi có kiến thức vậy tại sao bạn lại không?

+ Hãy là một con người có nhiều kiến thức , kiến thức mang lại cho ta rất nhiều lợi ích , có kiến thức ra đời làm việc gì cũng sẽ có thể thành công.

+ Còn nếu không , bạn là một con người chưa đủ giá trị cơ bản của một con người .

+ .... ( thêm ý của em vào nếu có )

3/ 

Đưa dẫn chứng:

Câu nói của một ai đó và bàn luận :

mẫu:

Tạ Minh Trãi từng nói : Hãy cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi có thể nói cho bạn biết bạn là người như thế nào.” Quả thực đúng như thế , một cuốn sách bạn đang đọc có thể phản ánh bạn là người như thế nào?

+ Thế nếu bạn không đọc sách , tôi chỉ có thể biết bạn là một con người kém cỏi không có kiến thức rộng như những người đọc sách .

+ Đắc nhân tâm không phải cuốn sách hay nhất , cũng không phải cuốn sách bán chạy nhất nhưng nó đã truyền cảm hứng cho tôi , cho tôi đến với một thế giới đầy kiến thức quyến rũ lấy trái tim và đầu óc của tôi.

4/

Đưa ra cách đọc sách hay cho các bạn bằng quan điểm của bản thân:

Mẫu:

+ Con người ta ai cũng đọc sách hoặc xem tin tức thường nhật, nhưng có lẽ ít ai hiểu được mức độ ảnh hưởng của những gì được đưa vào trí óc mỗi ngày.

= > Bởi thế ta phải đọc sách bằng một phương pháp đúng đắn cho bản thân.

+ Không cắm đầu chỉ biết đọc sách mà quên đi những điều thú vị trong cuộc sống , 

+ Đọc sách và cảm nhận nó bằng trái tim của bản thân.

Kb : 

+ Khẳng định giá trị của sách

+ Truyền cảm hứng đọc sách từ bản thân cho mọi người

+..

Bình luận (1)
Dodang ghét
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
8 tháng 4 2022 lúc 12:54

người con

Bình luận (2)
hoàng bảo nam
8 tháng 4 2022 lúc 12:54

nhà làm thơ

Bình luận (0)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
8 tháng 4 2022 lúc 12:57

Người con

Bình luận (0)
Dodang ghét
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
8 tháng 4 2022 lúc 12:52

nói về người con

Bình luận (0)
hoàng bảo nam
8 tháng 4 2022 lúc 12:52

con người hoặc động vật

Bình luận (1)
băng
8 tháng 4 2022 lúc 12:53

con người nha 

Bình luận (0)
Dodang ghét
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
8 tháng 4 2022 lúc 12:41

Tham khảo:
 

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

2. Thân đoạn

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

3. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

Bình luận (0)
hoàng bảo nam
8 tháng 4 2022 lúc 12:41

2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

3. Bố cục: 

- Phần 1 (5 khổ đầu): Gấu con bị loài vật khác trêu chọc về chân vòng kiềng.

- Phần 2 (Còn lại): Gấu con sau nghe mẹ giải thích rất tự tin vào chân vòng kiềng của mình.

4. Giá trị nội dung: 

Gấu con chân vòng kiềng nêu lên vấn đề về ngoại hình của con người. Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ năm chữ cùng các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, hoán dụ,...

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cách đối xử của các loài vật khác với gấu con chân vòng kiềng

- Hoàn cảnh gặp gỡ: 

+ Gấu con đi dạo trong rừng nhỏ, nhặt những quả thông.

+ Đột nhiên bị một quả thông rụng vào đầu, vấp chân ngã.

- Thái độ của các loài vật:

+ Con sáo: Hét thật to trêu chọc. "Ê gấu, chân vòng kiềng/ Giẫm phải đuôi à nhóc!".

+ Cả đàn 5 con thỏ: Núp trong bụi hùa theo, hét thật to "Đến xấu!".

+ Tất cả: đều chê bai "Gấu con chân vòng kiềng/ Đi dạo trong rừng nhỏ..."

→ Số lượng động vật chê bai tăng dần: một con sáo → 5 con thỏ → Tất cả khu rừng. 

→ Điệp ngữ: "Gấu con chân vòng kiềng" nhấn mạnh đặc điểm của gấu con là có đôi chân vòng kiềng.

Dấu ba chấm cuối câu tạo độ mở, dư âm của tiếng trêu đùa còn theo mãi cho đến khi gấu về nhà.

=> Nếu như một người có suy nghĩ ác ý thì sau đó sẽ lan ra rất nhiều người. Sự ác ý xuất phát từ những điều nhỏ nhất.

2. Diễn biến tâm lí của gấu con chân vòng kiềng

* Khi vừa đi dạo: rất vui vẻ, yêu đời "Hát líu lo, líu lo." → Từ láy, điệp từ thể hiện sự hồn nhiên, yêu đời của gấu con.

* Khi gặp tai nạn: "luống cuống, vướng chân", "ngã nghe cái bộp" → Từ láy, câu cảm thán thể hiện sự luống cuống, bối rối của chú gấu.

* Khi bị trêu chọc về ngoại hình: 

- Chạy về mách mẹ "Vòng kiềng thật xấu hổ/ Con thà chết còn hơn" → Chạy về với tình thương yêu, với gia đình.

- Nấp sau cánh tủ, tủi thân khóc to "Cả khu rừng này chê/ Chân vòng kiềng xấu, xấu!"

→ Sự tủi thân, uất ức, xấu hổ của gấu con về ngoại hình của mình.

* Sau khi nghe mẹ gấu giải thích: 

- Mẹ gấu giải thích: 

+ Khen chân đẹp "Chân của con rất đẹp,/ Mẹ luôn thấy tự hào!"

+ Không chỉ có mình con chân vòng kiềng, đây là nét di truyền "Chân mẹ vòng kiềng nhé/ Cả chân bố cũng cong" và cả ông nội.

+ Nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: Hoán dụ "Vòng kiềng giỏi nhất vùng/ Chính là ông nội đấy!"

- Tâm trạng gấu con:

+ Bình tâm trở lại ngay.

+ Ăn bánh mật.

+ Kiêu hãnh bước ra hét to "Chân vòng kiềng là ta/ Ta vào rừng đi dạo!"

→ Thái độ: tự hào, không quan tâm lời người khác phê bình về ngoại hình. Nhận thấy rằng vòng kiềng không có gì là xấu.

=> Khẳng định ngoại hình không quan trọng bằng tài năng, tâm hồn.

Bình luận (0)
kodo sinichi
8 tháng 4 2022 lúc 12:44

Tham khảo:
 

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ

2. Thân đoạn

- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả

- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ.

3. Kết đoạn

Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn).

Bình luận (0)
Quốc Bảo Thái
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
24 tháng 3 2022 lúc 20:24

TK

Tôi nhớ mỗi khi mùa thu hoạch lúa về, không khí ở làng quê tôi náo nhiệt hơn hẳn. Cả cánh đồng lúa giờ đây đã được thay áo mới, từ mau xanh ngút ngàn như trước đây, nó được khoác lên mình chiếc áo màu vàng của nắng. Những bông lúa oằn mình đi vì đang cõng trên mình những hạt lúa vàng óng, hạt nào hạt nấy mẩy căng tròn. Trên những con đường làng quen thuộc, là những chiếc xe thồ, xe cải tiến chất đầy những bông lúa. Trên cánh đồng, là những người nông dân đang cắt những bó lúa nặng trĩu trên tay, giọt mồ hôi rơi chảy nhễ nhại cả khuôn mặt, chiếc áo ướt nhẹp mồ hôi,…vất vả, khó nhọc là thế nhưng trên mặt ai nấy cũng đều nở nụ cười tươi rói, bởi “vụ này làng ta được mùa”. Đó là thành quả sau những ngày tháng cấy hái và chăm nom cẩn thận, ai cũng hạnh phúc vì điều đó. Phía xa xa đằng kia là những cánh đồng đã cắt lúa rồi, xuất hiện những chú cò đi kiếm ăn, mổ những hạt lúa rớt lại trên ruộng. Ánh nắng vàng đang trải dài trên những mảnh ruộng lúa chưa cắt xong, những cơn gió nhẹ thổi qua như đang lau đi những giọt mồ hôi còn đọng lại trên mặt của những người nông dân cần mẫn. Mùa gặt về đi ngoài đường là ta biết ngay, những con đường làng trải đầy rơm, mùi thơm của rơm, của lúa mới quẩn quanh sắp xóm làng, mọi ngóc ngách nhỏ. Trên sân của mỗi ngôi nhà là những hạt lúa vàng ươm đang được phơi cho no nắng, nó như mang màu nắng, màu của mùa vụ đã và đang về.

Bình luận (0)
Lương Phung
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 3 2022 lúc 6:32

chi tiết kỳ ảo:

 Một đêm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo:

          - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

tác dụng : ẩn dụ chi tiết  Lang Liêu để nói đến chúng ta ngày nay , làm việc gì có khó khăn ta cũng đều có người giúp đỡ, đồng thời ta phải làm người tốt chắc chắn ta sẽ gặp điều tốt.

Bình luận (0)
cây kẹo ngọt
16 tháng 3 2022 lúc 21:38

hỏi j vậy e

Bình luận (2)
sawa naxai ki moria
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
12 tháng 3 2022 lúc 14:13
tham khảo

Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Tú Vi
Xem chi tiết
Dark_Hole
24 tháng 2 2022 lúc 11:05

Tham khảo: 

Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình quý tộc. Tago có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ông hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều lĩnh vực.

Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca khúc và hơn 1500 bức họa. Với tập Thơ Dâng, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính nhân văn và tính
trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của phương Đông.

Mây và sóng (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi) lúc đầu được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của Tago đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm của em bé chính là Mẹ.

Bài thơ gồm hai cảnh. Cảnh một: mây rủ bé đi chơi xa. Cảnh hai: sóng rủ bé đi chơi xa. Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng tượng mà rất thực.

Em bé từ chối lời rủ rê của mây. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển). Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.

Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.

Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, song sự hấp dẫn của chúng khác hẳn nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi trên mây và trò chơi trong sóng cũng khác nhau.

Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng tượng… Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên nhiên muôn màu sắc.

Chúng ta hãy theo dõi cuộc trò chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà không thích đi chơi?! Em bé cũng thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Tuy vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú bé đã khước từ sự cám dỗ ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn biết bao nhiêu!

Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:

Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng,

Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Hai tay em ôm lấy mặt mẹ và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.

Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao"

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi, mà có cậu bé nào lại không thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên mặt nước, cũng giống như tay mẹ âu yếm, vỗ về.

Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi, đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

Nhưng em không đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

Nhưng chú bé không đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?

Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả là thú vị hơn nhiều ! Em là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.

Trò chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không những không phải xa rời mẹ mà còn được choàng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Câu cuối bài: Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình con đối với mẹ. Không ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện diện ở khắp mọi nơi và muôn đời bất diệt.

Trong bài thơ, Mây và sóng hòa hợp với người, thông cảm và hiểu biết tấm lòng của em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng tượng.

Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không có nghĩa là chú ghét mây và sóng. Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng còn mẹ thành mặt trăng và bến bờ kì lạ.

Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao dung của mẹ… Bài thơ đã tạo ra những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí.

Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng, đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên tầm vu trụ!

Thi hào Ta-go từng nói : Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng.

Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện huyễn hoặc của mây những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ, rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, không khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời mọc, rủ rê của mây và sóng y vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim nồng nàn, tha thiết yêu thương.

Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.

Bài thơ Mây và sống thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc là tình mẫu tử.

Bình luận (6)
Đặng Quỳnh Mai Ka
Xem chi tiết
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
6 tháng 2 2022 lúc 10:30

Tham khảo :

 

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, cũng như bao gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi lại gói những chiếc bánh chưng xanh để cúng tổ tiên. Đó là một phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta.

Tôi nhớ nhất cảm giác đêm 29 Tết được ngồi quay quần bên nồi bánh chưng trên bếp lửa hồng cùng gia đình rồi lặng yên nghe mẹ đọc sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành, chăm chỉ cứ hiện lên rõ nét trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo. Đôi chân tôi như bước theo câu chuyện về chiếc bánh chưng mẹ vừa kể.

Tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hương lúa. Phía xa xa là những triền khoai lang xanh rờn. Bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Tôi thấy gương mặt anh có nét gì đó rất quen thuộc. Đúng rồi, đó chính là hoàng tử Lang Liêu trong sự tích Bách chưng, bánh giầy. Tôi bước lại gần và hỏi:

- Em chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây ạ?

Anh nông dân dừng tay làm, nhìn tôi mỉm cười và nói:

- Chào em gái! Lẽ ra anh phải em điều đó chứ!

Tôi chợt hiểu và giới thiệu:

- Dạ, em là Mai Thùy. Năm nay, em học lớp 6 trường THCS Quang Minh. Ngày mai, lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh giầy. Thế mà hôm nay em lại được gặp anh, thật là vui quá!

Nghe nhắc đến chuyện bánh chưng, bánh giầy, anh nông dân có vể trầm ngâm. Còn tôi thì rất háo hức vì đây là một cơ hội hiếm có để được nghe chính hoàng tử Lang Liêu kể chuyện cho nghe. Đoán được suy nghĩ của tôi, hoàng tử Lang Liêu mỉm cười, nói:

- Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vương anh không?

Tôi thích thú:

- Có ạ! Anh kể cho em nghe đi!

Lang Liêu bắt đầu kể, giọng anh như trầm xuống:

- Anh sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Mẹ anh không được vua yêu chiều như những vương phi khác nên khi mẹ sinh ra anh, chỉ có hai mẹ con quấn quýt bên nhau. Chẳng bao lâu, bà mất sớm, để lại anh một mình côi cút. Từ đó, anh chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Ngày tháng thoi đưa, chẳng mấy chốc, anh đã đến tuổi trưởng thành. Ngày ngày, anh vui với công việc đồng ánh của mình, chẳng dám mong đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, khi đang lúi húi vun mấy khóm khoai trước nhá, bỗng anh nhận được lệnh vua cha gọi vào chầu.

- Thế anh có lo lắng không? – Tôi vội hỏi.

Lang Liêu chậm rãi trả lời:

- Anh cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vương giận hoặc đau yếu. Bới vậy, sau khi nhận được lệnh, anh vội vã thay quần áo vào chầu phụ vương. Trên đường đến đó, anh đã nghe nói vua cha thấy mình già yếu nên muốn tìn một người nối ngôi, chỉ cần người đó có tài có đức chứ không nhất thiết là con trưởng hay con thứ. Khi anh đến nơi, các anh trai của anh đã ở đó. Thấy các con đã về tựu đông đủ, vua cha nói: “Tới ngày lễ Tiên Vương, ai làm vừa lòng ta ta sẽ truyền ngôi cho người ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nước”.

Nghe đến đây, tôi lại buột miệng hỏi:

- Chắc anh lo lắng lắm khi nhận được tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha!

Lang Liêu nhìn tôi gật đầu và kể tiếp:

- Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh trai của anh rất vui mừng vì họ có biết bao ngọc ngà, châu báu. Còn anh nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vương. Thực ra, anh cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhưng anh cũng muốn làm đẹp lòng phụ vương. Suốt mấy ngày sau đó, anh mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vương. Lòng anh ngổn ngang trăm mối. Nếu đi mua đồ quý như các anh của mình thì anh không có tiền. Còn nếu dâng lên khoai và sắn thì chắc chắn phụ vương sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thường đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ, anh ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, anh thấy một vị thần hiện lên mách rằng: “Hãy lấy chính những sản phẩm mà con làm ra để dân gleen Tiên Vương”. Anh chợt tỉnh giấc và cảm thấy rất sung sướng. Ngay sáng hôm đó, anh bắt tay vào làm bánh như lời Thần báo mộng. Anh tìm thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Anh nghĩ cần phải làm thêm một loại bánh nữa. Vậy là anh đổ gạo rồi đem giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Bánh hình tròn biểu tượng cho trời, bánh hình vuông biểu tượng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vương, anh đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của anh, không ít người xem thường khi đặt cạnh những món sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các lang. Nhưng anh không thấy ngại ngùng gì vì anh chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật được bày ra trước mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Vua cha lần lượt tới trước lễ vật của các lang rồi xem xét hoặc nhấm nháp từng món ăn nhưng gương mặt Người vẫn không biểu thị một thái độ gì. Có lẽ Người vẫn chưa ưng ý một lễ vật nào cả. Nhiều người đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lướt món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của anh được đặt ở sau cùng. Khi đứng bên mâm bánh của anh, vua cha dừng hẳn, chăm chú nhìn. Có lẽ Người thấy ngạc nhiên vì mâm bánh của anh khác hẳn các món sơn hào, hải vị khác. Sauk hi nhìn ngắm, Người liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng Người cất tiếng hỏi: “chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu?” Anh bẩm: “Thưa phụ vương! Hai loại bánh này được làm từ gạo. Đây là những sản phẩm do chính tay con làm nên đấy ạ!”. Ánh mắt cha nhìn anh trìu mến. Anh cảm thấy thật hạnh phúc. Sau đó, anh giới thiệu cách làm cũng như ý nghĩa của từng loại bánh. Vua cha vô cùng kinh ngạc và vui vẻ. Người liền lệnh cho cắt bánh mời tất mọi người cùng ăn. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: “Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vương hôm nay, ta ưng ý nhất là món bánh của Lang Liêu. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết, vừa thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của một người con. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là người thừa kế ngôi vị”.

Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhưng tôi ngạc ngiên vì thấy Lang Liêu chẳng khác gì một anh nông dân cả. Đọc được suy nghĩ của tôi, Lang Liêu cười lớn và nói:

- Hôm nay ta vi hành về thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa khoai.

Nói xong, Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó, bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói, anh vừa bước đi rất nhanh. Tôi liền gọi với theo:

- Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với!

Vừa lúc đó, tôi tỉnh giấc và thấy mẹ đang ngồi bên cạnh lay tôi dậy chuẩn bị đón giao thừa. Mẹ hỏi:

- Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó.

Tôi dụi mắt tỉnh giấc. Tôi đã có một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn mủm mỉm cười, mẹ liền bảo:

- Con chuẩn bị đón giao thừa và khai bút đầu năm cho may mắn nhé!

Tôi tới trước bàn thờ tổ tiên và chắp tay lạy thật thành kính. Mùi nhanh trầm thoang thoảng quyên với mùi bánh chưng xanh thơm phức làm thấy thật thiêng liêng và ấm áp làm sao. Tôi trở lại bàn học nắn nót viết những nét chữ khai bút đầu xuân bằng giấc mơ tuyệt đẹp này! Dưới nhà, chị tôi đang ngân nga bài thơ:

Gạo nếp ngon đồng bằng

Lá dong tươi trên núi

Đậu xanh nơi bãi sông

Tiêu thơm vùng đảo nổi

Bao miền quê tụ hội

Trong khoanh bánh mịn màng

Năm cũ và năm mới

Buộc nhau bằng sợ gang

Đã qua mấy nghìn năm

Bánh vẫn rền vẫn dẻo

Lòng người con chí hiếu

Bay thơm cả đất trời ….

Bình luận (1)
Khánh Linh Vũ
Xem chi tiết
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
25 tháng 1 2022 lúc 11:14

Tham khảo: Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao, tất bật của bướm ong.Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả. Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
25 tháng 1 2022 lúc 13:35

tk

Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi, câu trên có thấy quê là nơi chúng ta được sinh ra nên ai cũng yêu quên của mình và kính trong trọng nó. Quan cảnh ở quên em rất yên bình và mát mẻ. Cây cổ thụ ở quê em đã được trồng rất lâu nhưng bây giờ nó vẫn đứng yên đó sừng sững và như một người lính gác ngàn năm. Những cành cây hoa mọc um tùm từng chùm ngay dưới ruộng trông rất đẹp. Những chú chim bay lượn giữa những cánh ruộng mênh mong và vui đùa với nhau. Quê em thế đó quang cảnh rất đẹp luôn muốn được yên bình và trong xanh không như thành phố tấp nập.

 

link : Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông

Bình luận (0)