Văn mẫu 12

Kiều Thanh Tuyền
Xem chi tiết
Huyền My
Xem chi tiết
nga hang
Xem chi tiết
Nguyễn Thành An
Xem chi tiết
luong nguyen
14 tháng 8 2018 lúc 8:47

“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắg dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…”

Nhà thơ đi trong không gian thoáng đãng, dưới trưa nắng sáng, trong âm vang của sóng biển (hay sóng lòng?). Những từ láy phụ âm đầu như”xôn xao”.”đu đưa”.”ngân nga” đã cộng hưởng thành một hòa âm xao động mà êm ái du dương.

Bình luận (0)
Trâm Anhh
14 tháng 8 2018 lúc 15:37

đề đúng này :

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát

Nguồn : bạn vào đây

Học tốt

Bình luận (0)
Tuấn Nguyễn
Xem chi tiết
Tuấn Nguyễn
1 tháng 8 2018 lúc 22:17

trả lời dùm tui cái mấy siêu sao ngữ văn

Bình luận (0)
Binh Lu phuong
Xem chi tiết
Binh Lu phuong
Xem chi tiết
Mango Đoàn
Xem chi tiết
hai van
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:51

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnu khi bị đốt 10 đầu ngón tay:

* Khi đôi bàn tay còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho để chinh phục con chữ, để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng. -> bàn tay quyết tâm

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự chừng phạt mình, tự nêu cao quyết tâm: phải chinh phục con chữ, sau này trở thành cán bộ cách mạng như anh Quyết -> bàn tay tự trừng phạt.

- Chỉ tay vào bụng, dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây” -> bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả, bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào không hay.

=> Đó là biểu hiện của đôi bàn tay khi còn nguyên vẹn và lành lặn.

* Khi đôi bàn tay bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền. (Tnú bị kẻ thù bắt và quấn giẻ, tẩm dầu xà nu lên 10 đầu ngón tay, đốt từng ngón một. Chúng nhấm nháp nỗi đau đớn của Tnú. Chứng tích là sau này, mỗi ngón đều bị cụt mất một đốt)

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc. (10 ngón tay anh khi bị biến thành ngọn đuốc, địch không chỉ đốt cháy ngón tay anh mà còn đốt cháy lòng căm hờn trong anh. Điều đó biến thành sức quật khởi, anh thét lên một tiếng tạo thành sức mạnh quật khởi: “Giết”. Cụ Mết đã đồng thanh hô hào đám thanh niên. Họ cùng xông vào giết chết 10 tên địch. Họ giành được chiến tích đầu tiên: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Họ đã có thêm niềm tin, sức mạnh cầm vũ khí để kháng cự và chiến thắng kẻ thù)

- Bàn tay trừng phạt, quả báo. (trong một trận công đồn, Tnú đã nhận nhiệm vụ đi vào công đồn giết một tên địch. Đó là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ. Tnú với đôi bàn tay cụt đốt đã đi vào giết giặc trong hầm ngầm cố thủ, đó là tên chỉ huy nguy hiểm. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi anh đi từ sáng vào, còn địch ở trong tối nhìn ra. Tnú đã dùng chính đôi bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên giặc, dùng đèn pin soi vào mặt hắn để hắn thấy rõ đôi bàn tay quả báo của anh. Và Tnú còn khẳng định với cụ Mết rằng đó là thằng Dục. Cụ Mết hỏi: Chắc không. Anh quả quyết: Chắc chứ. Đối với anh, đứa nào cũng là thằng Dục. Thằng Dục chính là thằng đã tra tấn anh, đã tra tấn vợ con anh. Cho nên anh có tâm nguyện đi khắp nơi giết những thằng man dợ, dã man như thằng Dục).

=> Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi không chỉ của một người anh hùng mà còn là của cả cộng đồng Tây Nguyên.

2. Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. (Từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang)

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ được, không cứu được vợ con.

(Đây là bi kịch chung của cộng đồng làng Xô Man. Tnú cũng giống dân làng, anh có thừa sức mạnh cá nhân nhưng không có vũ khí thì không thể chống lại được địch, không bảo vệ được bản thân, không cứu được vợ con và không cứu được dân làng. Không cầm vũ khí chiến đấu sẽ là kết cục chung của toàn bộ dân làng cũng như Tnú)

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

(Khi dân làng Xô Man đồng loạt cầm vũ khí thì xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Lửa trên 10 đầu ngón tay của Tnú đã tắt. Bởi thế họ nhận ra ý nghĩa của việc cầm vũ khí. Trong đêm đó, cả cộng đồng làng Xô Man đã thức trắng đêm vót chông, chuẩn bị vũ khí để đón những đợt tấn công tiếp theo. Chính bản thân Tnú tuy đau thương là vậy nhưng anh cũng có thể tiếp tục cầm vũ khí chiến đấu. Tnú với sự hỗ trợ của dân làng đã xông vào hầm ngầm cố thủ để đón đánh và bóp cổ tên cầm đầu. Khi cầm vũ khí chiến đấu, Tnú cũng thấy được bóng dáng của Mai như sống lại trong đứa em gái Dít. Anh thấy bóng dáng của Mai khi nhìn thấy Dít còn Dít thì nói: Bọn em, đứa nào cũng nhắc anh mãi. Tnú có thể giành lại được những gì đã mất, bởi theo tục nối dây, Tnú có thể kết hôn với Dít, tiếp nối truyền thống chiến đấu đánh giặc của gia đình. Làng Xô Man cũng trở thành làng chiến đấu. Bởi những hầm chông, hố chông, giàn thò được giăng mắc khắp nơi. Họ có đầy đủ vũ khí, dũng khí, ý chí chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã thực hiện được mục tiêu: Đánh Mỹ phải đánh lâu dài. Sắn và pom chu rồng xanh mượt khắp đồi núi. Những ruộng lương thực thực phẩm được trồng tích lũy đủ đến mùa sau. Dân làng Xô Man đã chuẩn bị đầy đủ tất cả để đánh lâu dài và chiến thắng địch. Chiến thắng là tất yếu. Chiến thắng đang đến rất gần với dân làng Xô Man và Tây Nguyên.)

=> Chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng -> muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Đây là chân lí của thời đại đánh Mỹ.

III. Kết bài

Bình luận (0)
Bùi Thị Thương
Xem chi tiết