Tập làm văn lớp 7

Huỳnh Nhật Khánh Linh
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
18 tháng 4 2018 lúc 13:11

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời. Trả lời : Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: “Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương lù lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. 2: Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. Tả lời : Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh có hai ý chính: a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. b) Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. - Ý thứ nhất nghĩa là: Cuộc sống của con người, cùa xã hội vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ớ đây, “hình dung” là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự micu tả trong văn chương. - Ý thứ hai nghĩa là: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa cần để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. 3: Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? Trả lời : Công dụng của văn chương là: giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào. 4: Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn. Trả lời : a) Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì phạm vi nghị luận là thuộc vấn đề của văn chương. b) Đặc sắc của văn nghị luận Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương ) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

Bình luận (0)
phan thị ba trang
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
18 tháng 4 2018 lúc 13:16

Trường học là môi trường trong lành cung cấp cho chúng ta tri thức, rèn luyện đạo đức cho con người. Vậy mà môi trường ấy đang bị ô nhiễm bởi những thói hư, tật xấu của chính học sinh, mà ăn quà vặt là một hiện tượng phổ biến. Dẫu biết rằng ăn uống là nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống nhưng ăn gì, ăn như thế nào lại là vấn đề cần quan tâm. Các loại quà bánh chứa rất nhiều các chất hóa học, phẩm mầu độc hại,… gây ra các căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, sâu răng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư.Bên cạnh đó, ăn quà vặt còn trở thành bệnh, thành thói quen xấu khi không có tiền để ăn có thể ăn cắp, ăn trộm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách, gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Còn các loại giấy kẹo bánh, vỏ lon nước ngọt, vỏ sữa, … là nguyên nhân làm mất vệ sinh môi trường.

Bình luận (0)
Vương Đỗ Ngọc Hân
19 tháng 4 2018 lúc 19:50

Một điều dễ nhận thấy, cổng trường học thường là nơi tụ tập nhiều loại hàng bán rong với đầy đủ các món ăn, thức uống, đồ chơi…khá thu hút các em học sinh. Nhưng đó cũng là nguồn tiềm ẩn nguy cơ và đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc.

Những loại hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng, lạm dụng phẩm màu chế biến cho bắt mắt, bảo quản không đúng quy trình, không hợp vệ sinh là đặc điểm chung của hầu hết các loại hàng rong bày bán trước các cổng trường học. Và như thế, nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của học sinh vẫn rình rập hàng ngày, nhất là vào mùa nóng bức.
Nắm bắt được tâm lý tò mò, hiếu kỳ và đặc tính thích ăn quà vặt của tuổi học trò, nhiều người đã chọn cổng trường học để bán hàng. Tại đây, vào mọi lúc, nhất là thời điểm đầu và cuối giờ học, số người bán hàng rong luôn túc trực để sẵn sàng phục vụ các “thượng đế” nhỏ tuổi.
Các mặt hàng được bày bán khá phong phú. Từ các loại thức ăn, đồ uống như: xôi, chè, bánh, kẹo, nước uống, các loại hoa quả dầm đến các loại đồ chơi mang tính bạo lực như: dao, súng, kiếm bằng nhựa. Tất cả đều có một điểm chung là không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Giá của các mặt hàng đó cũng rất phải chăng và phù hợp với túi tiền của phần lớn học sinh hiện nay. Tuỳ thuộc vào loại đồ ăn, thức uống, đồ chơi, mỗi thứ dao động từ 2000đ - 10.000đ
Việc học sinh ăn quà vặt không chỉ gây ra những ca ngộ độc cấp tính mà các loại thức ăn nhanh không rõ nguồn gốc, bụi bẩn… nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra những căn bệnh mãn tính khó lường.
Các bậc phụ huynh không nên dễ dàng chiều theo sở thích ăn quà vặt của trẻ. Bố mẹ phải giải thích những thói quen có hại từ việc ăn quà vặt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dạy trẻ cách sử dụng đồng tiền một cách thật hữu ích. Thay vì ăn quà vặt, trẻ có thể dùng tiền để mua dụng cụ học tập, đóng quỹ lớp ủng hộ các phong trào của nhà trường, giúp bạn nghèo vượt khó hoặc bỏ ống heo để có dịp thể hiện những việc làm thật ý nghĩa… Biết “làm bạn” với trẻ, lý giải cặn kẽ để trẻ hiểu sức hút vô hình và những tác hại từ hàng rong để trẻ sẵn sàng từ bỏ thói quen xấu của mình.
Không những có hại cho sức khỏe, việc ăn quà vặt còn ảnh hưởng không tốt đến nhân cách trẻ. Đó là thói quen la cà, đua đòi với những nhu cầu cá nhân, có thể làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ. Dạy cho trẻ hiểu việc tụ tập mua hàng là chiếm dụng lòng, lề đường, gây ách tắc giao thông; việc chen lấn mua hàng còn gây mất trật tự, có khi dẫn đến bạo lực.
Trong khi rất nhiều bậc phụ huynh đang cố gắng cùng với nhà trường đẩy lùi “nạn” ăn quà vặt, thì không ít người lại vô tình tiếp tay bằng cách mua những món hàng rong cho con ngay trước cổng trường. Có người mua sẵn ly si rô hoặc nước sâm và bịch bánh tráng trộn treo lủng lẳng trên xe, đợi con ra cổng để “phát quà”. Những đứa trẻ rất vô tư khi vừa tan học, đã chạy ùa đi tìm người thân thông báo thành tích học tập trong ngày. Thay vì những lời động viên, khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn nữa thì một số phụ huynh lại “thưởng nóng” bằng cách cho con được chọn tùy thích. Thường thì trẻ sẽ chọn ngay những gì trẻ thấy trước mắt, chưa nói đến việc bạn bè tụ tập, càng kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ. Bạn ăn gì, mình ăn nấy, các loại quà vặt lại được bày bán bắt mắt, đủ màu sắc, vừa rẻ, ăn chung với nhau thật là vui… thế là bố mẹ lại chiều con cái. Trong trường hợp này, phụ huynh chưa là tấm gương cho trẻ noi theo, nên “cuộc chiến” quà vặt trước cổng trường rất khó xóa sổ.
Để giải quyết được triệt để thực trạng này, thiết nghĩ không chỉ riêng ngành giáo dục và y tế mà cần sự chung tay của các cấp chính quyền cũng như ý thức của từng học sinh và sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong vấn đề ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 1 2019 lúc 22:05

Hiện nay môi trường của chúng ta đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây lên sự ô nhiễm đó là một hiện tượng thiếu văn hoá trong một xã hội văn minh: Vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội đáng để quan tâm suy nghĩ. Đặc biệt, tầng lớp học sinh cũng đóng góp không nhỏ vào sự ô nhiễm môi trường này.

Hiện tượng này có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi: Trên đường hoặc những nơi công cộng. Học sinh trong nhiều trường ăn quà vặt vứt rác thải trong nhà trường lớp học ngăn bàn. Đây là hiện tượng thiếu văn hoá, một hiện tượng xấu đáng lên án phê phán. Việc vứt rác bừa bãi tuỳ tiện như trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà con người khó có thể lường hết: Làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng, làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn bất ngờ cho người đi đường, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, gây tốn kém cho nhà nước về mặt kinh phí cho việc dọn dẹp rác thải, khơi thông dòng chảy... và tạo ra một thói quen xấu rất có hại trong xã hội của chúng ta. Khi đi bộ trên đường về, học sinh ăn quà vặt rồi bứt bừa ra đường đây chính là hành động gây ảnh hưởng đến giao thông.

Hiện tượng này xảy ra là do lối sống ích kỉ chỉ biết đến quyền lợi cá nhân rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần làm sạch nhà mình là được còn những nơi công cộng không phải của mình nên ko cần giữ gìn sạch sẽ. Do thói quen đã hình thành từ lâu rất khó có thể sửa đổi: Tiện tay vứt rác ở bất cứ nơi nào, vứt rác một cách vô tư thản nhiên ko cần áy náy, suy nghĩ kể cả ở những nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng hay những nơi chùa chiền tôn nghiêm. Do nhiều người không ý thức được rằng hành vi vứt rác của mình là thiếu văn hoá. Do việc giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên nên trình độ hiểu biết của người dân còn thấp ý thức tự giác chưa cao. Việc xử phạt những người chưa có ý thức chưa thực sự nghiêm.

Chúng ta cần kiên quyết phê phán hiện tượng thiếu văn hoá ấy và cân phải chấm dứt. Mọi người chúng ta hãy tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này. Phải thấy rõ sự nguy hại lâu dài của việc vứt rác bừa bãi. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình, có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh sạch đẹp. Trái đất mới thực sự trở thành ngôi nhà chung đáng yêu của cả nhân loại và chất lượng cuộc sống của con người cần được nâng cao. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền gia đình có ý thức bảo vệ môi trường, tổ chức các cuộc thi về môi trường, tổ chức buổi lao động vệ sinh thu gom rác thải ở những khu dân cư, trong trường học, tuyên truyền về tác hại vủa việc vứt rác bừa bãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền về ý thức giữ gìn môi trường của một số nước ngoài. Xử phạt nghiêm minh những người có hành vi thiếu văn hoá về môi trường để răn đe nhiều người khác chấp hành. Làm được những việc như trên chắc chắn chúng ta sẽ hạn chế được đáng kể hiện tượng xấu đó và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.\

Việc vứt rác bừa bãi là một hiện tượng xấu cần lên án và phê phán. Mọi người không được vứt rác bừa bãi ra đường, ra nơi công cộng và cần ý thức được việc bảo vệ môi trường bởi môi trường là ngôi nhà chung của chúng ta. Chúng ta là tầng lớp học sinh, sau này sẽ là tầng lớp trí thức của xã hội, chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay hành động của chúng ta bây giờ.

Bình luận (0)
Hoàng Xuân Tiến
Xem chi tiết
Đạt Trần
17 tháng 4 2018 lúc 21:04

a/Mở bài :
-Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay”
-Đánh giá khái quát về tác phẩm : Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách viết truyện của tác giả và cũng là tác phẩm mở đầu cho xu hướng truyện hiện đại Việt Nam .

b/Thân bài:
*Truyện đã vạch trần bản chất lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân
-Tình huống hộ đê : gần một giờ đêm ,trời mưa tầm tã ,nước sông Nhị Hà lên to quá. .
-Cảnh quan lại đánh bài ,coi sinh mạng của hàng ngàn người dân không bằng 120 lá bài -> Thú chơi bài bạc đã khiến bọn chúng mất hết lương tri ,nhân tính Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp”.Cuối cùng đe vỡ ,quan đỏ mặt tía tai Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Rồi lại bình thản quay sang cười hả hê ,đắc chí với ván bài ù to” . . .
*Sử dụng kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật :

-Thể hiện ở ngay đầu tác phẩm : một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, hàng trăm con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả, người nào người ấy "lướt thướt như chuột lột" >< Một bên là cảnh quan huyện - những "cha mẹ của dân" đang "uy nghi chễm chện ngồi " đánh tổ tôm như không hay biết gì.

- Sự tương phản càng thể hiện ngày càng rõ trong tác phẩm : Từ lúc sắp vỡ đê -> lúc vỡ đê

=> Qua đó, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.

- Giọng văn khi tha thiết, xúc động, khi cay độc mỉa mai. Qua đó bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của tác giả trước thảm cảnh của dân chúng.

c/ Kết bài:

- Khẳng định lại nội dung nhận định trên đối việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

- Đánh giá về sức sống của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
nguyễn hưng thịnh
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
10 tháng 4 2017 lúc 21:22
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...

ĐỀ NGHỊ Kính gửi:
Thay mặt tập thể lớp...
Xin trình bày với nhà trường một việc như sau:...
Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nay xin đề nghị nhàtrường cho sửa lại bàn ghế để việc học tập của các bạn thuận tiện hơn.
Bình luận (0)
Não cá vàng
10 tháng 4 2017 lúc 21:28
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
...., ngày... tháng... năm...
ĐỀ NGHỊ Kính gửi:
Thay mặt tập thể lớp...
Xin trình bày với nhà trường một việc như sau:...
Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Nay xin đề nghị nhàtrường cho sửa lại bàn ghế để việc học tập của các bạn thuận tiện hơn.
Ký tên
Bình luận (0)
Trần Thị Đào
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
7 tháng 2 2018 lúc 21:16

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
7 tháng 2 2018 lúc 21:17

Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhưỡng nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước. Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​

Bình luận (0)
Châu Hoàng Nam
Xem chi tiết
Phương Thảo Nguyễn
23 tháng 3 2017 lúc 19:36

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.

Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.

Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.
Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

Bình luận (3)
Katy Perry
23 tháng 3 2017 lúc 19:48

Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.

Câu nói đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà việc học mang lại chính là tri thức, một thứ tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân loại. Thứ tri thức ấy góp phần định hướng khả năng của mỗi người, đưa con người tới bờ cõi của sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ tự đặt mục tiêu cho mình, để có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa.

Và đối với con người, sức học của họ luôn luôn có giới hạn, nhưng nguồn tri thức mãi mãi không có dấu chấm hết.

Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, dù ít, dù nhiều, cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.

Trong câu nói, cái “học” ở đây chứa đựng một hàm ý bao quát của việc học, nhưng cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.

Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người, nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.

Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự trọn vẹn.

Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
23 tháng 3 2017 lúc 19:50
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'. Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được. Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy. Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin. Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa. Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'. Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội. Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách. Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Bình luận (0)
Nguyễn Tấn Phúc
Xem chi tiết
Lê Thị Hồng Vân
26 tháng 3 2018 lúc 22:42

I, Dàn bài :

1. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

II, Đoạn văn :

MB :

1,Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn", câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta, đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào?

2,Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

3,Những câu ca dao nói về lòng biết ơn, nhớ ơn, cách làm người rất đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Nhớ về cội nguồn, nhớ về thế hệ đi trước và cả thế hệ mai sau. Bởi thế mới có câu "Uống nước nhớ nguồn".

4,

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thuỷ chung son sắt. Lòng biết ơn đôi với người khác - người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Uống nước nhớ nguồn

5,

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

TB :

1,Câu tục ngữ chứa đựng bài học luân lí về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

2,Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. 3,"Uống nước" ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, và ở đây "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Bình luận (0)
𝓓𝓾𝔂 𝓐𝓷𝓱
Xem chi tiết
Hồ Đại Việt
13 tháng 4 2018 lúc 20:05

Trên thế gian này, con người là quý giá nhất. Con người có thể làm ra mọi thứ. Con người nắm giữ, sử dụng thời gian, làm ra vàng bạc, lúa gạo, biết suy nghĩ. Sức lao động của con người là vô hạn và cũng là cái để con người thực hiện những ước mơ, là phương tiện tồn tại cùng với thời gian. Điều đó cũng được ông cha ta hiểu từ xưa tới giờ và được đúc kết lại bằng câu tục ngữ: “Người sống, đống vàng”.

Câu tục ngữ trên thuộc câu so sánh ẩn dưới hai vế đối xứng với nhau. Vần lưng giữa câu làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu. Câu tục ngữ mang hai nghĩa.

Nghĩa thứ nhất dân gian ví con người quý như vàng bạc, làm tôn giá trị tới mức đỉnh cao. Nghĩa thứ hai là có con người thì sẽ có của cải, vật chất. Đúng như câu tục ngữ, người xưa cũng đã từng có câu:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Thật vậy, từ ngày xưa, nhân dân ta không có những phương tiện máy móc như hiện giờ, mọi người chỉ biết dựa vào sức người, đôi tay và khối não. Đó chính là những công cụ sống mà được truyền từ đời này sang đời khác và bất kì thời nào thì giá trị của con người vẫn luôn được xem là bậc nhất, luôn được mọi người quan tâm hàng đầu. Ngay cả từ thời trái đất còn sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống.

Có thể nói con người làm chủ trên trái đất này, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, trở nên lạnh lẽo, dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Con người với năng lực của mình đã xây dựng nên được những tháp chùa, nhưng toà lâu đài cổ kính trường tồn cùng thời gian. Năng lực của con người sẽ mãi là một thứ vũ khí mạnh nhất để chống lại bất kì kẻ thù nào và cũng là cái để làm nên tất cả.

Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
13 tháng 4 2018 lúc 20:28

Con người sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất trong đời sống hàng ngày và trở thành trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy vai trò của con người là vô cùng to lớn, ông cha ta có câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” để nói về ý nghĩa sự tồn tại của con người.

Trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị quý báu của con người bằng việc so sánh với “ đống vàng” – hiện thân của sự cao sang, có giá trị lớn. Mặt khác “ đống vàng” ở đây còn chỉ những thứ vật chất của cải đều được con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả. Từ xa xưa, từ thời nguyên thủy, khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh đã biết lấy sự lao động để tìm kiếm thức ăn và tạo ra của cải. Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay, con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống dùng hàng ngày mà còn phát triển thêm nhiều bước tiến mới về mọi mặt trong đời sống, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn.

Ông cha ta từ xưa đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của”, điều đó được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, khi có động đất, lũ lụt xảy ra, mọi người luôn chú trọng bảo vệ con người, di chuyển người dân đến nơi an toàn sau đó mới di chuyển đồ đạc, của cải. Hàng loạt những dịch vụ y tế được phát triển để phục vụ cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Bởi lẽ, con người sáng tạo ra của cải, không có con người của cải sẽ không thể sử dụng được. Của cải nếu mất có thể làm lại nhưng nếu con người mất đi sẽ không thể sống lại được nữa.
Giá trị của con người không những thể hiện ở sức lao động mà còn được thể hiện ở trí tuệ.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Bằng trí tuệ của mình, con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh và ngày càng tiến bộ, những công trình kiến trúc, những nghiên cứu khoa học ra đời và phát triển phục vụ cho một thế giới văn minh. So với thời kì cổ đại, xã hội ngày nay đã có một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ, tất cả là nhờ vào trí óc và sức lao động của con người. Tuy vậy, câu tục ngữ không phủ nhận vai trò của của cải , vật chất. Vốn dĩ, để tồn tại được con người phải sử dụng lương thực, thực phẩm, nước uống từ tự nhiên hằng ngày, thế nhưng nếu không có con người thì mọi thứ trong tự nhiên đều không thể được khai thác và sử dụng. Con người hiểu được ý nghĩa của cải vật chất và lao động để biến những của cải vật chất từ tự nhiên và trí óc trở thành thứ có ích cho cuộc sống. Con người làm chủ thời gian, trồng trọt làm ra lúa gạo, khai thác sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, vì vậy giá trị của con người là vô cùng to lớn.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt, con người sẽ sống lâu và ngày càng cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp từ trí tuệ và sức lao động của mình.

Tuy nhiên ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển thì lại xuất hiện không ít mặt trái từ những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh mình. Họ sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những đồ dùng có chứa chất gây bệnh cho mọi người, họ đang đầu độc toàn xã hội. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không quan tâm đến bản thân, sa đọa vào những tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân và làm hoang phí của cải vật chất. Đây là điều đáng phải lên án và răn đe, chúng ta cần phải chung tay bài trừ những tệ nạn xã hội để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.

Xã hội càng phát triển lại càng chứng minh được tầm quan trọng của con người, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống . Câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” tuy chỉ có bốn từ những đã thực sự đã đúc kết lại phương châm sống coi trọng giá trị con người của ông cha ta và phương châm đó hoàn toàn đúng đắn. Kế thừa triết lí sống của ông cha , chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể, phát huy tối đa giá trị của con người.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
13 tháng 4 2018 lúc 20:49

Con người sáng tạo ra toàn bộ của cải vật chất trong đời sống hàng ngày và trở thành trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy vai trò của con người là vô cùng to lớn, ông cha ta có câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” để nói về ý nghĩa sự tồn tại của con người.

Trước hết câu tục ngữ đề cao giá trị quý báu của con người bằng việc so sánh với “ đống vàng” – hiện thân của sự cao sang, có giá trị lớn. Mặt khác “ đống vàng” ở đây còn chỉ những thứ vật chất của cải đều được con người làm ra vì vậy có con người là có tất cả. Từ xa xưa, từ thời nguyên thủy, khi con người bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh đã biết lấy sự lao động để tìm kiếm thức ăn và tạo ra của cải. Quá trình đó vẫn được phát triển cho đến ngày nay, con người không chỉ tạo ra đồ ăn thức uống dùng hàng ngày mà còn phát triển thêm nhiều bước tiến mới về mọi mặt trong đời sống, làm cho cuộc sống con người ngày càng tiện nghi hơn.

Ông cha ta từ xưa đã đề cao con người “ một mặt người bằng mười mặt của”, điều đó được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, khi có động đất, lũ lụt xảy ra, mọi người luôn chú trọng bảo vệ con người, di chuyển người dân đến nơi an toàn sau đó mới di chuyển đồ đạc, của cải. Hàng loạt những dịch vụ y tế được phát triển để phục vụ cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Bởi lẽ, con người sáng tạo ra của cải, không có con người của cải sẽ không thể sử dụng được. Của cải nếu mất có thể làm lại nhưng nếu con người mất đi sẽ không thể sống lại được nữa.
Giá trị của con người không những thể hiện ở sức lao động mà còn được thể hiện ở trí tuệ.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Bằng trí tuệ của mình, con người đã và đang xây dựng một thế giới văn minh và ngày càng tiến bộ, những công trình kiến trúc, những nghiên cứu khoa học ra đời và phát triển phục vụ cho một thế giới văn minh. So với thời kì cổ đại, xã hội ngày nay đã có một bước nhảy vọt vô cùng mạnh mẽ, tất cả là nhờ vào trí óc và sức lao động của con người. Tuy vậy, câu tục ngữ không phủ nhận vai trò của của cải , vật chất. Vốn dĩ, để tồn tại được con người phải sử dụng lương thực, thực phẩm, nước uống từ tự nhiên hằng ngày, thế nhưng nếu không có con người thì mọi thứ trong tự nhiên đều không thể được khai thác và sử dụng. Con người hiểu được ý nghĩa của cải vật chất và lao động để biến những của cải vật chất từ tự nhiên và trí óc trở thành thứ có ích cho cuộc sống. Con người làm chủ thời gian, trồng trọt làm ra lúa gạo, khai thác sử dụng những tài nguyên thiên nhiên, vì vậy giá trị của con người là vô cùng to lớn.
Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, mọi người cần quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân vì không gì quan trọng bằng sức khỏe tốt. Có sức khỏe tốt, con người sẽ sống lâu và ngày càng cống hiến cho xã hội những điều tốt đẹp từ trí tuệ và sức lao động của mình.

Tuy nhiên ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển thì lại xuất hiện không ít mặt trái từ những người không biết quý trọng tính mạng của những người xung quanh mình. Họ sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo sức khỏe, những đồ dùng có chứa chất gây bệnh cho mọi người, họ đang đầu độc toàn xã hội. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không quan tâm đến bản thân, sa đọa vào những tệ nạn như rượu chè, cờ bạc, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng bản thân và làm hoang phí của cải vật chất. Đây là điều đáng phải lên án và răn đe, chúng ta cần phải chung tay bài trừ những tệ nạn xã hội để bảo vệ cho chính bản thân mình và những người thân xung quanh.

Xã hội càng phát triển lại càng chứng minh được tầm quan trọng của con người, con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống . Câu tục ngữ “ người sống, đống vàng” tuy chỉ có bốn từ những đã thực sự đã đúc kết lại phương châm sống coi trọng giá trị con người của ông cha ta và phương châm đó hoàn toàn đúng đắn. Kế thừa triết lí sống của ông cha , chúng ta càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc bảo vệ bản thân và tích cực trong những hoạt động tập thể, phát huy tối đa giá trị của con người.

Bình luận (0)
 nguyễn hà
Xem chi tiết
Giang
8 tháng 2 2018 lúc 16:31

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết

2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được

4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

Bình luận (1)
Đạt Trần
18 tháng 3 2018 lúc 21:23

Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để thúc juc con người vững chí , kiên trì nhẫn nại ,nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ :

" Có công mài sắt có ngày nên kim "​

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công .

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập.

cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú .

Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng .

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyet chí ắt làm nên"​


Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Bình luận (1)
Giang
8 tháng 2 2018 lúc 16:32

I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống.
- Hoàn cảnh: Từ xưa đến nay.
- Tục ngữ.
II/TB:
1. Lí lẽ:
- Dùng hình ảnh "sắt, kim" để nêu lên một vấn đề "Kiên trì".
- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Không có kiên trì thì không làm được gì.
2. Dẫn chứng: Những người có đức tính kiên trì đề thành công:
- Dẫn chứng 1 (xưa): Trần Minh khố chuối...
- Dẫn chứng 2 (ngày nay): Tấm gương Bác Hồ...
3. Lí lẽ: Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
4. Dẫn chứng:
- Dẫn chứng 3 (ngày nay): Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay...
- Dẫn chứng 4 (thơ văn): Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự:
"Không có việc gì khó
Chỉ sở lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
III/KB:
- Nêu nhân xét chung: Đó là chân lí.
- Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tình kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ. để khi ra đời làm được việc lớn.

Bình luận (0)