Soạn văn lớp 9

Phan Việt Nhật
Xem chi tiết
Giang
21 tháng 3 2018 lúc 16:10

I. Mở bài

- Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác.

- Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu.

II. Thân bài

1. Khổ thơ thứ nhất

- Tác giả đã mở đầu bằng câu thơ tự sự Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác:

+ Con và Bác là cách xưng hô ngọt ngào thân thương rất Nam Bộ. Nó thể hiện sự gần gũi, kính yêu đối với Bác.

+ Con ở miền Nam xa xôi nghìn trùng, ra đây mong được gặp Bác. Nào ngờ đất nước đã thống nhất, Nam Bắc đã sum họp một nhà, vậy mà Bác không còn nữa.

+ Nhà thơ đã cố tình thay từ viếng bằng từ thăm để giảm nhẹ nỗi đau thương mà vẫn không che giấu được nỗi xúc động của cảnh từ biệt sinh li.

+ Đây còn là nỗi xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao năm mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.

- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và là một dấu ấn đậm nét là hàng tre quanh lăng Bác: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.

+ Hình ảnh hàng tre trong sương đã khiến câu thơ vừa thực vừa ảo. Đến lăng Bác, nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê đất Việt: là cây tre. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

+ Bão táp mưa sa là một thành ngữ mang tính ẩn dụ để chỉ sự khó khăn gian khổ. Nhưng dù khó khăn gian khổ đến mấy cây tre vẫn đứng thẳng hàng. Đây là một ẩn dụ mang tính khẳng định tinh thần hiên ngang bất khuất, sức sống bền bỉ của dân tộc.

2. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nay nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

III. Kết bài

- Với lời thơ cô đọng, giọng thơ trang nghiêm thành kính, tha thiết và rất giàu cảm xúc, bài thơ đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng người đọc. Bởi lẽ, bài thơ không những chỉ bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ mà còn nói lên tình cảm chân thành tha thiết của hàng triệu con người Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

- Em rất cảm động mỗi khi đọc bài thơ này và thầm cảm ơn nhà thơ Viễn Phương đã đóng góp vào thơ ca viết về Bác những vần thơ xúc động mạnh mẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
21 tháng 3 2018 lúc 16:19

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ “ Viếng lăng Bác”
Bác Hồ là một vĩ lãnh tụ vĩ đại, là vị cha già kính yêu của dân tộc. Bác đã hi sinh cả đời người để mang lại độc lập cho đất nước. Bác như người mang đến niềm tự hào, nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Nhưng Bác không thể sống mãi với nhân dân với đất nước, Bác ra đi là một niềm hối tiếc, một mất mát đối với dân tộc. Để tỏ lòng biết ơn và thành kính với Bác, nhà thơ Viễn Phương đã sang tác bài “ Viếng lăng Bắc” để thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ. Đây là bài thơ thể hiện lòng thành kính của nhà thơ khi ra Hà Nội thăm lăng Bác.

II. Thân bài: phân tích bài thơ “ viếng lăng Bác”
1. Khổ 1:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
- Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng một câu thơ như tự sự, nói với Bác rằng mình đã vào thăm Bác
- Tác giả sử dụng đại từ “ con, bác” như thể hiện sự thân mật và gần gũi
- Thể hiện nỗi xót xa, đất nước thống nhất con ra thăm bác mà bác không còn nữa
- Những hình ảnh đầu tiên tác giả thấy là hàng tre xanh, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam
- Hình ảnh hàng tre còn thể hiện với ý nghĩa: sự anh dung và kiên cường của dân tộc Việt Nam. Dù có mưa sa, bão táp thì tre vẫn thế vẫn thẳng hàng, giống như người dân Việt Nam vượt qua mọi khó khan gian khổ thửu thách.
2. Khổ 2:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”
a. Hai câu thơ đầu:
- Hai câu thơ thể hiện phép ẩn dụ rất chân thực và độc đáo
- Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.
- Ví Bác như mặt trời để soi rọi đường cho dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển
- Bác là mặt trời vĩ đại, mang lại tự do, niềm hạnh phúc cho dân tộc.
b. Hai câu sau:
- Ý thể hiện lòng kính của người dân đối với Bác, ngày nào cũng có người viếng thăm Bác
- Hình ảnh tràng hoa như thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với vị cha già kính yêu của dân tộc
3. Khổ 3:
“ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
- Không khí và không gian tĩnh lặng nơi bác yên nghĩ
- Bác một đời đã vất vả vì dân tộc, bây giờ dân tộc đã được tự do thì Bác đã nằm xuống
- Bên cạnh sự ngưỡng mộ, biết ơn thì tác giả còn thể hiện sự thương xót đôic s với sự ra đi của Bác
- Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước.
4. Khổ 4:
“ Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...”
- Đoạn này như thể hiện sự quyến luyến không muốn rời xa Bác
- Tác giả nguyện làm con chim, đóa hoa, cây tre,… để được ở bên Bác
- Lòng thành kính, biết ơn của tác giả đối với Bác

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
21 tháng 3 2018 lúc 16:21

Mở bài:
năm 1969, Hồ chủ tịch đã ra đi, để lại bao niềm tiếc thương cho nhân loại, nhất là đối với dân tộc VN
năm 1976, sau khi đất nước thống nhất,VP từ quê hương miền nam ra thăm lăng B.Trong niềm xúc động thành kính ấy, thi sĩ đã viết nên bài thơ"VLB".(khai triển thêm nha).
Thân bài:(bài này phân tích dài lắm đó, mình chỉ gợi ý thôi, vì cực nhiều ý)
Yếu tố không gian "miền Nam": Tuy xa xôi về địa lý, nhà thơ vẫn vượt qua được vì ông mang theo tình cảm của mỗi người dân Nam Bộ dành cho Bác. Nếu từ "Viếng" thể hiện một không khí trầm mặc thì ở đây, từ thăm gợi lên sự gần gũi của một người con từ quê hương miền Nam xa xôi về thăm người cha già của dân tộc.(đại khái thì lấy những yếu tố nghệ thuật ra, cho biết ý nghĩa của chúng rồi nói sao cho văn vẻ một chút là đạt tiêu chuẩn bình thường),tất nhiên là cần ghi khổ thơ đó ra.
Bạn nói lên ý nghĩa của toàn bộ khổ thơ mà mình đã phân tích ở đầu, nhận xét về giọng điệu, lời thơ,...
Cứ như thế, qua các khổ,bạn hoàn thành bài văn.
Kết bài:bài thơ là tiếng nói phát ra từ đáy lòng một cách chân thành của nhà thơ. Nó đã lan tỏa đến biết bao trái tim khác, làm rung những sợi dây tình cảm trong con người. Bài thơ là niềm cảm nhận từ lòng biết ơn thành kính, sâu sắc về sự nghiệp chói lọi và những phẩm chất tốt đẹp của Người.

Bình luận (0)
Phan Việt Nhật
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
26 tháng 3 2018 lúc 21:34
QĐND - Vũ Hồng đã tự đặt cho mình một thử thách không nhỏ khi “dám” đặt đầu đề cho bài thơ có 5 khổ của mình là “Người phương Nam”. Cả một bề dày lịch sử mấy trăm năm, một cuộc tạo tác lớn từ không đến có, một công trình mở dựng cả một miền đất mênh mang Tổ quốc. Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là kể việc, thuật chuyện, nhất là một áng thơ trữ tình tự hạn chế chỉ hai mươi câu. Vũ Hồng đã xử lý thế nào? Anh tập trung cảm xúc vào mấy nét tính cách điển hình của những người xưa mở đất. Trước hết là sự dũng cảm, táo bạo, xông pha:… Từ giã kinh kỳ/bạt lau lách/Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông/…Người phương Nam/ngày xưa áo tơi/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời/…Người phương Nam/đi là cứ đi/Một chiếc ghe con/có sá gì/…Không cần danh vị, bỏ vinh quy. Người phân tích thống kê những câu thơ biểu hiện tính cách dứt khoát, quả cảm, xông pha chứ không phải tác giả thống kê các hành động của “người phương Nam”. Tác giả đã chọn trong tính cách kia những gì có sức gợi nhất theo lối cách cảm xúc, tưởng tượng của anh. Biểu hiện bằng những tiết tấu mạnh, những hình ảnh khỏe, đậm chất hùng khí, hoang dại. Một nét tính cách nữa Vũ Hồng đặc biệt yêu thương, cảm kích, đó là trong vẻ trượng phu, ngang tàng hồ hải, trái tim “người phương Nam” mở đất tràn đầy ân nghĩa bạn bè, ân nghĩa quê hương-Rượu được nhắc đến 5/20 câu. Rượu biểu lộ nghĩa khí cả trong cuộc đối ẩm nhỏ lẫn trong công cuộc lớn, trong hành xử cuộc đời: … Người phương Nam cạn chén hồ trường/…Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu/Rượu say tim bốc lên tận trời/…Người phương Nam say thì say trọn/…Cạn chén này đi rồi bạn về… Con người phương Nam vạm vỡ, hết mình cả trong cuộc rượu kia, cũng yếu đuối, nặng lòng làm sao trong tình yêu dành cho bạn hữu. … Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê. Và quê hương đã trở thành cố hương nhói buốt ở phía sau, phía tít xa mờ kia: Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng/Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu… Những “ầu ơ”, “ví dầu” gợi lên nỗi nhớ thắt ruột của lời ru thơ ấu, cũng gợi lên hình bóng mẹ, trái tim mẹ đang xót xa thương nhớ. Ầu ơ, ví dầu cũng xát muối lòng người với mái nhà, cỏ cây, vườn tược, con sông xưa… muôn nghìn quấn quýt. Mấy nét tính cách tách ra để phân tích, thực ra đều hòa nhuyễn, trộn lẫn trong từng câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ. Nghệ thuật bài thơ chính là đã thể hiện được đồng thời những nét ấy, dựng tạo nên cái mà có thể gọi là cốt cách con người phương Nam thời đi mở đất… Muốn đạt hiệu quả truyền cảm những gì mình định nói với người đọc về “người phương Nam”, nhất thiết người làm thơ phải tạo được không khí lịch sử xa xưa, không phải bằng dàn trải lời mà phải bằng ngôn từ chắt lọc đầy sức khơi gợi của thơ. Vũ Hồng đã làm được như thế trong chỉ 20 câu, năm đoạn. Bài thơ chặt chẽ mà vẫn xa xăm, cụ thể mà vẫn ảo mờ. Những từ Hán Việt đắt chỗ góp phần đắc lực dựng tạo không khí, thời điểm lịch sử vài trăm năm trước: Hồ trường, kinh kỳ, đối ẩm, phong trần, danh vị, vinh quy… Điệu thơ bi tráng có giọng một bài “hành” trong thơ cổ điển. Tôi rất thích đoạn kết. Mới đọc có vẻ cụt. Nhưng đọc kỹ thấy khá nghệ thuật. Cuộc chia tay ở đầu bài thơ là lên đường. Cuộc chia tay ở cuối bài vẫn là người lên đường năm xưa, sau những tháng năm dài đã khai phá thành một quê hương mới. Cuộc rượu giờ đây là cuộc rượu tiễn người bạn xưa đã từng nâng ly đưa tiễn “ta”, nay tới quê mới phương Nam gặp lại “ta” và phút này đây lại cạn chén giã biệt “ta” trở về (Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê). Cuộc tiễn đưa người về kẻ ở được diễn đạt như một trường đoạn phim, có cận cảnh, viễn cảnh. Và lúc viễn, lúc cận chập chồng: Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ/Bạn bước xa dần ta tái tê… Nhà văn Sơn Nam trong lần ra Hà Nội đầu tiên (những năm 80 thế kỷ trước) từ trên máy bay nhìn xuống sông Hồng xa xa đã khóc. Ông rủ rỉ với bạn bè: “Thực ra quê cha đất tổ mình ở đây, rồi cứ lóc, lóc mà đi dần mãi về phía Nam…”. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng của Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ dũng tướng đất Đồng Nai: Từ thuở mang gươm đi mở cõi/Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Bài thơ Vũ Hồng đã làm cho tôi gần gũi biết mấy với “người phương Nam” con cùng Mẹ Việt. Tôi vẫn tiếc còn chưa nói hết cái hay của phong vị những câu thơ khó nói ra: Trăng phương Nam như tan trong sương/Dòng Hàm Giang cuộn sóng không lời Rất gợi và chỉ nên im lặng tự thưởng thức. Vâng, như thế chính là thơ.
Bình luận (0)
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Mark Tuan
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
27 tháng 1 2018 lúc 21:24
Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
“Đêm nay rừng hoang sương muối.
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo.”
Người lính phải chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thử thách, các anh phải đứng gác giữa đêm khuya trong rừng hoang không một dấu chân người dưới thời tiết sương muối lạnh đến buốt sương. Câu thơ mở đầu đoạn thơ chỉ có 6 tiếng mà tiếng nào cũng gợi lên bao gian khổ, gian khổ chồng chất gian khổ, khó khăn tiếp nối khó khăn. Nếu như ở đoạn thơ trên là những khó khăn về vật chất thì ở đoạn này là những thử thác của thiên nhiên không cách nào khắc phục được.
Nhưng bất chấp mọi thử thách, người lính vẫn đứng hiên ngang bất chấp với mọi khó khăn gian khổ chờ giặc tới. Câu thơ với cách điệp ý “đứng cạnh” là gần nhau về mặt khoảng cách địa lý, còn “bên nhau” là sự gần gũi về mặt tình cảm. Tình đồng chí đã tiếp thêm cho người lính sức mạnh.
Kết lại bài thơ là một hình ảnh đẹp, giàu tính biểu tượng “đầu súng trăng treo”. Hình ảnh này nhận ra trong đêm phục kích địch. Trăng đã về khuya chênh chếch về phía tây nên có cảm giác trăng treo đầu súng. Súng là nhiệm vụ chiến đấu, trăng là biểu tượng của hòa bình. Người lính đứng gác để vầng trăng mãi tỏa sáng trên bầu trời tự do của Tổ quốc. Súng là hiện thực, trăng là lãng mạn, rất chiến sĩ mà rất thi sĩ. Đó là sự kết hợp hài hòa trong tâm hồn người lính. Hình ảnh này thể hiện bản lĩnh sáng tạo của Chính Hữu. Ông đã kéo hai sự vật cách xa nhau về không gian, đối lập nahu về mặt ý nghĩa trở nên hài hòa một cách tuyệt đối tạo nên một biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
Bình luận (0)
Trần Hải Yến
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 19:32

Nhân loại đã có công lớn đúc kết trí thức trên sách vở để gửi lại đời sau. Vì vậy đọc sách là trả món nợ chung cho thành tựu của nhân loại trong quá khứ. Muốn tiến bộ phải đọc sách. Đọc sách k cần đọc nhiều, mà cần đọc quyển nào nắm chắc đc quyển đó. Những cách cần đọc là các quyển sách chuyên sâu phục vụ ngành nghề nhưng cũng phải đọc những quyển sách có kiến thức rộng để giúp ta hiểu chuyên môn một cách vững vàng

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
18 tháng 1 2018 lúc 19:40

Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách.

Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc dọc những sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách quan trọng đối với mình, dồn tâm lực mà đọc để nắm được những điều cơ bản nhất. Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.
Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 1 2018 lúc 19:31

Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách.

Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc. Sách vở có chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc dọc những sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách quan trọng đối với mình, dồn tâm lực mà đọc để nắm được những điều cơ bản nhất. Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.
Bình luận (0)
Phươngg Hiềnn
Xem chi tiết
Trần Hải Yến
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 20:39

Học tập giúp chúng ta hoàn thiện con người và có thêm tri thức vững bước đứng trên đường đời. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh học qua loa đối phó, không học thật sự. Họ chưa hiểu hết được tác hại của phương pháp này:

Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ. Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử. Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học. Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng
Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
10 tháng 1 2018 lúc 20:40

+ Mở bài:

-Trong xã hội mỗi người đều có vai trò và nhiệm vụ của riêng mình, đối với học sinh, sinh viên thì việc học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên có rất nhiều bạn trẻ đang coi nhẹ việc học, xem thường nó và thường tìm cách học đối phó để chống chế lại cha mẹ và thấy cô. Thực trạng này đang trở nên báo động ở Việt Nam cũng nhưng trên thế giới.

+ Thân bài:

– Học đối phó là cách học như thế nào? Học đối phó là cách học nhiều bạn học sinh nhằm mục đích ứng phó tại một thời điểm, một giai đoạn nhất định như: Kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT…

– Hậu quả của việc học đối phó? Việc học này khiến cho các bạn chịu nhiều hậu quả bởi việc không hiểu rõ kiến thức, không học ngọn nguồn của vấn đề mà chỉ học lướt qua bề mặt,.

-Việc học đối phó cũng vậy đến lúc cần thiết các bạn sẽ không thể nào áp dụng những kiến thức mà mình đã học để đạt hiệu quả cao.

– Việc học đối phó gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng bởi các bạn không nắm vững được kiến thức mình đã học, chỉ học máy móc công thức, rồi bỏ qua.

– Học đối phó như vậy sẽ gây những tổn thất về mặt kinh tế, công sức của chính các bạn và thầy cô gia đình, bởi học rồi mà sau một thời gian các bạn vẫn như chưa được học, vậy thì học để làm gì?

– Nguyên nhân gây ra việc học đối phó này là do chương trình học hiện nay quá nhiều, khiến các bạn học sinh bị quá tải, trong một thời gian mà phải tập trung vào quá nhiều môn khiến các bạn mệt mỏi và tìm cách đối phó với nó.

– Ngoài ra, còn do nhận thức của các bạn , nhiều bạn chỉ tập trung vào những môn mình thích hoặc những môn học quan trọng giúp các bạn thi vào đại học và ra trường tìm việc làm thuận lợi, nếu bỏ bê những môn không thích, không thi và tìm cách học đối phó.

– Phương pháp giải quyết việc học đối phó thì nhà trường và gia đình nên có định hướng cho con em mình một cách rõ ràng trong việc học tập. +Kết

– Học sinh, sinh viên là trụ cột của đất nước mai sau, việc học tập của các bạn hôm nay chính là tiền đề để xây dựng đất nước vững mạnh mai sau.

– Học đối phó sẽ khó có cơ hội phát triển mình, đóng góp sức lực của mình để xây dựng đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm Châu như lời Bác Hồ đã dặn.

Bình luận (1)
Nguyễn Hải Đăng
10 tháng 1 2018 lúc 20:57

Học tập giúp chúng ta hoàn thiện con người và có thêm tri thức vững bước đứng trên đường đời. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh học qua loa đối phó, không học thật sự. Họ chưa hiểu hết được tác hại của phương pháp này:

Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.
Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.
Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.
Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng trống rỗng

Bình luận (0)
Lê Sỹ Thanh Trung
Xem chi tiết
Lê Yến Nhi
2 tháng 11 2016 lúc 14:59
Trong khúc hát cũng nói về người mẹ
Trong bài thơ chữ mẹ đặt hàng đầu
Con có mẹ đời con hết buồn rầu
Mẹ là nắng là niềm tin con có
Suốt đời này con không ngại gian khó
Vì mẹ hiền luôn sát cánh cùng con
  
Bình luận (0)
Thánh Qủy
Xem chi tiết
Monkey D. Luffy
2 tháng 1 2018 lúc 19:14

Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:

a. Cách nói “Nhân tiện đâ xin hỏi”: Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên.

b. Cách nói: cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua; biết là làm anh không vui, nhưng… ; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải thành thực mà nói…

Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nao đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ là sẽ đụng chạm đến thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ sự đụng chạm, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ phương châm lịch sử, người nói dùng những cách diễn đạt trên.

c. Cách nói: đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế, đừng nói cái giọng đó với tôi…

Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.

Bình luận (0)
Ha Chi Tran
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Huyền
18 tháng 10 2017 lúc 20:36

Khái niệm: Từ đơntừ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.

Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

T.G được chia thành 2 kiểu :

- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

-T.G có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

Bình luận (1)
Đặng Thị Huyền Trang
19 tháng 10 2017 lúc 19:40

Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng.
VD: sách, bút, tre, gỗ....
* Từ phức là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên.
VD: xe đạp, bàn gỗ, sách vở, quần áo, lấp lánh...
* Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy.
+ Từ ghép: là những từ có cấu tạo từ hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập)
Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ)
+ Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc
VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ..
Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ

Bình luận (0)