Soạn văn lớp 8

Mạc Phi Tuyết
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Quyên
Xem chi tiết
Lê Hồng Phúc
6 tháng 5 2018 lúc 17:19

nghĩa là học ngu tại ko ăn hành. :) -.-

Bình luận (3)
Ân Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Đặng Hưũ
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
27 tháng 2 2018 lúc 19:54

Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Người ta dựa vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

Bình luận (0)
Lr Van
27 tháng 2 2018 lúc 20:00

- lời nói

- hỏi,trình bày; điều khiển

Bình luận (0)
Trần Thị Thanh Thủy
29 tháng 4 2018 lúc 13:22

Hỏi,trình bày

Điều khiển

Bình luận (0)
bùi xuân mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 8:45

I. Phân tích
1. Đoạn 1 và 4: Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú.
- Từ một vị chúa tể muôn loài tung hoành chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, nước đen giả suối, mô gò thấp kém, dăm vừng lá bắt chước vẻ hoang vu...
- ý thức được thực trạng đó, tâm trạng của kẻ "sa cơ" chất chứa cả "khối căm hờn" ngùn ngụt.
- Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó.
- Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già: khinh bỉ lũ người ngẩn ngơ mắt bé và lũ gấu báo dở hơi, vô tư lự; khinh ghét và giễu cợt cái thực tại cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng càng cố càng lộ rõ cái vẻ tầm thường, giả dối.
- Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dòng cảm xúc cuồn cuộn, đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết không hoà nhập với thực tại xã hội đương thời.
2. Đoạn 2 và 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng.
- Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Đó là một bức cảnh dữ dội, hoang sơ, đầy uy lực của thiên nhiên: bóng cả cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội....
- Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ với những "vũ điệu" đầy uy lực của rừng xanh: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc"... Sự im lặng âm thầm của nó không phải là dấu hiệu bình yên mà trái lại, đầy đe doạ đối với mọi vật. Những câu thơ sống động, giàu hình ảnh đã diễn tả chính xác và hấp dẫn vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mà cũng rất mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm.
- Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, hoành tráng và nổi bật giữa mỗi cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi, nhớ rừng đến cháy ruột. Dáng điệu của nó được khắc họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì nó được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi nó giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão; khi nó lại là một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó là chính nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ.
- Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. ở đây, mặt trời không còn là một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Nhưng cả đối thủ dáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một "mảnh". Nếu bỏ từ "mảnh" và thay từ "chết" bằng "đợi" thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không hợp với lo gích tâm trạng cũng như tầm vóc của con mãnh thú. Với câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", "bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ" (Chu Văn Sơn). Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến tột đỉnh.
- Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ. Một loạt những câu nghi vấn "Nào đâu...?", "Đâu...?" không có câu trả lời được lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải, vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than, tiếng vọng đầy u uất, đau đớn, nuối tiếc: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
- Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt. Nhưng dù thời oanh liệt không còn nữa, không bao giờ trở lại thì nó vẫn thuộc về thời đã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, một kẻ tầm thường, vui lòng hoà nhập với thực tại. Nó luôn sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù chỉ là trong mơ ước.
- Đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới, tác giả đã thể hiện mối bất hoà sâu sắc đối với thực tại và niềm khát khao tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lời con hổ trong bài thơ đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và kín đáo khơi gợi lòng yêu nước của người dân Việt Nam mất nước lúc đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 8:45

Nghệ thuật:
+ Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.
+ Hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo, hoành tráng, giàu chất tạo hình.
+ Nghệ thuật "điều khiển đội quân Việt ngữ" tài hoa của viên tướng thi từ Thế Lữ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
4 tháng 5 2018 lúc 8:45

Vài nét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc cuồn cuộn, giọng điệu hào hùng, bút pháp cường điệu và sự phù hợp tuyệt vời giữa đối tượng mô tả và nghệ thuật mô tả của tác giả. Đây là đặc điểm tiêu biểu nhất của bút pháp thơ lãng mạn và cũng là một đặc điểm quan trọng của văn biểu cảm.
- Chọn một biểu tượng rất đắt là con hổ ở vườn bách thú, khai thác triệt để thủ pháp nhân hoá, Thế Lữ đã thể hiện sâu sắc và xúc động chủ đề tác phẩm. Tâm sự của vị chú tể rừng xanh cũng chính là tâm sự của con người, một trang anh hùng sa cơ mang tâm sự u uất, khát khao tự do mãnh liệt, khát khao vươn tới cái cao cả, vĩ đại trong cuộc đời.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng phù hợp với đối tượng miêu tả và gợi ở người đọc những cảm xúc mãnh liệt.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, giàu tính sáng tạo; câu thơ co duỗi thoải mái... Nhớ rừng đã thể hiện một đặc điểm của thơ mới đương thời là: tạo lại dáng cho câu thơ tiếng Việt.

Bình luận (1)
Huỳnh Thị Kiều My
Xem chi tiết
love smtowm
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
24 tháng 2 2017 lúc 14:26

Mẹ vừa về đến nhà, em tôi đã reo lên:

-A, mẹ đã về rồi!Mẹ có mệt không để con lấy nước cho?

-Ừ, cảm ơn con, con trai mẹ ngoan quá!Lấy cho mẹ li nước nào.-Mẹ tôi vui mừng nói.

(các câu viết nghiêng là câu trần thuật, đậm là câu cảm thán, có dấu chấm hỏi là câu nghi vấn, còn lại là cầu khiến)

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:19

Viết đoạn văn

Hồ Chi Minh sinh năm 1980 mất năm 1969.(1)Người cả đời vì nước vì dân cho tất cả dành tặng cho nhân dân(2)Trong buổi nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955 Người nói:"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà?(2) Mình phải làm thế nào cho ích nước, lợi nhà nhiều hơn?(3). Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh, phấn đấu đến chừng nào?...(4)"Hồ Chí Minh đã mang lại chỗ nước nhà kho tàng muôn vàn điều hay(5).Có người nói:Bác đã ra đi rồi(6). Không!(7) Bác vẫn sống,sống mãi trong lòng chúng ta là điểm sáng mãi trên bầu trời muôn ngàn tinh tú kia..(8) Ôi bác hồ là niềm tự hào của dân tộc ta (9)

Câu nghi vấn:4
Câu cầu khiến:2,3
Câu trần thuật:1,5,8
Câu phủ định:7
Câu cảm thán :9

Bình luận (0)
Ngô Thị Thu Trang
28 tháng 2 2018 lúc 21:20

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! (Câu cảm). Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân (Câu trần thuật). Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? (Câu nghi vấn)
Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này (Câu phủ định). Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)...

Bình luận (0)
Hằng Lệ Thu
Xem chi tiết
Lê Văn Đức
14 tháng 12 2016 lúc 20:32

Chứa ai chả chứa, chứa thằng Cuội,

Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
25 tháng 12 2017 lúc 20:29

Hô mưa hắt nước trêu trần thế

Một sớm sửa sai bên chị Hằng.

Bình luận (0)
phucsu
16 tháng 4 2018 lúc 20:58

vì sao cuội lại ở cung trăng

có phải cj hằng kéo lên chăng

Bình luận (0)
Thương Trần
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
18 tháng 3 2018 lúc 19:23

2.- Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: tuy là hai hoàn cảnh riêng nhưng đều có điểm giống nhau đó là những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thử thách tinh thần con người. + Tức cảnh Pác Bó sáng tác khi Người sống và làm việc trong hang Pác Bó, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn. + Ngắm trăng (vọng nguyệt) được viết trong tù, gian khổ. - Nội dung: hai bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình cảm với thiên nhiên của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. + Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sông đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm ưiệc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về mặt vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng bởi cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sông, không hề bị khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. + Ngắm trăng (vọng nguyệt): đằng sau những vần thơ là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ — sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. + Hình thức nghệ thuật: hai bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc. + Tức cảnh Pác Bó: bốn câu thơ tứ tuyệt của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ trong tinh thần của nhân vật trữ tình. + Ngắm trăng (vọng nguyệt): bài thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn. Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển (đề tài: vọng nguyệt và những thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng; cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình: ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, thể hiện tinh thần thép),...

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
18 tháng 3 2018 lúc 19:24

1.- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: được viết trong tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị đọa đày trong tù, vô cùng gian khổ. - Sự vượt ngục là sự thoát khỏi nhà tù để có tự do. ơ đây là sự vượt ngục trong tinh thần và bằng tinh thần của Bác. Tuy thân thể vẫn ở trong chốn lao tù nhưng tinh thần Người không hề bị giam cầm, tinh thần ấy đã tự do như tâm hồn một người nghệ sĩ để hòa nhịp với người bạn tri kỉ: trăng. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. - Sự vượt ngục trong Ngắm trăng (vọng nguyệt) được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Thông thường, người ta ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng Hồ Chí Minh đã ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, Người là một tù nhân dang bị đày đọa với cuộc sống khó khăn, thiếu thôn. Điều kiện trong tù: không rượu, không hoa. Trước cảnh đẹp đêm nay tâm hồn người tù cũng khó hững hờ. Người xưa, có cảnh trăng đẹp, thường mang rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Có rượu, hoa thì ngắm trăng mới thi vị. Nhưng trong tù thiếu thốn không có rượu, hoa, người tù cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn người tù ung dung, tự do, muốn được tận hưởng cảnh trăng. Người tù Hồ Chí Minh vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. - Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Người tù đã trở thành một nhà thơ. Hai câu thơ cuối với một cấu trúc đem đối lại một hiệu quả thẩm mỹ (nhân hướng/ nguyệt tòng, song tiền/ song khích, khán minh nguyệt/ khán thi gia). Câu thơ làm hiện lên hình ảnh nhân — người và nguyệt — trăng (ngoài trời) và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt — ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia - ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. - Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ. Nhà tù, song sắt (thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo) trở nên vô nghĩa trước vầng trăng (thế giới của tự do, của cái đẹp). Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh. - Tóm lại, Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày cực khổ (không có những điều kiện tối thiểu để thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do) nhưng người tù cách mạng này đã thưởng trăng trọn vẹn, không bị vướng bận bởi hoàn cảnh. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn râ't nghệ sĩ. Như vậy nhà tù chỉ giam cầm được thể xác chứ không thể giam cầm tinh thần của Người, về mặt tinh thần, Người đã vượt ngục trở thành một người tự do đế ngắm trăng trọn vẹn.

Bình luận (1)
Như Huỳnh
Xem chi tiết
kim samuel
20 tháng 4 2018 lúc 19:48
tại em hc lp 7 thôi nên cx chưa bt vt nhưng mà em có cái bảng chưa ghi chị tham khảo nhé! b. Cách làm văn bản tường trình Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa điểm và thời gian tường trình (ghi góc bên phải)

..............., ngày...... tháng.....năm 2005

Tên văn bản (ghi chính giữa và thường dùng chữ đâm hoặc in hoa)

Bản tường trình

(Về việc..............)

Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình: Kính gửi: ........................................................................ Nội dung tường trình: tường trình cụ thể, chi tiết diễn biến sự việc. Kết thúc: Lời đề nghị, cam đoan (nếu cần); chữ kí và họ tên của người làm tường trình.
Bình luận (0)
Ngu Văn Người
20 tháng 4 2018 lúc 20:07

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mường Tè,ngày 23 tháng 11 năm 2018

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(Trình bày về việc tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy cô chủ nhiệm)

Kính gửi cô giáo: Phạm Tòng Thảo,giáo viên chủ nhiệm lớp 8a,Trường THCS Mường Tè.

Em tên là: Đỗ Đức Tú, học sinh lớp 8a,Trường THCS Mường Tè. Em xin trình bày cho cô giáo Thảo một sự việc như sau :

Hôm qua, tức ngày 22 tháng 11 năm 2018, lớp em đã tự ý tổ chức đi tham quan mà không có sự xin phép của cô.Vì do phong cảnh ở vịnh Hạ Long quá đẹp mà chưa ai trong lớp được đi, chúng em đã tự ý thuê xe 29 chỗ để đi tham quan. Sự việc này đã được phụ huynh xem xét và làm sáng tỏ.

Em xin cảm đoan cam kết trên là sự thật nếu có sai em xin nhân tội, mong cô tha thứ !

Người viết tường trình

Đỗ Đức Tú

Bình luận (7)
Song Eun Hwa
20 tháng 4 2018 lúc 20:22

Mk viết thử nha nếu k đc thì thôi

​Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

* *

*

Hà Nội , ngày 20 tháng 4 năm 2018

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc lớp em tự tổ chức đi thăm quan

Kính gửi : Cô Chu Minh Loan chủ nhiệm lớp 8D

Em là : Nguyễn Thị Thanh Hằng , học sinh lớp 8D , Trường trung học cơ sở Tản Hồng

Lí do : Em viết đơn này là bởi vì chúng em đã tự ý tổ chức đi thăm quan mà không có giáo viên và cha mẹ quản lí việc đi chơi đó . Em mong cô bỏ qua cho , nếu còn tái phạm thì chúng em sẽ chịu toàn hình phạm mà mọi người đưa ra .

Em xin cảm ơn cô !

Tan Hồng , Ngày 20 tháng 4 năm 2018

Người làm đơn

Hằng

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Bình luận (0)