Sinh học 9

Cresent Moon
Xem chi tiết
Nhật Linh
8 tháng 5 2017 lúc 16:17

*)giống nhau:

-đều là tập hợp của nhiều cá thể

-giữa chúng có mối quan hệ thích nghi

*)khác nhau:

bạn tự kẻ bảng ra

+)quần thể:

-tập hợp các cá thể cùng loai sống trong 1 sinh cảnh vào cùng 1 thời diểm nhất định

-mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng,nơi ở và dặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể

+)quần xã:

-tập hợp các cá thể của các loài khác nhau cùng sống trong 1 sinh cảnh.Mỗi quần xã có 1 quá trình lịch sử lâu dài

-ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch


Hay:
Quần xã dựa trên cơ sở quần thể. Chỉ có mối quan hệ liên quan lẫn nhau. Không thấy có khác hay giống để so sánh. Hiểu đơn giản như sau:

Quần thể: tập hợp các cá thể cùng loài.

Quần xã: tập hợp các quần thể.

Bình luận (0)
Lê Mai Anh
8 tháng 5 2017 lúc 16:20

(*) Giống nhau: đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong khoảng không gian, thời gian xác định.

(*) Khác nhau:
+ Quần thể sinh vật:
- Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể giao phối và giao phấn với nhau.
- Độ đa dạng thấp.
- Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.

+ Quần xã sinh vật:
- Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.
- Độ đa dạng cao.
- Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.

Bình luận (0)
Mai Trần
Xem chi tiết
bỏ học kèm-lên hoc24
26 tháng 2 2016 lúc 15:38

Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ờ dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây), khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng...
 

Bình luận (0)
Thư Soobin
6 tháng 12 2017 lúc 16:23

Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi.

Giải bài 3 trang 121 sgk Sinh 9 | Để học tốt Sinh 9

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Akamagaji SOO
29 tháng 6 2017 lúc 13:43

a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái

Bộ NST của loài là 2n, ta có 2n + 3= 2 25

Vậy n =22 → 2n = 44

Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái, ta có :

44( 2x -1) = 11220, x= 8

b. Số hợp tử tạo thành

Số tế bào sinh giao tử cái tham gia giảm phân = số giao tử cái tạo ra :

28 = 256 tế bào

Số hợp tử tạo thành

256 x 25% = 64

Số tinh trùng tham gia thụ tinh :

64 x 100/ 3,125 = 2048

c) Số tế bào sinh tinh cần để tạo ra số tinh trùng tham gia thụ tinh :

2048 : 4 = 512

Bình luận (1)
Nờ Mờ
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
31 tháng 7 2017 lúc 14:25

1. Gen B có

L = 4080A0 \(\rightarrow\) NB = (4080 : 3.4) x 2 = 2400 nu

\(\rightarrow\) A + G = 1200 (1)

+ Hiệu số giữa nu loại A và nu loại khác = 30% \(\rightarrow\) A - G = 30% x 2400 = 720 (2)

+ Tử 1 và 2 ta có số nu mỗi loại của gen B là:

A = T = 960, G = X = 240 nu

+ Gen B đột biến thành gen b, khi nhân đôi 1 lần số nu môi trường cung cấp = số nu của gen

Số nu mỗi loại của gen b là:

A = T = 960 - 5 = 955 nu

G = X = 240 - 4 = 216 nu

2. + Gen B có N = 3000 nu \(\rightarrow\) A + G = 1500 (1)

A = 1/2G (2)

+ Từ 1 và 2 ta có số nu mỗi loại của gen B là:

A = T = 500, G = X =1000 nu (3)

+ Gen b có số nu = 3000 nu \(\rightarrow\) A + G = 1500

A/G = 50.15% = 0.5015

\(\rightarrow\) số nu mỗi loại của gen b là: A = T = 501 nu, G = X = 999 nu (4)

+ Từ 3 và 4 suy ra gen B đột biến thành gen b là đột biến thay thế 1 cặp GX = 1 cặp AT

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Khánh Huyền
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn
27 tháng 6 2017 lúc 9:26

câu 10

ADN là thành phần chính của NST mà NST là cơ sở vật chất của tính di chuyền ở cấp độ tế bào vì vậy ADN là cơ sở vật chất của tính di chuyền ở cấp độ phân tử . ADN chứa thông tin di chuyền đặc trưng cho mỗi loại bởi số lượng thành phần và trình tự phân bố các nucleotit

ADN có khả năng tự phân đôi đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân giảm phân xảy ra bình thường thông tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử

ADN chứa các gen thực hiện chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã

ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất , thêm , thay thế nucleotit tạo nên những alen mới

Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nucleic

+ khả năng hấp thụ tia tử ngoại cực đại ở bước sóng 260 mm

+ thí nghiệm biến nạp của F.Griffiht (1928), của O .T.Avery, C.M.Macleod.........(1944) và Fraenket_conrat .Singer(1957)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 11:48

10.

ADN là cơ sở vật chất vầ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử :

– ADN là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà nhiễm sắc htể là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cấp độ di truyền ở cấp độ phân tử.

– ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.

– ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, thong tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.

– ADN chứa các gen, mỗi gen thực hiên một chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế dịch mã và phiên mã.

– ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các nuclêôtit tạo nên các alen mới.

– Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nuclêôtit:

+ Khả năng hấp thụ tia ngoại tử cực đại ở bước sóng 260 nm.

+ Thí nghiệm biến nạp của F.Griffith (1928), của O.T.Avery, C.M.Macleod…(1994) và Fraenket-Conrat, Singer (1957) đã chứng minh được axit nuclêôtit là vật chất mang thông tin di truyền.

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Akamagaji SOO
29 tháng 6 2017 lúc 14:07

a. Xác định bộ NST 2n

Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài

k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai

(x, k nguyên dương, x chẵn)

Theo đề bài: (2k -1).x + x.2k = 240 (1)

x : 2 = 2. 2k-1 (2)

Thay 2 vào 1 ta được:

(x: 2 -1 )x +x2 : 2 = 240

x2 – x - 240 = 0

x =16 , k = 3

Vậy bộ NST 2n =16

b. Số cromatit và số NST cùng trạng thái

- Kì giữa nguyên phân : 32 cromatic, 16 NST kép

- Kì giữa giảm phân I: 32 cromatic, 16 NST kép

- Kì giữa giảm phân II: 16 cromatic, 8 NST kép

- Kì giữa nguyên phân :0 cromatic, 8 NST đơn.

1.Số tế bào tham gia giảm phân: 23 = 8

Số hợp tử : 128 : 16= 8

- Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục cái → 8 giao tử cái đều tham gia tạo hợp tử.

HSTT = 8× 100: 8 = 100%

- Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục đực → tạo 8×4 = 32 giao tử chỉ có 8 giao tử tham gia tạo hợp tử →

HSTT = 8 × 100: 32 =25%

Số loại giao tử tối đa được tạo khi các NST trong cặp tương đồng có cấu trúc khác nhau

2n = 28= 256

Bình luận (1)
Đạt Trần
29 tháng 6 2017 lúc 15:57

1:Xác định bộ NST 2n
Gọi x là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài
k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai
( x, k nguyên dương, x chẵn)
Theo đề bài:
(2k-1).x + x.2k
= 240 (1)
x/ 2 = 2. 2k-1(2)
Thay 2 vào 1 ta được:
(x/2 -1 )x +x.x/2 = 240
⇔x2– x - 240 = 0
⇔x =16 , k= 3
Vậy bộ NST 2n =16
2: Số cromatic và số NST cùng trạng thái
- Kì giữa nguyên phân : 32 cromatic, 16 NST kép
- Kì giữa giảm phân I: 32 cromatic, 16 NST kép
- Kì giữa giảm phân II: 16 cromatic, 8 NST kép
- Kì giữa nguyên phân :0 cromatic, 8 NST đơn.
3: Số tế bào tham gia giảm phân: 23= 8
Số hợp tử : 128 / 16= 8
- Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế bào sinh dục cái → 8 giao tử cái
đều tham gia tạo hợp tử.
HSTT = 8. 100/ 8 = 100%
- Nếu tế bào sinh dục trong giảm phân là tế báo sinh dục đực → tạo 8.4 = 32
giao tử chỉ có 8 giao tử tham gia tạo hợp tử →
HSTT = 8 . 100/32 =25%
4: Số loại giao tử tối đa: 2n= 28= 256
Điều kiện : các NST có cấu trúc khác nhau

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Akamagaji SOO
29 tháng 6 2017 lúc 13:40

a. Số lượng tế bào con sinh ra từ mỗi hợp tử.

Theo các số liệu đã cho trong giả thiết ta có số lượng tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử :

8112 : 78 = 104 tế bào

- Số lượng tế bào con sinh ra từ hợp tử 3:

(104 :2,6) x 1,6 = 64 tế bào

- Số lượng tế bào con của hợp tử 1và hợp tử 2 sinh ra :

(104: 2,6) x 1= 40 tế bào

- Số lượng tế bào con của hợp tử 1 sinh ra:

(40: 5) x 1 = 8 tế bào

- Số lượng tế bào con của hợp tử 2 sinh ra:

(40 : 5) x 4 = 32 tế bào

b.Số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử

- Số lần nguyên phân của hợp tử 1: 2k =8 → k= 3

- Số lần nguyên phân của hợp tử 2: 2k= 32 →k=5

- Số lần nguyên phân của hợp tử 3: 2k = 64 → k= 6

Bình luận (0)
Thanh Võ
24 tháng 2 2018 lúc 22:12

gọi:- số lần nguyên phân của các hợp tử 1,2,3 lần lượt là k, m, n

-hợp tử 1,2,3 là a,b,c

ta có:tổng số nst trong các tb con của 3 hợp tử là

(a.2\(^k\).78)+(b.2\(^m\).78)+(c.2\(^n\).78)=8112 =>78.(2\(^k\).a + 2\(^m\).b+ 2\(^n\).c)=8112

suy ra số tb con của 3 hợp tử là: 8112:78=104(tb)

theo bài ra ta có tỉ lệ tb con của 3 hợp tử

a/b=1/4; c/a+b=8/5

=> tỉ lệ 3 hợp tử a: b: c =1: 4: 8 nên a/1+ b/4+ c/8= 104/13 = 8

vậy số lượng tb con sinh ra từ ht 1, 2, 3 lần lượt là 8, 32, 64

b, số lượng thoi vô sắc thực hiện nguyên phân là:

hợp tử 1: 1.(8-1)=7 (thoi)

hợp tử 2: 32-1=31

hợp tử 3: 64-1=63

hahahaha ĐÓNG GÓP THÊM GIÚP MÌNH VS NHAAA

Bình luận (0)
Trần Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Lưu Quốc Quyền
16 tháng 6 2016 lúc 9:07

Qui ước: A – quả tròn; a – quả bầu dục

a. F2 có cả quả tròn và quả bầu dục cho thấy F1 có cả thể dị hợp tử và đồng hợp tử, P không thuần chủng. P: AA x Aa  

     F1: 1AA:1Aa 

b.Các kiểu lai F1 x F1

F1Tỷ lệ kiểu gen 

Tỷ lệ kiểu hình

AA x AA

AA x Aa

Aa x AA

Aa x Aa

4AA

2AA:2Aa

2AA:2Aa

1AA : 2 Aa : 1aa

4 quả tròn

4 quả tròn

4 quả tròn

3 quả tròn : 1 bầu dục

TLKH F2: 15 quả tròn : 1 quả bầu dục

 TLKG F2:  9 AA : 6 Aa : 1aa

 

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Bích Thảo
Xem chi tiết
Phạm Mai Xuân
14 tháng 12 2016 lúc 22:10

Mật độ quần thể là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định cả 2 tính chất còn lại là tỷ lệ giới tính và thành phần nhóm tuổi.
MĐQT ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn sống, ảnh hưởng đến tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, từ đó ảnh hưởng đến sức sinh sản, sự tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.

hehe Fighting

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
30 tháng 12 2016 lúc 22:21

Bạn tham khảo nhé!!!!

- Mật độ cá thể được coi là đặc trưng cơ bản nhất trong quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể:

+ Khi mật độ cá thể tăng quá mức, giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt về nơi sống, thức ăn, con cái,......=> Tỉ lệ tử vong cao, tỉ lệ sinh giảm

+ Khi mật độ giảm, môi trường sống ổn định, thức ăn dồi dào thì giữa các cá thể trong quần thể giúp đỡ, tương hỗ và hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau cùng tồn tại và phát triển => Tỉ lệ sinh tăng cao, tỉ lệ từ vong giảm

Bình luận (0)
wary reus
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
22 tháng 2 2017 lúc 13:02

Bạn tham khảo nhé!!!!

- Tổng số Nu của Gen A = Gen a = 4080/3,4 x 2 = 2400 nuclêôtit

Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120

2A + 2G = 2400.

Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240

2A + 2G = 2400.

Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840

a) Cặp Aa giảm phân không bình thường ở giảm phân I cho 2 loại giao tử: Aa và 0.

Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit

G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit

Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit

b)

Cặp Aa giảm phân I bình thường, giảm phân II không bình thường cho ra 3 loại giao tử: AA; aa; 0 Gt: AA có: A =T = 480 x 2 = 960 Nucleotit; G = X = 720 x 2 = 1440 Nu Giao tử aa có: A = T = 360 x 2= 720 Nu; G = X = 840 x 2 = 1680 Nu Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 Nu
Bình luận (0)
Thư Nguyễn
22 tháng 2 2017 lúc 12:56

tối tui tl cho ,, h tui ik học òi leuleu

Bình luận (0)