Sinh học 8

Trọng
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
6 tháng 9 2016 lúc 10:53

- Da có cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp biểu bì: Tầng sừng và tầng tế bào sống
+ Lớp bì: ở dưới lớp tế bào sống, được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông va bao lông, cơ co chân lông và mạch máu.
+ Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ
- Chức năng của da
+ Bảo vệ cơ thể
+ Tiếp nhận các kích thích xúc giác
+ Bài tiết
+ Điều hòa thân nhiệt
+ Da và sản phẩm của da tạo lên vẻ đẹp con người

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
31 tháng 7 2018 lúc 15:14

* Cấu tạo của da
- Da gồm 3 lớp chính:
+ Lớp biểu bì: Tầng sừng, tầng tế bào sống, thụ quan tuyến nhờn
+ Lớp biểu bì gồm các sợi mô liên kết và các cơ quan thụ cảm
+ Lớp mợ dưới da gồm các tế bào mỡ

* Chức năng
-Bảo vệ cơ thể
- Điều hòa thân nhiệt
- Tham gia vào hệ bài tiết
- Phân biệt các kích thích của môi trường
- Tạo vẻ đẹp cho con người

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 7 2018 lúc 15:30

quan he bo phan da

Da có chức năng:

+ Bảo vệ chống các yếu tố gây hại cho môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước.
+ Điều hòa thân nhiệt.
+ Nhận biết các kích thích của môi trường.
+ Tham gia hoạt động bài tiết.
+ Da và sản phẩm của da tạo vẻ đẹp của người.

Bình luận (0)
Đinh Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 12:18

Ánh sáng sẽ được truyền thẳng nếu vào phía trước thí màng lưới xẹp còn nếu đằng sau thì sẽ căng lên.

Bình luận (2)
Trần Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
20 tháng 4 2017 lúc 20:51

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

Bình luận (0)
TXT FAN
Xem chi tiết
Quang Duy
29 tháng 3 2017 lúc 20:20

1.Cấu tạo của tai

- chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong
- Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ông tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ
- Tai giữa là 1 khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai gồm: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong
- Khoang tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng
- Tai trong gồm 2 bộ phận:
+ Bộ phần tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
+ ốc tai thu nhận các kích thích của sóng âm. ốc tai bao gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng.
• Ốc tai màng là 1 ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc 2 vòng rưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng vên áp suất vào vách xương của ốc tai xương. Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khác nhau: dài ở đỉnh ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc. Chúng chăng ngang từ trụ ốc sang thành ốc
• Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảm thính giác.

2.Cách thu nhận sóng âm của tai

- Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng và tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng mâ làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết vể âm thanh đã phát ra.

Chúc bạn học tốt nha!

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 3 2017 lúc 20:22

Câu 1:

Kết quả hình ảnh cho 1.Nêu cấu tạo của tai

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. - Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng lcm). - Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp nhau. Xương búa dược gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục - có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18-20 lần). Khoang tai giữa thông với hầu nhờ vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng.

Câu 2:

Âm thanh được truyền đi dưới dạng sóng (sóng âm). Nhờ có tai mà ta nghe được âm thanh truyền đi từ nguồn phát. Vành tai hứng các sóng âm, thu vào ống tai làm rung màng nhĩ căng ở cuối ống tai ngoài (ngăn cách với khoang tai giữa). Sự rung động của màng nhĩ dược truyền và khuếch đại nhờ chuỗi xương tai nằm trong khoang tai giữa gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Khi màng nhĩ rung, truyền qua chuỗi xương tai, sẽ làm rung màng cửa bầu và làm chuyên động ngoại dịch chứa trong ốc tai xương và chuyển dộng nội dịch trong ốc tai màng, kích thích các tế bào thụ cảm thính giác. Các tế bào thụ cảm thính giác tiếp nhận các sóng âm truyền tới sẽ hưng phấn và chuyển thành các xung thần kinh truyển đi trong dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thuỳ thái dương.

Bình luận (0)
Doraemon
29 tháng 3 2017 lúc 20:21

1.

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
-Tai ngoài gồm vành tai có nhiệm vụ hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm. Tai ngoài được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng 1cm).
-Tai giữa là một khoang xương, trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).
Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ nên đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

2.

Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong gây sự chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màngvà tác động lên các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti làm các tế bào này bị hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thuỳ thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Bình luận (0)
Mặt Trời Và Mặt Trăng
Xem chi tiết
Doraemon
27 tháng 3 2017 lúc 22:31

Cấu tạo đại não:
* Cấu tạo ngoài:
- Rãnh liên bán cầu não chia não thành hai nửa bán cầu
- Có 4 thùy: đỉnh, chẩm, thái dương, trán
- Các khe và rãnh nhiều tạo khúc cuộn làm tăng bề mặt đại não lên 2300-2500cm2
* Cấu tạo trong:
- Chất xám ở ngoài tạo thành vỏ não dày từ 2-3mm gồm 6 lớp chủ yếu là tế bào hình tháp
- Chất trắng bên trong là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh, bắt chéo nhau ở hành tủy hoặc tủy sống, trong đó còn có nhân nền
Sự tiến hóa của não người so với động vật khác trong lớp thú:
*Về cấu tạo:
- Tỉ lệ Khối lượng não người so với khối lượng cơ thể người lớn hơn tỉ lệ của thú
- Não người có nhiều khúc cuộn não=> làm tăng diện tích bề mặt
*Về chức năng:Não người có những vùng chức năng mà thú không có
- Vùng vận động ngôn ngữ
- Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết

Bình luận (2)
Cô Chủ Nhỏ
27 tháng 3 2017 lúc 22:34

Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não ở người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú?.

Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não ở người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp thú là:

- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.
Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như ở động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
28 tháng 3 2017 lúc 0:22

- Đại não ở người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa.
- Bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành vỏ não, có nhiều nếp gấp tạo thành các khe, rãnh làm tăng diện tích bề mặt vỏ não.
- Trên vỏ não được chia thành nhiều vùng khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Đặc biệt ở não người xuất hiện các vùng mới: vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
- Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng của vỏ não và nối hai nửa đại não với nhau. Các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống. Các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.
* Chức năng của vỏ não: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể

So với đại não thú, đại não ở người lớn hơn rất nhiều, có sự phân hóa về cấu tạo và chức năng. Đặc biệt có sự xuất hiện các vùng mới: vùng tiếng nói, chữ viết, vùng hiểu tiếng nói, chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú.

Bình luận (0)
trần thảo lê
Xem chi tiết
Doraemon
4 tháng 4 2017 lúc 20:14

-Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
+ Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
+ Không dễ bị mất đi.
+ Mang tính chủng thể, di truyền.
+ Số lượng có hạn.
+Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
định => Cung phản xạ đơn giản.
+ Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
gọi là những bản năng.
VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
-Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
như 1 thói quen vậy:
+ Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
+ Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
+ Mang tính cá nhân, không di truyền.
+ Số lượng vô hạn.
+ Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

_Những điều kiện để sự hình thành có kết quả:
+ Phải có sự kết hợp kích thích bất kì với kích thích của một phản xạ không điều kiện ( vỗ tay kết hợp với thả mồi)
+ Kích thích bất kì phải tác động trước kích thích của phản xạ không điều kiện vài giây
+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố

Bình luận (1)
Trần Kiều Anh
30 tháng 4 2017 lúc 18:33

b) Các bước hình thành được phản xạ vỗ tay cá nổi lên khi cho ăn :

+ Bước 1 : Chọn hình thức kết hợp phù hợp như :Kích thích có điều kiện là vỗ tay . Kích thích không điều kiện là cho cá ăn .

+ Bước 2 : Kết hợp 2 kích thích vỗ tay và cho cá ăn .

+ Bước 3 : Củng cố làm nhiều lần liên tục dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu thính giác và trung khu ăn uống . Khi đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời thì chỉ cần vỗ tay thì cá nổi lên .

Bình luận (0)
Hường Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 4 2017 lúc 19:37

Hệ nội tiết là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hoocmôn theo máu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể.

Bình luận (1)
ngat pham
24 tháng 4 2017 lúc 21:49

sản phẩm tiết ra và ngấm thẳng vào máu

Bình luận (0)
ngat pham
24 tháng 4 2017 lúc 21:50

sản phẩm tiết ra các hoocmon rồi ngấm thẳng vào máu

Bình luận (0)
Vu Khanh
Xem chi tiết
Linh Tuyên
29 tháng 4 2017 lúc 16:42

- Ăn muối I- ốt và 1 số thức ăn có chứa nhiều I-ốt như hải sản , trứng, sữa... Không dùng kéo dài các thuốc , thức ăn ức chế hấp thu i-ốt

- Bổ sung i-ốt hằng ngày thông qua sử dụng muối i-ốt.

Bình luận (0)
Huy Giang Pham Huy
29 tháng 4 2017 lúc 16:37

chú trọng ăn muối iot hoặc ăn các thức ăn có nhiều iot như trứng cá sữa ... bổ sung iot vào các bữa ăn hàng ngày

Bình luận (0)
Mai Linh Trần Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
18 tháng 8 2016 lúc 21:28
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột. Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:Tinh bột Đường đôi Đường đơnPrôtêin Peptit AxitaminLipit Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và AxitbéoAxitnucleic Nucleôtit.Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì:Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.

 

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
18 tháng 8 2016 lúc 21:29

dựa vào đây mà vẽ sơ đồ nha:
Bởi ruột non thực hiện hai hoạt động sau:
1.Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hóa thức ăn triệt để nhất
Về mặt hóa học, sự tiêu hóa thức ăn tại miệng và dạ dày rất yếu và nhất là không tạo ra các sản phẩm đơn giản nhất
Sang đến ruột non, toàn bộ các chất dinh dưỡng đều được các enzim tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và dịch mật biến đổi mạnh và tạo ra các chát đơn giản nhất:
-Gluxit tạo thành đường đơn
-Prôtêin tạo thành axit amin
-Lipit tạo thành axit béo và glixêrin
2.Ruột non là nơi xảy ra hấp thụ chất dinh dưỡng 
Do trong cấu tạo có lớp niêm mạc rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông ruột dày đặc, cùng kích thước rất dài của ruột non, ruột non còn có hoạt đoọng hấp thụ dưỡng chất sau khi tiêu hóa để nuôi cơ thể

Bình luận (1)
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 22:38

Sự biến đổi thức ăn ở ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ sự tham gia của các en zim có trong dịch vị tụy, dịch ruột và sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại en zim tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành sản phẩm đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

a. Men của dịch tụy

- Aminlaza biến đổi tinh bột thành mantôzơ.

- Tripsin biến đổi Prôtêin thành axitamin.

- Lipaza biến lipit thành axít béo và glyxêrin.

b. Men của dịch ruột

- Amilaza

- Mantaza biến mantôzơ thành Glucôzơ

- Sactaza biến Saccarôzơ thành Glucôzơ.

- Lactaza biến Lactôzơ thành Glucôzơ.

c. Dịch mật

Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
27 tháng 2 2017 lúc 22:03

Cấu tạo của thận:

* Thận gồm có phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

* Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận, nang cầu thận và các ống thận.

* Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

Chúc bạn học tốt!~

Bình luận (0)
Phan Nguyễn Hoàng Vinh
26 tháng 3 2017 lúc 9:27

Thận gồm có phần vỏ và phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.

Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm cầu thận nang cầu thận và các ống thận.

Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Gia Bảo
1 tháng 3 2018 lúc 21:06

Khi bị sâu răng triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt ngay hoặc kẽ giữa hai răng lúc này người bệnh chưa Cảm thấy đau thêm buốt Lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng lạnh chưa xảy ra một thời gian sau những điểm này biến đổi thành màu sắc tối hơn là màu nâu hoặc màu đen Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc cho toàn bộ mặt ngay người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn dắt vào lỗ sâu cảm thấy buốt khi thức ăn nóng lạnh đau khi có thức ăn nhét vào. khi răng đau kéo dài hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm khi bị viêm tủy thì phải chữa trị tốn kém hơn về mặt chi phí và thời gian nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vỡ cụt thân răng mất chức năng của răng Bên cạnh đó khi bị sâu răng hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi

Bình luận (1)