Sinh học 9

nguyễn minh khang

Phân biệt NST thường – NST giới tính.

Bảo Duy Cute
23 tháng 6 2016 lúc 15:56

* Giống nhau:

- Cấu tạo:

+ Được tạo ra từ 2 thành phần là phân tử AND và một loại protein là histon.

+ Đều có tính đặc trưng theo loài.

+ Các cặp NST thường và cặp NST giới tính XX đều là cặp tương đồng.

- Chức năng:

+ Đều có chứa gen quy định tính trạng của cơ thể.

+ Đều có những hoạt động giống nhau trong phân bào: nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn…

* Khác nhau:

- Cấu tạo:

+ NST thường:

~ Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội

~ Luôn sắp xếp thành các cặp tương đồng

~ Giống nhau giữa cá thể đực và cái trong loài.

+ NST giới tính:

~ Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội

~ Cặp XY là cặp không tương đồng

~ Khác nhau giữa cá thể đực và cái trong loài

- Chức năng:

+ NST thường:

~ Không quy định giới tính của cơ thể

~ Chứa gen quy định tính trạng thường không liên quan đến giới tính

+ NST giới tính:

~ Có quy định giới tính

~ Chứa gen quy định tính trạng thường liên quan đến yếu tố giới tính.

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
24 tháng 6 2016 lúc 8:32
NST Thường: tồn tại nhiều cặp luôn đồng dạng giống ở giới đực, giống cái
quy định tính trạng thường
NST giưới tính: Tồn tại 1 cặp, các NST đồng dạng hoặc ko đồng dạng tuỳ vào dzới loài
Quy định tính trạn giới tính
Cơ chế tạo biến dị tổ hợp: Trong sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã diễn ra sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các biến dị tổ hợp  
Bình luận (0)
Lưu Thị Thảo Ly
23 tháng 6 2016 lúc 17:26

* phân biệt NST thường và NST giới tính:
- NST thường:
+ Chỉ có nhiều cặp trong tế bào 2n
+ Đều là những cặp tương đồng và giống nhau giữa các giới trong loài
+ Không có chức năng quy định giới tính (Chỉ mang gen quy định tính trạng của cơ thể)
- NST giới tính:
+ Chỉ có một cặp trong tế bào 2n
+ Là cặp tương đồng (XX) hox8c5 không tương đồng (XY), khác nhau giữa giới đực và giới cái trong loài.
+ Có chức năng quy định giới tính, không có chức năng quy định tính trạng.
* Cơ chế tạo biến dị tổ hợp:
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp

Bình luận (0)
Lê Thị Yến
19 tháng 1 2017 lúc 15:48

- Giống nhau:

+ Trong tế bào sinh dưỡng đều tồn tại thành từng cặp, mỗi cặp gồm 2 NST đơn thuộc 2 nguồn gốc

+ Trong tế bào giao tử tồn tại thành từng chiếc

+ Mang gen quy định tính trạng

+ Đều có khả năng tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, xếp thành hàng, đóng xoắn, duỗi xoắn qua các kì phân bào

+ Đều có khả năng đột biến làm thay đổi số lượng và cấu trúc NST

+ Có kích thước và hình dạng đặc trưng cho mỗi loài

- Khác nhau:

NST thường NST giới tính
Tồn tại thành nhiều hơn 1 cặp trong tế bào lưỡng bội Tồn tại thành 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
Tồn tạo thành từng cặp tương đồng Tồn tại thành cặp tương đồng hoặc không tương đồng
Có chức năng quy định tính trạng thường của cơ thể Có chức năng quy định tính và các tính trạng liên quan đến giới tính của cơ thể
Giống nhau ở đực và cái Khác nhau ở đực (XY) và cái (XX)

Bình luận (0)
Roy Wang
11 tháng 11 2020 lúc 21:43

cho mình hỏi ngu tý ạ
phân biệt ở đây là mình phải so sánh hả mọi người ơi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tuệ Hân
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
wary reus
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
Tuệ Hân
Xem chi tiết
Quốc Tủn
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
Quốc Tủn
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Hiệu
Xem chi tiết