Làm quen với tin học và máy tính điện tử

Phạm Tiến

Ai đọc nhiều doramon thì hộ

 

Bài tập Ngữ văn

HOC24
29 tháng 11 2016 lúc 20:38

phim thui

Bình luận (2)
Cửu vĩ linh hồ Kurama
29 tháng 11 2016 lúc 20:40

1.Mượn bảo bối Doraemon.

2.Sau khi Doraemon ngừng hoạt động thì Nôbita cố gắng chăm học.

3.Nobia copy bài bạn.

Nếu ko thì xin mời hỏi tac gia

Bình luận (3)
Nguyễn Trần Duy Thiệu
4 tháng 12 2016 lúc 20:20

vì trường cho

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 12 2016 lúc 10:46

Hãy cùng điểm qua một số bài học vui của truyện tranh Doraemon từng gắn liền với tuổi thơ của chúng ta.

1, Lên lớp thì dễ, ở lại lớp mới là chuyện khó, điều này có lẽ đúng cả với thế giới trong truyện và ngoài đời thực . Nếu nhìn thấy số lượng điểm 0 của Nobita thì chắc chắn bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao anh chàng này lại được lên lớp?

2, Bạn thân luôn là những đứa dễ nhờ vả nhất. Đã bao lần Doraemon cương quyết không cho Nobita mượn bảo bối nhưng chỉ cần anh chàng này khóc lóc kể lể một lúc là Doraemon lại phải móc túi ra một món đồ chơi nào đó để chiều anh chàng này.
 

Truyện tranh Doraemon và những bài học
 

3. Có sự tự tin bạn sẽ trở thành kẻ mạnh! Ví dụ đơn giản nhất chính là Chai-en, bạn hãy xem anh chàng này tự tin vào sức mạnh của mình như thế nào và anh chàng luôn cầm đầu được đám bạn của mình bằng sức mạnh cơ bắp. Có một vài tập khi Nobita được uống thuốc của Doraemon và cũng trở nên bất chấp tất cả mà lao vào "chiến" với Chai-en. Kết quả là anh chàng Nobita của chúng ta lại chiến thắng.
 

Truyện tranh Doraemon và những bài học
 

4. Thánh nhân luôn đãi kẻ khù khờ, câu này thường ít khi sai. Đó chính là lý do mà Nobita có Doremon làm thần hộ mệnh và đến cuối cùng thì chàng trai khờ khạo cũng rước được Xu-ka về dinh.

 

5. Gái xinh, gái luôn có quyền! Xu-ka luôn được săn đón và giúp đỡ. Còn Chai-ko, em gái của Chai-en lại bị Nobita cùng đám bạn của anh chàng ghét bỏ. Đúng là đẹp không bao giờ thừa.

6. Xu-ka là một minh chứng cho việc không phải chân dài nào não cũng ngắn. Bằng chứng là cô nàng vẫn rất dịu dàng, chăm chỉ và thông minh! Nhưng quan trọng hơn, nàng biết mình đẹp và biết cách tận dụng nó, vậy mới nói nàng luôn là tâm điểm để đám bạn vây quanh. Gái xinh vốn đã là mối nguy hại, gái biết mình xinh còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần!
 

Truyện tranh Doraemon và những bài học
 

7, Sự lựa chọn số một của các cô gái vẫn luôn là những chàng trai vừa có ngoại hình vừa có đầu óc. Chẳng phải Đê-khi đã chiếm được cảm tình của Xu-ka đó sao? Chả trách mà Nobita khờ khạo luôn ghen ăn tức ở, dù đã dùng mọi chiêu trò nhưng Xu-ka vẫn thân thiết với cậu bạn Đê-khi. Vậy nên, hãy chăm chỉ tu sửa cho cái đầu của mình nếu như không muốn suốt ngày than vãn FA (forever-alone).

8, Nếu không có hai cái trên, thì muốn “cưa gái”, bạn bắt buộc phải có thật nhiều tiền. Hãy nhìn Xê-ko, tuy thấp bé và mỏ nhọn nhưng những món đồ chơi của cậu ấy luôn khiến đám bạn tự nguyện bám đuôi. Dù chưa tự kiếm được tiền, nhưng Xê-ko lại biết tranh thủ cái giàu của bố mẹ. Xã hội nào cũng thế, tiền chính là thỏi nam châm thu hút cả gái lẫn trai.
 

Truyện tranh Doraemon và những bài học
 

9, Trên đời này không có người hoàn hảo, bất cứ ai cũng có điểm yếu, kể cả siêu nhân. Nếu tận dụng khe hở đó, bạn sẽ dễ dàng uy hiếp được đối phương. Bằng chứng là dù sở hữu hàng tá bảo bối thần kỳ nhưng Doremon vẫn luôn sợ chuột. Và đó chính là sơ hở để Nobita luôn ép buộc chú mèo máy phải chiều theo sở thích của mình.

10, Tương lai như thế nào đều phụ thuộc vào bạn mà thôi. Hãy nhìn lúc đầu Doraemon đến với Nobita mà xem, lúc đó Doraemon đã cho Nobita thấy rằng tương lai anh chàng sẽ phải lấy Chai-ko xấu xí, nhà nghèo, nợ nần chồng chất... Nhưng thực tế thì sau khi có Doraemon, tương lai của anh chàng lại được thay đổi và anh chàng lại lấy được Xu-ka. Do đó nếu có đi xem bói và bị phán những điều xấu thì đừng vội buồn và lo lắng, tương lai đều có thể thay đổi được.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 12 2016 lúc 10:47
10 điều khác thường ở trường học Nhật Bản

Hiệu trưởng cũng tham gia dọn vệ sinh, đuổi học sinh ra khỏi lớp là cấm kỵ, điểm kém vẫn được lên lớp là những chuyện lạ ở trường học Nhật Bản.

Những thông lệ ở một trường công điển hình Nhật Bản có thể khiến nhiều người bất ngờ vì sự khác biệt.

1. Giáo viên không đuổi học sinh ra khỏi lớp

Tại bất kể quốc gia hay nền văn hóa nào, luôn có vài học sinh không thực sự tập trung hay cư xử không tốt trong lớp học. Đuổi học sinh ra khỏi lớp không phải là hình phạt quá xa lạ, tuy nhiên trường học Nhật Bản cấm kỵ điều này.

Điều 26 trong Hiến pháp chỉ rõ "Tất cả mọi người đều có quyền được giáo dục công bằng...". Do vậy, giáo viên phải làm quen với việc "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" và tìm cách quản lý tốt hơn.

2. Bữa trưa giống nhau và học sinh tự phục vụ

Hầu hết trường công lập Nhật Bản đào tạo học sinh ăn cùng một bữa trưa (không phân biệt sở thích) và hoàn thành trong thời gian cho phép. Vào những dịp nhất định, học sinh được phép chuẩn bị cơm trưa từ nhà.

Học sinh Nhật Bản luân phiên nhau phục vụ bữa trưa cho bạn học với đồng phục nhà bếp là áo choàng, mũ trắng. Sau khi ăn, học sinh có trách nhiệm dọn dẹp dưới sự giám sát của giáo viên.

3. Ăn trưa tại phòng học cùng giáo viên

Lớp học không chỉ là không gian học tập mà còn là nơi giáo viên và học sinh cùng thưởng thức bữa trưa. Trừ một số trường tiểu học có căng tin, học sinh trường cấp hai Nhật Bản thường xếp bàn ghế trong lớp sát vào nhau để cùng ăn trưa. Điều này giúp các em có cơ hội hòa nhập và tương tác với nhiều bạn trong lớp ngoài bạn thân.

4. Học sinh không bị đúp

Học sinh kết quả kém phải học lại thêm một năm để củng cố kiến thức là điều bình thường ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở Nhật Bản. Học sinh Nhật vẫn lên lớp, vẫn được tham dự lễ tốt nghiệp cuối năm dù trượt tất cả môn. Điểm số chỉ thực sự quan trọng đối với kỳ thi tuyển sinh vào trung học và đại học.

5. Hiệu trưởng cũng dọn vệ sinh

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban

Trường học Nhật Bản phân công khu vực vệ sinh cụ thể cho học sinh, nhân viên và lãnh đạo.

Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia không cần đến lao công trong trường học. Học sinh phải xắn tay áo lên và dọn từng khu vực một trong khuôn viên trường, bao gồm cả nhà vệ sinh. Điều đặc biệt nhất ở đây là ngay cả lãnh đạo cao nhất như hiệu phó và hiệu trưởng cũng dọn dẹp từng khu vực riêng được chỉ định như nhân viên và học sinh của mình.

Hàng ngày, trường có thời gian vệ sinh riêng, gọi là souji. Mỗi người đội một tenugui (khăn rằn) và ngồi im lặng trong vài phút để suy nghĩ, gọi là mokuso, chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu công việc. Nhật Bản tin rằng tự dọn dẹp giúp học sinh trở thành người có trách nhiệm trong xã hội.

6. Trường vẫn làm việc trong kỳ nghỉ

Giáo viên không thực sự có kỳ nghỉ (trừ các ngày lễ quốc gia). Họ vẫn đi làm để hoàn thành trách nhiệm nặng nề của mình. Ở cấp hai, các câu lạc bộ được giám sát bởi giáo viên và những hoạt động thể thao vẫn tiếp tục trong suốt thời gian nghỉ. Trường giao nhiều bài tập về nhà để học sinh hoàn thành trong kỳ nghỉ hè.

7. Đồng phục bao gồm balo và giày đi trong nhà

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban-1

Balo đồng phục có phản quang để tránh tai nạn giao thông vào ban đêm.

Trường học Nhật Bản đòi hỏi học sinh phải đi giày riêng khi vào lớp để duy trì sự sạch sẽ, không mang bụi bẩn từ ngoài vào. Những đôi giày này và quần áo hàng ngày của học sinh đều giống nhau.

Không chỉ thế, học sinh trung học cơ sở sử dụng cùng một loại balo có gắn logo của trường. Các đường sọc phản quang trên balo giúp các em tránh được tai nạn giao thông vào ban đêm vì hầu hết đều trở về nhà khi trời tối. Tương tự, học sinh tiểu học cũng thống nhất sử dụng balo giống nhau, gọi là randoseru.

8. Hoạt động thể thao mỗi ngày

Các thành viên câu lạc bộ tham gia hoạt động thể thao trước và sau giờ học mỗi ngày. Điều này đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao vì học sinh phải dậy rất sớm và về nhà muộn để thực hiện đúng cam kết với câu lạc bộ.

9. Trang thiết bị không hiện đại

10-dieu-khac-thuong-o-truong-hoc-nhat-ban-2

Trường học Nhật Bản không hiện đại như nhiều người lầm tưởng.

Nhật Bản có thể là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhưng không phải tất cả trường đều thường xuyên cập nhật thiết bị đời mới và công nghệ cao. Đầu CD, máy in, máy fax lỗi thời vẫn được sử dụng ở nhiều trường trên toàn quốc.

Quạt vẫn được sử dụng thay điều hòa để tiết kiệm điện. Trong mùa đông, trường thường sử dụng máy sưởi dầu thay vì lắp đặt hệ thống sưởi ấm từ trung tâm. Sách giáo khoa vẫn là tài liệu giảng dạy truyền thống. Công nghệ đang phủ sóng trường học một cách chậm rãi với các bài thuyết trình sử dụng máy tính và mạng Internet.

10. Ngủ gật không bị khiển trách

Thời khóa biểu của một học sinh Nhật Bản bao gồm tham dự các hoạt động sáng sớm và sau giờ học, đến trung tâm luyện thi (juku), làm bài tập về nhà. Do đó, học sinh có ít thời gian để ngủ. Hiểu được điều này, khi nhìn thấy học sinh ngủ gật trong lớp, giáo viên có thể nhắc 1-2 lần, nhưng hiếm khi khiển trách.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Giang Hoàng Văn
Xem chi tiết
Bình Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Tử Thời A+
Xem chi tiết
Army BTS
Xem chi tiết
Nguyên Thị Xuân Thư
Xem chi tiết
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Trí Trần
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Trần Ngọc Tiến
Xem chi tiết