Hình học lớp 7

Nguyễn Hoàng Minh

Cho tam giác ABC vuông tại A F/G của góc ABC cắt AC ở D. Lấy điểm E trên cạnh BC sao cho BE=BA. CMR:

a) tam giác ABD= tam giác EBD

b) DE vuông BC

c) BD là đường trung trực của AE

soyeon_Tiểubàng giải
26 tháng 11 2016 lúc 18:00

Ta có hình vẽ:

A B C D E H

a) Vì AD là phân giác của ABC nên ABD = DBC

Xét Δ ABD và Δ EBD có:

AB = BE (gt)

ABD = EBD (cmt)

BD là cạnh chung

Do đó, Δ ABD = Δ EBD (c.g.c) (đpcm)

b) Δ ABD = Δ EBD (câu a) => BAD = BED = 90o (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow DE\perp BE\) hay \(DE\perp BC\left(đpcm\right)\)

c) Gọi H là giao điểm của AE và BD

Xét Δ ABH và Δ EBH có:

AB = EB (gt)

ABH = EBH (câu a)

BH là cạnh chung

Do đó, Δ ABH = Δ EBH (c.g.c)

=> AH = EH (2 cạnh tương ứng) (1)

và AHB = EHB (2 góc tương ứng)

Mà AHB + EHB = 180o (kề bù) nên AHB = EHB = 90o

\(\Rightarrow BH\perp AE\) hay \(BD\perp AE\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => BD là đường trung trực của AE (đpcm)

 

Bình luận (0)
Trương Hồng Hạnh
26 tháng 11 2016 lúc 18:12

Ta có hình vẽ:

A D B C E

Gọi BD cắt AE tại M

a/ Xét tam giác ABD và tam giác EBD có:

BD: cạnh chung

BA = BE (GT)

\(\widehat{ABD}\)=\(\widehat{DBE}\) (GT)

=> tam giác ABD = tam giác EBD (c.g.c)

b/ Ta có: tam giác ABD = tam giác EBD (câu a)

=> \(\widehat{A}\)=\(\widehat{E}\)=900 (2 góc tương ứng)

=> DE \(\perp\)BC (đpcm)

c/ Xét tam giác ABM và tam giác EBM có:

BM: cạnh chung

\(\widehat{ABM}\)=\(\widehat{MBE}\)(GT)

\(\widehat{A}\)=\(\widehat{E}\)=900

Trường hợp cạnh huyền góc nhọn

=> tam giác ABM = tam giác EBM (g.c.g)

=> \(\widehat{AMB}\)=\(\widehat{EMB}\) (2 góc tương ứng)

\(\widehat{AMB}\)+\(\widehat{EMB}\)=1800

=> \(\widehat{AMB}\)=\(\widehat{EMB}\)=900

=> BD \(\perp\)AE

Mà BM là phân giác góc B

=> BD là trung trực của AE (đpcm)

Bình luận (0)
Aki Tsuki
26 tháng 11 2016 lúc 19:47

Ta có hình vẽ sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A B C D E O 1 2

a) Xét ΔABD và ΔEBD có:

BD: Cạnh chung

\(\widehat{B_1}\) = \(\widehat{B_2}\) (gt)

BE = BA (gt)

=> ΔABD = ΔEBD (c.g.c) (đpcm)

b) Vì ΔABD = ΔEBD(ý a)

=> \(\widehat{BAD}\) = \(\widehat{BED}\) (2 góc tương ứng)

=> DE \(\perp\) BC (đpcm)

c) Gọi O là giao điểm của BD và AE

Xét ΔBAO và ΔBEO có:

BO: Cạnh chung

\(\widehat{B_1}\) = \(\widehat{B_2}\) (gt)

BA = BE (gt)

=> ΔBAO = ΔBEO (c.g.c)

=> OA = OE (2 cạnh tương ứng)

=> O là trung điểm của AE

mà BA = BE

=> BD là đường trung trực của AE (đpcm)

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Đạt
11 tháng 12 2016 lúc 21:51

hnsbcgc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
Rau
Xem chi tiết
Mai Shiro
Xem chi tiết
Tớ cuồng xô
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Có lẽ ... Yêu 1 người .....
Xem chi tiết
lequangha
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nhật Liên
Xem chi tiết