Ôn tập lịch sử lớp 7

Nguyệt Hải Băng

Đóng góp của : Trần Cảnh , Hồ Quý Ly

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Thanh Huyền
29 tháng 11 2016 lúc 18:21

Việt Nam _một đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.Qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm để được một đất nước Việt Nam đang dần dần đổi mới và phồn thịnh như ngày hôm nay quả là một điều không đơn giản.Để có được thành quả đó phải đánh đổi biết bao nhiêu công sức, máu xương của dân tộc. Đã có biết bao lần cải cách và sửa chữa đổi mới. Thành công cũng nhiều, nhưng thất bại cũng không ít. Nhưng dẫu sao cuộc cải cách đi trước lúc nào cũng là tiền đề và cũng là bài học kinh nghiệm quý giá cho lần cải cách sau tiến bộ hơn.Cuộc cải cách mà gây nhiều tranh cải trong dư luận xã hội cũng như trên diễn đàn nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay phải nói đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vào cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV. Phải nói rằng đây là công cuộc cải cách toàn diện đầu tiên của nước ta trên nhiều lĩnh vực và bằng nhiều phương thức khác nhau.

Trên thực tế đã có nhiều nhiều sách báo và công trình nghiên cứu đề cập đến những cải cách của Hồ quý Ly, thế nhưng mỗi bài viết đều thể hiện cách tiếp cận khác nhau và đa phần tài liệu chỉ mang tính chất đại cương,chưa được cụ thể và rõ ràng.Chính vì thế, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài này, với mong muốn nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá trên cơ sở những tài liệu đã có nhằm làm rõ những ưu điểm và hạn chế của cuộc cải cách mà Hồ Quý Ly đã thực hiện ở nước ta.Đồng thời góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về con người Hồ Quý Ly, là người “có công hay có tội?”, hay “vừa có công vừa có tội”?. Từ đó giúp chúng ta có thể hiểu và đánh giá, nhận định một cách đúng đắn, sâu sắc hơn và khoa học hơn về con người cũng như cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.

Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.

Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.

Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.

Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền như Thiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thân Thị Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Mai Chi
Xem chi tiết
Curtis
Xem chi tiết
Trung Đặng
Xem chi tiết
Hướng Tới Tương Lai
Xem chi tiết
Thị Hồng Đỗ
Xem chi tiết
Đoàn Nhật Nam
Xem chi tiết
Phụng Lu
Xem chi tiết
Youtuber.progamingsang
Xem chi tiết