Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Giang
10 tháng 8 2017 lúc 22:42

Câu 1:

Quyển sách mẹ tôi mua rất hấp dẫn.

------------CN----------------VN------

Câu 1 có mở rộng thành phần CN là:

Quyển sách mẹ tôi mua

---CN---------VN-------

Câu 2:

Chiếc xe đâm vào tường dừng hẳn lại.

-----------------CN------------VN------

Câu 2 có mở rộng thành phần CN là:

Chiếc xe đâm vào tường

---CN---------VN-------

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 5:51

- Quyển sách //mẹ tôi// mua//rất hấp dẫn.

CN CN VN

CN

- Chiếc xe// đâm vào tường dừng hẳn l

CN VN

Bình luận (0)
Nhốc Chít Bông
11 tháng 8 2017 lúc 10:01

Quyển sách mẹ tôi mua // rất hấp dẫn

CN // VN

Ngoài ra trong câu chủ ngữ còn được phân tích như sau

CN: Quyển sách

VN :mẹ tôi mua

Chiếc xe đâm vào tường// dừng hẳn lại

CN // Vn

Hoặc như thế này vẫn có nghĩa đúng

CN: Chiếc xe

VN: đâm vào tường dừng hẳng lại

Chúc bạn học thật tốt nhé, cố lên. Đừng phụ lòng ba mẹ nha.Blog.Uhm.vN

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Đăng Trọng
Xem chi tiết
Nguyên Vương
10 tháng 8 2017 lúc 21:01

Lòng nhân hậu là một phần của tình yêu thương trong mỗi con người...

Biểu hiện của lòng nhân hậu là biểu hiện của tình yêu thương giữa con người trong cuộc sống.

Lòng nhân hậu có trong cuộc sống vì bạn vẫn luôn cần sẻ chia tình yêu thương và đón nhận tình yêu thương từ người khác.

Có lòng nhân hậu, bạn hiểu được yêu thương là thế đó !

Giá trị hiện thực :
- Bạn thương mẹ mỗi lần mẹ đi làm về muộn, mệt mỏi mà vẫn phải chuẩn bị cơm nước cho gia đình.
- Khi bạn vẫn muốn rút những đồng lẻ trong túi cho những người khó khăn bên đường

Giá trị nhân đạo :
- Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi tới trái tim...

Bình luận (0)
Ma Đức Minh
10 tháng 8 2017 lúc 21:18

lòng nhân hậu mà đem ra bàn thì chẳng còn giá trị gì nữa.Thực tế thì những việc làm nhận đạo thì có nhưng chưa chắc là xuất phát từ lòng nhân hậu đâu bạn ơi.Ngày nay con người lạnh lùng với nhau đều là do sự vội vàng nhanh chóng gấp gáp mà ra cả.Thật là không biết nên thông cảm hay lo ngại đây...

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
11 tháng 8 2017 lúc 11:07

Là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu cứu giúp nhau giữa người với người. Nếu con người sống với nhau mà không có lòng nhân hậu thì người ta đối xử với nhau tệ bạc lắm.

Bình luận (0)
Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyên Vương
10 tháng 8 2017 lúc 20:35

a,Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. (câu ghép)

CN1 VN1, CN2 VN2

b,

Sang cuối thu, lá bàng / ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. TN , CN VN ~ Chúc bạn học tốt~
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 20:45

a)
Đoạn văn tả cảnh ngày mùa: cảnh gặt lúa trên đồng và cảnh tuốt lúa trên sân kho hợp tác xã. Xã viên lao động hăng say, hối hả. Các từ láy tượng thanh và tượng hình gợi tả âm thanh nghe thấy, cảnh vật nhìn thấy trong ngày mùa thôn tranh. Ngòi bút miêu tả sống động, vừa gợi hình vừa gợi cảm, làm nổi bật cảnh được mùa và niềm vui sướng của nhà nông. Nó cho thấy tài quan sát và vốn từ ngữ phong phú, cách dùng từ chính xác, ch

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 20:46

a) Nắng// lên//, nắng// chan mỡ gà trên đồng lúa chín

CN VN CN VN

b) Sang cuối thu,// lá bàng// ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống

TN CN VN

Bình luận (0)
Nguyễn Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 19:32

Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 19:28

Đặt câu:Dãy hành lang trường em rất rộng

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 19:28

Xin lỗi nhầm

Bình luận (0)
Hách Bạch
Xem chi tiết
Eren Jeager
10 tháng 8 2017 lúc 18:35

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.



Bình luận (0)
Đức Anh Noo Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
10 tháng 8 2017 lúc 12:25

Gió mơn man nhè nhẹ đủ sức cho vạn vật cảm nhận được hương vị của một buổi sáng đẹp trời. Nắng ban tặng sức sống ngày mới và cỏ cây nghiêng mình uống nắng trời. Cuối vườn, những quả cam khoác chiếc áo vàng như mật, căng tròn, mọng nước. Mấy bé na mở mắt tròn xoe đã dậy từ khi nào. Những trái sầu riêng, đu đủ chín thơm phức cả góc vườn, quyến rũ ong bướm bằng mùi thơm nồng nàn của chính nó. Các chị hồng duyên dáng ngát hương dịu dàng nhưng đủ sức đánh thức vạn vật. Mấy chú chim non trốn trong vòm lá um tùm đã tung đôi cánh bay vào khoảng trời bao la. Cả vườn cây hoa trái tự hào vì đã mang sức sống ngọt lành của mình dâng tặng con người! Không khí của một buổi sáng sớm như một bài ca rộn rã, tươi vui. Tôi ưỡn lồng ngực, dang đôi tay và cảm nhận cái không khí trong lành mà có lẽ ở thành thị sẽ chẳng có được! Có bao giờ, bạn thử lắng nghe?… Hãy lắng nghe… Để cảm thấy tiếng chim hót líu lo! Những con tu hú cất tiếng kêu báo hiệu một mùa vải chín vào ngày chớm hè. Trên sân, mấy chú chim sẻ nhảy nhót đùa giỡn với nắng.


Bình luận (0)
Kaori Miyazono
10 tháng 8 2017 lúc 12:40

Nhìn từ xa, khu vườn như chìm trong màn sương trắng. Được bao bọc bởi những cây cao, vòm lá xum xuê, trồng thẳng tắp. Dưới gốc cây, những bồn hoa được cắt tỉa cẩn thận, chia khu vườn thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch men. Mặt trời bừng lên, chiếu những tia nắng hồng, xua tan màn sương, để lại trên lá cây những hạt sương to long lanh như những hạt ngọc. Một chú chim chào mào có gù lông màu vàng nghệ, từ đâu bay đến, đậu trên cành hoa sứ hót lên một hồi lanh lảnh rồi vụt bay đi. Chim trong các vòm cây hoạ theo tiếng hót, khu vườn chợt rộn rã tiếng chim. Nghiêng mình nghe chim hót, những nàng hồng hé cánh hoa, phô sắc áo màu đỏ thẫm. Nụ hoa he hé toả hương dịu dàng. Chao ôi ! Khu vườn buổi sáng đẹp lung linh, diễm lệ ...

Bình luận (0)
๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
10 tháng 8 2017 lúc 12:48

Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời.

Bình luận (0)
dang tran thai binh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
10 tháng 8 2017 lúc 12:10

câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

Bình luận (0)
Bùi Khánh Vân
10 tháng 8 2017 lúc 12:20

phrăng là một cậu bé một cậu bé hồn nhiên, ham chơi nhưng biết lẽ phải, yêu tiếng mẹ đẻ, quý trọng và biết ơn thầy.

Bình luận (0)
Kaori Miyazono
10 tháng 8 2017 lúc 12:26

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng " của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Thật vậy, Phrăng là một chú bé vô tư và hồn nhiên. Tuy đã trễ giời đến lớp nhưng vì mải chơi, Phrăng đã có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng cỏ. Phrăng cũng như bao đứa trẻ khác, cậu ham chơi, hiếu động và vô lo vô nghĩ. Nhưng điều đặc biệt khiến em vô cùng yêu mến Phrăng đó là tình yêu nước thiết tha ở cậu bé. Tình yêu nước ấy được thể hiện rõ trong buổi học Pháp văn cuối cùng. Khi nghe thầy Ha-men thông báo người dân vùng An-dát không còn được học tiếng Pháp nữa, Phrăng đã cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Tâm trạng của Phrăng đã có sự biến đổi sâu sắc, cậu cảm thấy ân hận vì đã lãng phí thời gian học tập, không nhớ các quy tắc phân từ của tiếng Pháp. Khi nghe thầy Ha-men giảng bài, Phrăng cảm thấy trân trọng thầy giáo của mình, cậu cũng chưa bao giờ thấy mình hiểu bài nhanh đến thế. Diễn biến tâm trạng của Phrăng trong buổi học cuối cùng đã cho ta thấy được tình yêu nước sâu sắc và mãnh liệt ở chú bé. Em vô cùng yêu mến chú bé Phrăng ...

Bình luận (0)
Thùy Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 11:33

1. Mở bài:

* Giới thiệu nhân vật và tình huống:

- Tiếng van xin văng vẳng trong đêm làm cho em chú ý.

- Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người coi ao cá đầu làng.

2. Thân bài:

* Phát triển câu chuyện:

- Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải đi kiếm ăn ban đêm.

- Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao.

- Người coi ao cá vớt cò lên, dọa trừng trị cò vì tội ăn trộm.

- Cò thanh minh, van xin, cầu mong được chết trong sạch.

3. Kết bài:

* Kết thúc câu chuyện:

- Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 11:34

“Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Các con tôi chết đói mất!”.

Tiếng van xin não nuột từ đâu vọng đến khiến em chú ý. Em vùng dậy ra mở cửa. Đến gần ao cá đầu làng, em nghe thấy trong lều trông cá có tiếng người lao xao. Trước cửa lều, một con cò mình mẩy ướt đẫm đang nằm thoi thóp. Em chợt hình dung ra câu chuyện về mẹ con nhà cò...

- Mẹ ơi! Chúng con đói quá!

- Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về sẽ có cá cho các con ăn.

Cò mẹ vừa nói vừa âu yếm vuốt nhẹ lên đầu từng đứa con. Trong đầu cò mẹ cứ xoáy lên câu hỏi: “Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi trong lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này?”.

Bỗng có tiếng lao xao của mấy chị vạc bay ngang qua. Cò mẹ nghĩ: “Hay là mình thử đi kiếm ăn đêm như họ xem sao. Biết đâu may ra mình lại kiếm được chút gì cho lũ con chăng?!”.

Nhìn các con ngủ chập chờn trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Cò mẹ thầm thì:

- Các con ngủ ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về ngay!

Lũ cò con nhao nhao:

- Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn mẹ nhé!

Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay đi. Khung cảnh ban ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã bay đến đâu. Bỗng thấy ở dưới có vệt đen mờ, trông như một cành cây, cò mẹ nghĩ bụng: “Ta nghỉ chân một chút đã”.

Cò mẹ vừa đặt chân lên thì rơi tùm xuống nước. Hoá ra đó chỉ là một nhánh cây mềm bên bờ ao. Cò mẹ cố bay lên nhưng không sao nhấc nổi mình. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu.

Nghĩ đến đàn con đang trông ngóng, cò mẹ trào nước mắt. Chợt một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát:

- A! Con cò này định ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Cho mày chết!

- Không! Không phải như thế! Tôi không ăn trộm cá...

Người coi ao cá vớt cò lên rồi vứt trước cửa lều.

Cò cố thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau làm thịt cò để xáo măng.

Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Nếu biết mẹ bị bắt, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì tội ăn trộm ư? Không! Không thể được!

Khi người đàn ông tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò tha thiết nói:

- Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Tôi chỉ dừng chân tạm ở đây thôi. Tôi thực tình không biết chỗ này là ao cá của ông. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục, có như vậy nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.

Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút hãi hùng...

Chợt có tiếng mẹ em lay gọi: “Dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế này hả con?” Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm vừa học hôm qua đã hiện lên trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: “Người dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch. Chết trong còn hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con cò để nói lên điều ấy cháu ạ!”.

Bình luận (2)
Dương Linh Chi
10 tháng 8 2017 lúc 11:42

Bài làm:

Đã quá nửa đêm mà mấy chú cò con vẫn không ngủ được.Chốc chốc chúng lại rục rịch cựa quậy trong tổ....Cò mẹ biết chúng đang đói.

Lòng chị đau như cắt.Suốt cả này chị gắng hết sức nhưng vẫn không kiếm được miếng nào đáng kể.Mãi đến tối mịt,chị mới mò được vài ba con tép tí ti còn sót lại trên thửa ruộng gần đây.Con chị đói,nhưng chính chị còn đói hơn.

Ở chân trời,trăng đã lên,ánh trăng trải mờ xuống cánh đồng.Chị cò nằm yên bất động,dường như sự mệt mỏi và cái đói đã khiến chị không đủ sức cựa quậy...và chị thiếp đi lúc nào không biết.

Tiếng gà tỏng xóm vọng ra văng vẳng làm cò mẹ giật mình.Trời sắp sáng,chị nhìn mấy đứa con tội nghiệp,chúng hãy còn say sưa,có lẽ mấy hôm nay nó ko ngủ được.Bỗng dưng chị thương chúng quá,thương hơn bao giờ hết;trong tâm trí cò mẹ hiện ra một cái ao nhỏ đầy tôm tép cách tổ không xa mà hôm qua chị ko dám đến vì ở đó đông người.Từ hôm bị viên đạn xuyên qua cánh,chị ko dám liều lĩnh đến gần người,nhỡ...Nhưng thôi,liều một chuyến xem sao.Cò mẹ nhìn các con...linh tính báo cho chị biết trước lần này là lần cuối chị trông thấy các con.

Cò mẹ bay lướt đi không một tiếng động.Chị đáp mình đậu xuống một cành tre thấp là là mặt ao.Mắt chị cố soi thật rõ làn nước....Gió thổi,cành tre cứ đung đưa như võng.Bỗng có tiếng gì như cả đoàn người đi lại.Cò mẹ hôt hoảng.Cò mẹ cất cánh lên...nhưng không kịp nữa,chị đã rơi khỏi ngọn tre và nằm trong dòng nước lạnh.Tiếng bước chân mỗi lúc một gần...Thoảng trong tâm trí chị hình ảnh các con đang mòn mỏi chờ mẹ về.

*Bài làm mình tự hoàn thành nên bạn yên tâm nhé! Chúc bạn hok tốt!

Bình luận (1)
nguyễn phương anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 11:43

Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giáo viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 11:44

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng em, ý nhắc bảo chúng em: chúng em vân còn nhỏ hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầu đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

Bình luận (0)
Hop Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Linh
10 tháng 8 2017 lúc 10:49

Bài làm

Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những tán cây quanh sân trường. Chúng em thực sự bước vào một kì nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước.

Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.

Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi! ”. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng

phau vui đón bước chân du khách. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày đêm.

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng. Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những chòm mây trắng ln bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời chào chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích. '

Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.

Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh sóng vỗ.

Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch ấy làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nếu không có ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, hẳn chúng em không dám ra ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu, Nước triều dâng cao gần sát lề đường. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.

Thế là hết ngày đầu tiên sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm . Đề kịp ngắm cảnh bình minh huy hoàng trên biển cả.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
10 tháng 8 2017 lúc 10:49

​Chúc bn học tốt ok

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Linh
10 tháng 8 2017 lúc 10:48

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Em được đi nghỉ mát ở biển vào dịp nào? ở đâu?

2. Thân bài:

* Tả cảnh biển:

+Cảnh biển nhìn từ xa:

- Mênh mông, xanh thẳm...

- Chan hoà ánh nắng.

+Cảnh biển sáng, trưa, chiều, tối:

- Bãi cát trắng phau...

- Rất đông người tắm biển.

- Ngoài khơi, bà con ngư dân đánh cá...

- Hoàng hôn buông xuống, biển đẹp vẻ đẹp bí ẩn.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Thích thú.

- LƯU luyến khi chia tay.

Bình luận (0)