Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

nguyễn thi trà giang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
13 tháng 8 2017 lúc 6:38

A. Ta kháng chiến , tre lại là đồng chí chiến đấu của ta

Ai làm gì

B. Những đông tác thả sào , rút sào nhanh như cắt

Ai làm gì

C. Thân tre cứng cỏi , tán tre mềm mại

Ai thế nào

D. Quê hương là đường đi học

Ai là gì

E. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống

Ai thế nào

G . Cây lan hoa nở trắng xóa

Ai làm gì

2. Chỉ ra lỗi và sửa lỗi ở câu sau

A. Ong vàng , ong vò vẽ, ong mật

=>Thiếu chủ ngữ

=>Ong vàng , ong vò vẽ, ong mật đang thi nhau hít mật

B. Sáng nay trên con đường quen thuộc

=>Thiếu CN,VN

=>Sáng nay trên con đường quen thuộc,mọi người đi lại tấp nập.

Bình luận (0)
Eren Jeager
13 tháng 8 2017 lúc 8:10

A. Ta kháng chiến , tre lại là đồng chí chiến đấu của ta

=> Ai làm gì

B. Những đông tác thả sào , rút sào nhanh như cắt

=> Ai làm gì

C. Thân tre cứng cỏi , tán tre mềm mại

=> Cái gì thế nào

D. Quê hương là đường đi học

=> Ai là gì

E. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống

=> Ai thế nào

G . Cây lan hoa nở trắng xóa

=> Ai làm gì

2. Chỉ ra lỗi và sửa lỗi ở câu sau

A. Ong vàng , ong vò vẽ, ong mật

=> Thiếu VN

=> Ong vàng , ong vò vẽ , ong mật đang thi nhau kiếm mật

B. Sáng nay trên con đường quen thuộc

=> Thiếu CN , VN

=> Sáng nay trên con đường quen thuộc , tôi thấy có chút gì lạ lắm

Bình luận (0)
Trần Quốc Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 20:19

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
13 tháng 8 2017 lúc 5:02

Phần Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu sự viêc, nhân vật và tình huống ...để miêu tả và biểu cảm .

- Cảm nghĩ chung của em .

Phần Thân bài có nhiệm vụ giơi thiệu chung về nv và ý tưởng của bài văn . Câu chuyện theo một trình tự nào đó, nội dung của phần này hướng tới trả lời những câu hỏi như:

- Chuyện(kỉ niệm..) xảy ra ở đâu?

- Vào thời điểm nào?

- Chuyện xảy ra với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? …

- Miêu tả được sử dụng kết hợp khi kể về người, vật, khung cảnh,…

- Biểu cảm được sử dụng để bày tỏ tình cảm, thái độ của người kể đối với đối tượng được kể hoặc của nhân vật đối với nhân vật...

=> Qua việc đó nv có suy nghĩ gì (miêu tả và biểu cảm tâm trạng ...)

Phần Kết bài có nhiệm vụ nêu suy nghĩ, tâm trạng của người kể hoặc nhân vật.

- Có thể liên hệ bản thân .

Bình luận (0)
Eren Jeager
13 tháng 8 2017 lúc 8:20

Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề bài để xác định nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết cần phải hướng tới. Từ đó đặt câu hỏi để tìm ý (nội dung văn bản sẽ nói về điều gì? Qua đó cần bộc lộ thái độ, tình cảm gì?)
Bước 2 : Xây dựng bố cục (dàn bài).
Bố cục của văn biểu cảm cũng bao gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – kết bài. Tuy nhiên việc sắp xếp ý để tạo thành một bố cục hoàn chỉnh phụ thuộc vào mạch cảm xúc của người viết, không hề máy móc áp đặt một kiểu nào.
Nhưng dù sao thì phần mở bài và kết bài thường là những câu văn nêu cảm nhận chung hoặc nâng lên thành tư tưởng, tình cảm khái quát.
Các ý lớn nhỏ trong phần thân bài phải được sắp xếp hợp với diễn biến tâm lý của con người trước từng sự việc, đối tượng.
Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian. Cảm xúc ban đầu của mình.
Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
Kết bài: kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
Bước 3: Hoàn thành văn bản. Đây là bước quan trọng. Trên cơ sở là dàn bài đã xây dựng, người viết triển khai thành bài văn hoàn chỉnh.
Cần lưu ý là trong quá trình diễn đạt phải biết kết hợp với các phương thức biểu đạt khác (miêu tả, tự sự, nghị luận); đồng thời phải biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá…).
Câu văn có sự biến hoá linh hoạt (có câu trần thuật, câu cảm, câu nghi vấn, câu cầu khiến; câu dài, câu ngắn; có câu tỉnh lược, câu câu tồn tại…). Lời văn phải có cảm xúc với vốn từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.
Bước 4: Kiểm tra lại bài : Ngoài việc kiểm tra cách diễn đạt, sửa lỗi cần phải kiểm tra lại xem văn bản đã toát lên tư tưởng, tình cảm chính chưa, hoặc đã tạo được sự xúc động cho người đọc chưa.

Bình luận (0)
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
12 tháng 8 2017 lúc 19:33

* 5 câu ghép

+ Lớp trưởng lớp em không những học giỏi mà bạn ấy còn xinh xắn, đáng yêu

+ Nếu ở trường bạn học giỏi và ngoan ngoãn thì sẽ được thầy cô quý mến, các bạn cùng lớp ngưỡng mộ. + Bố em là công nhân, mẹ em là giáo viên.
+ Ở nhà, em quét nhà còn chị em rửa bát.
+ Hằng ngày, mẹ dậy nấu bữa sáng cho cả gia đình còn bố đèo chúng em đi học. * 5 câu đơn + Tôi là học sinh. + Bông hoa hồng này rất đẹp. + Ngôi trường là nơi giúp chúng giúp chúng em học tập tốt + Chúng tôi rất yêu quý ngôi trường này + Cảnh vật trở nên huyền ảo.
Bình luận (0)
Kaori Miyazono
12 tháng 8 2017 lúc 20:00

* Đặt 5 câu ghép:

+) Vì trời mưa nên đường rất trơn.

+) Tại vì trời mưa nên em đi học muộn

+) Nhờ chăm học mà tôi được điểm cao.

+) Không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất lễ phép.

+) Tuy Lan học giỏi nhưng bạn không kiêu ngạo.

* Đặt 5 câu đơn:

+) Chúng tôi rất yêu quý quê hương

+) Gia đình là mái ấm

+) Không khí thật trong lành

+) Tôi là 1 nữ sinh (=.=)

+) Vạn vật đã thay đổi ...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 20:28

5Câu ghép

-Đôi môi em nhỏ xinh và bé cười chúm chím

-Mặc dù học rất chăm chỉ nhưng bạn ấy vẫn chưa giỏi

-Nếu bạn không nhanh lên,tôi sẽ đi đấy

-Nàng công chúa thật hiền lành,nàng luôn giúp đỡ mọi người

-Vì trời mưa nên Đức nghỉ học

5 câu đơn:

-Em bé đang cười

-Chú gà trông thật bảnh

-Văn là môn em thích

-Em học lớp 8

Bình luận (0)
nguyễn thị hà my
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
12 tháng 8 2017 lúc 17:19

Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được. Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.

Bình luận (0)
Vương Nguyên
12 tháng 8 2017 lúc 17:20

gianroi

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 17:27

Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.

Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.

Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.

Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được.Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.

Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.

Bình luận (0)
Cỏ Ba Lá
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
12 tháng 8 2017 lúc 12:37

Trong từng câu mục đích dùng câu hỏi để làm gì :

a, Cả lớp giữ trật tự được không ?

=> Thể hiện yêu cầu, mong muốn.

b, Sao bạn lười học vậy ?

=> Tỏ thái độ khen chê.

c, Tại sao bạn lại trốn học ?

=> Tỏ thái độ khen chê.

d, Tớ làm thế này mà sai à ?

=> Khẳng định, phủ định.

e, Cậu làm như thế này mà đúng à ?

=> Khẳng định, phủ định.

P/s: Cái này mk chưa học, sai thì thoy nhé :)

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 13:27

Trong từng câu mục đích dùng câu hỏi để làm gì :

a, Cả lớp giữ trật tự được không ?

=>Yêu cầu

b, Sao bạn lười học vậy ?

=>Chê trách

c, Tại sao bạn lại chốn học ?

=>Nghi vấn

d, Tớ làm thế này mà sai à ?

=>Nghi vấn

e, Cậu làm như thế này mà đúng à ?

=>Nghi vấn

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 8 2017 lúc 14:46

a)Yêu cầu

b) Thái độ khen , chê

c) Thái độ khen chê

d) Khẳng định , phủ định

e)Khẳng định , phủ định

Bình luận (0)
nguyễn thị hà my
Xem chi tiết
Vương Nguyên
12 tháng 8 2017 lúc 16:36

những miền đất mà ong đi qua là những miền đất đầy hoa thơm từ rừng sâu đến biển xa nói về vẻ đẹp của hoa chuối , màu trắng tinh khiết của hoa ban , những loài hoa hoang dại tưởng như chưa từng có 1 cái tên ... từ đó cảm thấy rằng đất nước Việt Nam này thật rộng lớn và càng yêu và tự hào về đất nước mình .( ha chỉ dc z thoi )

Bình luận (0)
Tống Thị Loan
Xem chi tiết
Lý Đỗ Thị
12 tháng 8 2017 lúc 11:55

Trong gia đình, người mả em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời' gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Bình luận (0)
Kaori Miyazono
12 tháng 8 2017 lúc 12:40

Bạn tham khảo :)

Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. Bà - dù chỉ là một tiếng đơn sơ ấy thôi, nhưng rất thân thương gần gũi với em ngay từ khi em bắt dầu tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu vào trong trí nhớ của cháu, trong tim của cháu. Một người bà hiền từ, nhân hậu.

Bà năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn hơi gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu tiều tụy. Lưng bà hơi còng xuống, nước da bà bị nắng cháy xạm màu và đã trổ đồi mồi có lẽ vì bà phải bươn chải tảo tần buôn bán để nuôi mẹ, các cậu các dì của em. Mắt bà không còn tinh tường, con ngươi hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà hiền hậu đầy yêu thương tnu mến. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi của bà khô lại theo năm tháng. Khuôn mặt của bà xuất hiện nhiều nếp nhàn ở đuôi mắt, khóe môi. Trên vầng trán của bà dường như mỗi nếp nhăn thể hiện cho một nỗi đau khổ, cho những khó khăn bà đã trải qua. Mỗi khi bà cười, những nếp nhân ấy lại hằn lên sâu hơn, đôi mắt của bà như cũng cười theo rất hiền từ. Những lúc buồn, đôi mắt của bà đăm chiêu, nó như phản chiếu được những ngày bà vất vả lặn lội kiếm tiền, lo cho con, cho cháu.

Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bà bao giờ cũng quý cũng yêu và hết lòng săn sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào những giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm, bà kể chuyện rất hấp dẫn làm cho em đã bao lần lạc vào xử sở cổ tỉch với nàng tiên, cô Tấm dịu hiền với cây đa, giếng nưức, xóm làng đơn sơ.

Những lúc em dồi hờn, khóc lóc bà dỗ dành, chiều ý cháu. Khi lớn hơn, bà đã cho em những lời khuyên qua những bài ca dao, những câu tục ngữ mà em vẫn nhớ… Bà vẫn thường dành những thức ăn ngon cho em: khi thì bánh, kẹo, khi thì trái cây… Những dịp đi đâu xa, bà không quên mang về bao nhiêu là những món ngon thức lạ.

Hình ảnh của bà thật thiêng liêng, cao quý. Bà già nua, ốm yếu nhưng tình cảm bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được người bà như thế. Suốt đời em sẽ ghi nhớ những tháng năm được sống gần bà, được bà yêu mến. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời khuyên mà bà cho cháu, khắc ghi mãi bóng hình bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu tốt để xứng đáng làm cháu của bà...

Bình luận (0)
Lê Phương Thanh
12 tháng 8 2017 lúc 13:04

Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là mộ người bà nội mà bà còn là tri âm tri kỉ của tôi. mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.

Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. bà toi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước dấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng nội tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi dó ông nội tôi còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy nội tôi thật khỏe khoắn. Thế nhưng giờ đây, bà nội tôi bị tai biến mạch máu não thật bất công cho những gì bà phải trải qua, sụ hi sinh hay tấm lòng cao cả kia.

Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt nội giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng nội tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy nội tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt nhưng vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại , đôi lông mày rụng hết phần dưới đi,mi mắt cũng rụng còn lại những sợ mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp vãn trẻ như vẫn con sáu mươi.

Dáng hình của nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gày gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người súc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi uất ức nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.

Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.

Bài văn hay tả về bà nội số 2:

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui“. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.

Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.

Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

Bình luận (2)
Linh Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 9:32

Ngày 20-11 vừa rồi, trường em có cuộc biểu diễn văn nghệ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong tình cảm chúng em.Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt.Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo.Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn.Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 8B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 6B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy…"Tốp ca lớp 6E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông…Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 6 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 6A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành.Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc.Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 9:34

Hằng năm, cứ vào dịp Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn của các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong trường. Năm nay cũng vậy, buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày tôn vinh quý thầy cô của trường em làm em thật sự ấn tượng.

Mở đầu là những tiết mục văn nghệ của các chi đội 2A và 4C. Các bạn ấy hát thật hay, múa thật đều và dẻo. Sau khi cô Hiệu trưởng đọc diễn văn là lời phát biểu của Trưởng ban đại diện học sinh. Chương trình văn nghệ chào mừng bắt đầu. Đồng ca lớp 4A đã khiến cho tất cả các khán giả trong hội trường trật tự và theo dõi. Các bạn nữ lớp 1B với tiết mục hát múa Đi học. Các bạn ấy rất chăm chút về phần trang phục diễn.

Em rất thích cách các bạn ấy điều khiển những chiếc ô đủ màu sắc. Trông chúng thật bắt mắt làm sao! Nhìn lên sân khấu, ai ai cũng thấy yêu những cô bươm bướm nhỏ 1B. Tiếp đến là tiết mục nhảy aerobic của nhóm lớp 3A và lớp 3B. Những động tác khỏe mạnh và nhanh gọn được các bạn thể hiện đều tăm tắp. Cô Tổng phụ trách còn tiết lộ rằng các bạn ấy chỉ tập bài này trước buổi diễn có 2 tuần. Thật là cảm phục các bạn ấy! Đến tiết mục của cô Hải dạy nhạc, ai ai cũng hào hứng vỗ tay. Cô thật đẹp trong chiếc áo dài màu hồng phấn, tiếng hát cô ngân vang với bài Khúc ca người giáo viên.

Một tiết mục đơn ca đặc sắc nữa đến từ chi đoàn 5B, bạn Tú Linh hát bài Bụi phấn khiến mọi người đều xúc động. Khép lại buổi biểu diễn văn nghệ là tiết mục hài kịch của chi đoàn em, chi đoàn 3C, khiến mọi người đều cảm thấy vui nhộn, sôi nổi. Chúng em lần lượt mang những bó hoa tươi thắm lên tặng các thầy cô và chụp ảnh lưu niệm. Buổi mít tinh kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong tiếng vỗ tay và reo hò của học sinh toàn trường.

Bằng lời ca tiếng hát của mình, các bạn học sinh đã tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của mình. Em rất vui và thích thú với những buổi biểu diễn văn nghệ như vậy tại trường. Hi vọng rằng các dịp kỉ niệm tiếp theo trường em cũng sẽ có những tiết mục văn nghệ đặc sắc như năm nay.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
12 tháng 8 2017 lúc 9:42

Cứ một quý một lần, trường em lại tổ chức buổi diễn văn nghệ cho các lớp giao lưu với nhau. Các thầy cô khuyến khích chúng em tham gia tất cả các bộ môn nghệ thuật năng khiếu ở trường: múa, hát, nhảy, đàn, kịch… Chúng em rất hào hứng với những buổi diễn văn nghệ này.

Đến hẹn lại lên, trường em hôm nay tổ chức buổi giao lưu văn nghệ giữa các lớp: quý này có năm lớp đăng kí giao lưu gồm những thể loại khác nhau: violin, hát, nhảy, múa ấn độ,kịch trong đó lớp em đăng kí thi violin. Mở đầu chương trình là bài hát của các bạn lớp D về thầy cô, tình bạn. Tiếp đến là bài nhảy hiphop của các bạn lớp E, động tác vẫn còn chưa chắc chắn nhưng rất sôi động khiến cả sân trường như nóng lên vậy. Sau màn hiphop là tiểu phẩm kịch hài của các bạn lớp A, các bạn ấy diễn như đã được dậy và tập rượt từ rất rất lâu rồi. Tiếp màn cười hả hê là múa ấn độ, trông các bạn giống nhân vật Anandi trong phim cô dâu tám tuổi vậy, nhìn cái đầu lắc lắc trông đến ngộ. Và màn biểu diễn mong chờ nhất là violin-cô bạn nhỏ dễ thương của em. Bạn ấy mặc một chiếc váy trắng tinh khôi, tiếng nhạc cất lên du dương, cơ thể bạn ấy đung đưa theo tiếng kéo đàn, những bàn tay dưới sân trường từ từ giơ lên cũng đung đưa theo nhịp cùng tiếng nhạc. Khi bài biểu diễn kết thúc mọi người cùng đứng lên vô tay khen hay quá, muốn bạn ấy chơi nữa nhưng thời gian không cho phép.

Buổi diễn giao lưu văn nghệ đã hết, chúng em lên lớp tiếp tục những bài học trên lớp, không ai nói nhưng ai cũng dư âm về bài violin của cô bạn dễ thuơng của em.

Bình luận (0)
Hoài Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
12 tháng 8 2017 lúc 8:31

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

Bình luận (0)
Dương Linh Chi
12 tháng 8 2017 lúc 8:34

Trong hoàng hôn,làng quê tôi mơ màng....

Con sông uốn quanh từng rặng dừa xanh duyên dáng,lững lờ trôi về chân trời...Ngày ấy,tôi còn là đứa trẻ tám tuổi.

Vào mùa mưa,cứ mỗi buổi chiều khi con bìm bịp kêu nước lớn,tôi xin mẹ được ra sông tắm.Trong làn nước mát,tôi ngụp lặn thỏa thích cho đến khi ông mặt trời đã khuất hẳn rặng dừa bên sông.Vào những ngày nghỉ,tôi được tắm sớm hơn và như thế tôi được tắm lâu hơn,khỏi lo gì trời tối. Vào những dịp ấy,sau khi vẫy vùng đã chán,tôi lặng nhìn cảnh quê hương tôi trong buổi hoàng hôn;ngày đã đi rồi.Chiều rồi,một đàn cò thả cánh lượn qua lượn lại,bóng hàng tre nghiêng nghiêng rủ ông mặt trời đi ngủ sớm.Chiều rồi,bao mái tranh nghèo,lặng lẽ buồn trong không gian yên ắng,hàng cau thầm thì gọi những hạt nắng rong chơi mau trở về.Chiều rồi,dòng sông hiền hòa,lững lờ trôi mang thêm một kỉ niệm của tôi đi theo tháng ngày...

Năm nay,tôi đã mười ba tuổi,năm năm xa quê còn gì.Vào những buổi chiều tà,tôi cảm thấy lòng trống vắng và tôi hiểu rõ rằng chỉ có làng quê tôi mới bù đắp được.Thời gian xóa nhòa đi tất cả những kỉ niệm về làng quê năm nào không hề phai nhạt trong trí óc tôi:một dòng sông thật bình thường,hiền hòa trôi mang bao kỉ niệm thời thơ ấu,cánh đồng thật bình thường mơ màng buồn trong nắng hoàng hôn...thế mà soa tôi vẫn thấy có nét gì đó khác hẳn với những con sông,những cánh dồng..mà tôi đã gặp.Có pải chăng đó chính là linh hồn quê hương tôi?Và bất giác,tôi thầm nhớ những câu thơ:

"Quê hương là gì hở mẹ?

Mà cô giáo dạy pải yêu

Quê hương là gì hở mẹ?..."

Bình luận (0)
Lê Dung
12 tháng 8 2017 lúc 8:24

a. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh.

+ Hoàng hôn trên quê hương. Cảnh đẹp và mơ màng của quê hương.

+ Hồi tưởng lại ngày tôi còn nhỏ tuổi.

b. Thân bài

- Phát triển câu chuyện.

+ Mùa mưa. Nước lớn, tôi ra tắm trong làn nước mát của con sông quê.

+ Sau khi tắm, tôi ngồi lặng nhìn cảnh đẹp, dầy thơ mộng và lưu luyến của dòng sông, của những cánh cò, của những bờ tre.

+ Lặng buồn trước những mái tranh nghèo.

+ Xa quê đã lâu, tôi vẫn không sao quên được những cảnh bình dị gửi gắm bao nhiêu kỉ niệm ấy.

c. Kết bài

- Bất giác nhớ đến những câu thơ viết về quê hương.

Bình luận (0)
PARTICULARLY JUST ME
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
11 tháng 8 2017 lúc 20:40

Bài làm :

Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.

Vì đã thông báo trước cho ông bà nên khi xe của gia đình em vừa đến con đê đầu làng thì ông của em đã đứng ở gốc cây đa chờ từ bao giờ. Khi xuống xe, hít thở những luồng không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh vật quê hương đẹp đẽ mà vô cùng quen thuộc thì em rất vui, muốn chạy thật nhanh về nhà của ông bà. Vì vậy mà khi em nhìn thấy ông nội của em đang đứng đợi gia đình em ở quán nước gần gốc đa thì em đã rất bất ngờ, hạnh phúc nữa. Em đã vẫy tay và gọi ông thật to, sau đó thì vội vàng chạy mà sà vào lòng ông. Cảm giác ấm áp khi nằm trong vòng tay ông thật quen thuộc, em đã luôn tưởng tượng ra cảnh này trong suốt quãng đường đi, để bây giờ trở thành hiện thực thì em rất xúc động, sống mũi đã bắt đầu cay cay.

Ông ôm em vào lòng mà vỗ về, cảm giác này thật thân thương quá. Sau khi đã bình tĩnh hơn được một chút thì gia đình em cùng ông đi bộ về nhà, trên đường đi lúc nào em cũng nắm chặt tay ông, bàn tay ông cũng vô cùng ấm áp, khi em nắm tay ông thì có cảm giác rất an toàn và an tâm. Đã lâu không về quê nhưng người dân quê em vẫn không có gì thay đổi, vẫn hồn hậu, chất phác, thân thiện và gắn bó như vậy, trên suốt quãng đường đi mọi người rất nhiệt tình chào hỏi và bắt chuyện hỏi han tình tình của bố mẹ em thời gian qua. Sự nhiệt tình, ấp áp của tình cảm hàng xóm, láng giềng này cũng vô cùng khác lạ so với không khí xã giao nơi thành phố.

Nơi ở hiện tại của gia đình em nằm ở trung tâm của thành phố, những ngôi nhà san sát nhau nhưng em cũng chưa hề biết hết mặt của những người hàng xóm, nếu có gặp thì mọi người cũng chào hỏi theo kiểu lịch sự. Cũng không phải vì người dân ở thành phố không thân thiện bằng ở quê nhưng do guồng quay công việc quá bận rộn, họ không có thời gian để làm quen và nói chuyện một cách chân tình như người dân quê em. Đây cũng là một trong những lí do em rất thích về quê. Khi về đến nhà thì bà và mọi người đều vui mừng ra sân đón gia đình em, ông bà và các bác còn chu đáo đến mức làm cơm canh tươm tất để tiếp đãi gia đình em nữa. Thực sự em cảm thấy rất vui và cảm động, vì dù có xa quê, một năm cũng chỉ về được một đến hai lần nhưng mọi người vẫn dành cho gia đình em những tình cảm thân thương nhất, ấm áp nhất. Đây có lẽ là sức mạnh của tình thương, của máu mủ ruột rà.

Sau đó mẹ em đã cùng các bác gái làm cơm, chuẩn bị cho bữa cơm đoàn viên, sum họp. Bố em và các bác trai thì ngồi uống nước chè và nói chuyện, tâm tình ở chiếc sập mà ông em kê ở gần bờ ao, bà em thì đang nựng nịu em trai của em. Không khí này sao thật quen thuộc mà ấm áp quá. Lần nào cũng vậy, hễ về quê là em sẽ cùng ông em vào vườn cây cảnh của ông để tỉa cành, tưới nước, bắt sâu. Hai ông cháu em rất hợp tính nên dù làm những công việc mộc mạc, giản dị nhất thì cũng thấy rất vui vẻ, thú vị. Lần trước khi về thì ông em đã dạy em cách tưới cho những chậu cây cảnh sao cho phù hợp, để cây không bị khô quá mà cũng không bị ngập úng cho nước. Lần này về thì ông em đã dạy em cách tỉa cành. Nói là tỉa cành nhưng em cũng làm những công việc rất đơn giản, em chỉ việc tìm ra những chiếc lá sâu và dùng kéo cắt những chiếc lá ấy đi.

Làm vườn cùng ông rất thú vị, sau khi làm xong công việc vườn tược, ông cháu em đã ngồi thủ thỉ tâm sự, ông hỏi em về tình hình học hành trên trường, trên lớp như thế nào. Sau khi em khoe với ông những thành tích tốt mà em đã đạt được thì ông em rất vui, ông nói ông rất tự hào về em. Ông cũng hứa với em ngày mai sẽ làm cho em một chiếc diều sáo mà đến chiều thì sẽ đưa em ra bờ đê để thả. Em cảm thấy vui mừng và hạnh phúc lắm, em còn cảm thấy vui hơn khi mẹ mua tặng cho em một bộ quần áo thật đẹp nữa. Sau khi cùng ông tỉa cành thì bà lại gọi em lại để cùng bà đi ra ngoài ruộng hái những cây rau sống về ăn. Những cây rau sống này dưới bàn tay chăm sóc của bà em thì phát triển tươi tốt, cây nào cây nấy xanh non mơn mởn. Chắc hẳn những cây rau này sẽ làm cho bữa tối của gia đình em trở nên ngon miệng hơn.

Chuyến về quê này của gia đình em thực sự rất vui và ý nghĩa, trở về quê hương của mình em không chỉ là hưởng thụ phần thưởng mà bố đặc biệt dành cho gia đình em, mà chuyến về này còn vô cùng ấp áp và hạnh phúc vì ông bà và những người trong đại gia đình của em dành cho gia đình nhỏ của em rất nhiều những bất ngờ cũng như những tình cảm yêu quý rất đáng trân trọng.

~ Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (2)
TRINH MINH ANH
11 tháng 8 2017 lúc 20:39

Đợi mình chútPARTICULARLY JUST ME

Bình luận (1)
Dương Hạ Chi
11 tháng 8 2017 lúc 20:40

Bài làm 1:

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

Bài làm 2:

Sau khi trải qua một năm học dài nhiều niềm vui nhưng cũng đầy những căng thẳng, mệt mỏi. Chúng em đã chính thức bước vào kì nghỉ hè đầy niềm vui và sự lí thú. Như thông lệ, cứ mỗi khi kết thúc một năm học, vào dịp nghỉ hè thì bố em sẽ đưa em và cả gia đình về quê thăm ông bà và các bác. Đây cũng là điều em mong chờ nhất trong kì nghỉ hè này, vì cũng đã rất lâu rồi, từ dịp Tết nguyên đán thì em mới có dịp về thăm quê, thăm ông bà. Vì vậy mà em cũng rất háo hức, kì vọng ở chuyến đi này.

Vì đã thông báo trước cho ông bà nên khi xe của gia đình em vừa đến con đê đầu làng thì ông của em đã đứng ở gốc cây đa chờ từ bao giờ. Khi xuống xe, hít thở những luồng không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh vật quê hương đẹp đẽ mà vô cùng quen thuộc thì em rất vui, muốn chạy thật nhanh về nhà của ông bà. Vì vậy mà khi em nhìn thấy ông nội của em đang đứng đợi gia đình em ở quán nước gần gốc đa thì em đã rất bất ngờ, hạnh phúc nữa. Em đã vẫy tay và gọi ông thật to, sau đó thì vội vàng chạy mà sà vào lòng ông. Cảm giác ấm áp khi nằm trong vòng tay ông thật quen thuộc, em đã luôn tưởng tượng ra cảnh này trong suốt quãng đường đi, để bây giờ trở thành hiện thực thì em rất xúc động, sống mũi đã bắt đầu cay cay.

Ông ôm em vào lòng mà vỗ về, cảm giác này thật thân thương quá. Sau khi đã bình tĩnh hơn được một chút thì gia đình em cùng ông đi bộ về nhà, trên đường đi lúc nào em cũng nắm chặt tay ông, bàn tay ông cũng vô cùng ấm áp, khi em nắm tay ông thì có cảm giác rất an toàn và an tâm. Đã lâu không về quê nhưng người dân quê em vẫn không có gì thay đổi, vẫn hồn hậu, chất phác, thân thiện và gắn bó như vậy, trên suốt quãng đường đi mọi người rất nhiệt tình chào hỏi và bắt chuyện hỏi han tình tình của bố mẹ em thời gian qua. Sự nhiệt tình, ấp áp của tình cảm hàng xóm, láng giềng này cũng vô cùng khác lạ so với không khí xã giao nơi thành phố.

Nơi ở hiện tại của gia đình em nằm ở trung tâm của thành phố, những ngôi nhà san sát nhau nhưng em cũng chưa hề biết hết mặt của những người hàng xóm, nếu có gặp thì mọi người cũng chào hỏi theo kiểu lịch sự. Cũng không phải vì người dân ở thành phố không thân thiện bằng ở quê nhưng do guồng quay công việc quá bận rộn, họ không có thời gian để làm quen và nói chuyện một cách chân tình như người dân quê em. Đây cũng là một trong những lí do em rất thích về quê. Khi về đến nhà thì bà và mọi người đều vui mừng ra sân đón gia đình em, ông bà và các bác còn chu đáo đến mức làm cơm canh tươm tất để tiếp đãi gia đình em nữa. Thực sự em cảm thấy rất vui và cảm động, vì dù có xa quê, một năm cũng chỉ về được một đến hai lần nhưng mọi người vẫn dành cho gia đình em những tình cảm thân thương nhất, ấm áp nhất. Đây có lẽ là sức mạnh của tình thương, của máu mủ ruột rà.

Bài làm 3:


Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

- Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!

Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…


Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…

Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.

Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…

Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.

Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:

- Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!

Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:

- Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!

Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.

Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…

Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.

Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:

- Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!

Bố em bật cười:

- Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố.

Bài làm 4:

Chủ nhật vừa rồi em cùng với bố mẹ về quê thăm bà ngoại. Đó là nơi có cánh đồng lúa xanh mướt, chỉ ngửi thôi, cũng đã thấy dễ chịu vô cùng.

Sau một thời gian thi cử mệt mỏi, cuối cùng em cũng đã được xả hơi. Quê ngoại là nơi em luôn mong được về chơi. Em rất nhớ ngoại, nhớ anh chị , cô chú ở đó.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Quê ngoại em là một miền quê yên bình, tĩnh lặng , không ồn ào như thành phố Hà Nội. Suốt chặng đường đi, em luôn háo hức, mong chờ. Cũng lâu lắm rồi em mới được về thăm ngoại. Hai bên đường về nhà ngoại lúa xanh mướt, thoang thoảng mùi thơm của lúa lúc trổ đòng! Xa xa là bóng hình những chú bò, trâu đang chăm chỉ gặm cỏ. Các chú rất khoái món cỏ bởi cỏ cũng xanh và "ngon" như lúa vậy! Các bác nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ, ai cũng nở nụ cười rất tươi dù trên trán vẫn lấm tấm những giọt mồ hôi. Gặp ai bố em cũng chào rất nhiệt tình. Mọi người dường như đều là người quê, người làng người nước nên thân thiết ghê!

Về tới nhà ngoại, em đã thấy ngoại đón sẵn ở cổng. Ngoại lo em và bố mẹ mệt nên chuẩn bị sẵn chiếc chiếu ngoài hiên để cả nhà ngồi nghỉ. Nhưng em không thấy mệt tí nào, dù đường có hơi xa một chút, em vẫn cảm thấy "sung sức" lắm! Nhìn ngoại ngày một già đi, em thương ngoại lắm! Mái tóc ngoại bạc hết rồi, chỉ còn lưa thưa vài sợi đen. Ngoại vuốt tóc em, hỏi em súc khoẻ, học tập và dặn dò em rất ân cần.

Nghỉ một lát, em vội phụ ngoại ra vườn hái hoa quả. Chà, vườn nhà ngoại nhiều quả tươi ngon ghê! Nào là na, nào là ổi, là khế,..... Rất nhiều quả cho em lựa chọn. Em phụ ngoại hái mỗi loại một ít đem về ăn. Quả do tay ngoại trồng có khác. Ngon và mát vô cùng!

Ngoại có nuôi một chú mèo rất dễ thương. Em chơi với chú mãi mà không thấy chán. Buổi tối em phụ ngoại nhặt rau nấu cơm. Bữa cơm tối hôm đó, cả nhà em quây quần bên nhau. Thấy ngoại cười hạnh phúc, lòng em cũng tràn ngập xúc động. Em thương ngoại lắm , năn nỉ ngoại lên ở cùng gia đình mà không được. Ngoại nói ngoại ở quê quen rồi, ngoại không muốn đi ở nơi khác.

Hôm sau tạm biệt ngoại mà trong lòng em buồn rười rượi. Chỉ mong hè tới thật nhanh để em có thể về thăm ngoại được lâu hơn.

Bình luận (10)