Ôn tập ngữ văn 12

Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
24 tháng 6 2023 lúc 18:03

Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé. 

P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha

Bình luận (1)
_silverlining
24 tháng 6 2023 lúc 20:00
https://youtu.be/QGsVVDKHSS8Bạn mình (9+ Văn) recommend các em xem video này =))) 
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 6 2023 lúc 13:14

Các anh chị 2k2, 2k3, 2k4 có kinh nghiệm gì truyền đạt cho các em 2k5 không nờ?

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
_silverlining
5 tháng 5 2023 lúc 19:23

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

Không liên quan nhưng hãy xem Mùi cỏ cháy đi mọi người ơi =))))

Bình luận (1)
Nhật Văn
6 tháng 5 2023 lúc 20:03

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm và tự sự

- Phương thức biểu đạt của đoạn văn là biểu cảm

- Thể thơ của đoạn 1 là thơ 7 chữ hiện đại

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản 2 là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2: 

- Đoạn thơ 1: Trận chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972

(Dựa vào câu thơ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ)

Những câu sau em không biết :((

Bình luận (1)
IloveEnglish
6 tháng 5 2023 lúc 20:32

Câu 2. 
Văn bản 1:
Sự kiện lịch sử: Trận chiến ở thành cổ Quảng Trị năm 1972
Căn cứ vào câu thơ "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ"
Văn bản 2:
Sự kiện lịch sử: Trận chiến ở thành cổ Quảng Trị năm 1972
Căn cứ: Bối cảnh chính của phim "Mùa Cỏ Cháy" và câu "Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc.", "Một thời khói lửa" để biểu trưng cho sự kiện Mùa hè đỏ lửa năm 1972.

Bình luận (1)
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
violet
25 tháng 6 2018 lúc 15:37

* Yêu cầu về hình thức

- Đoạn văn khoảng 200 chữ.

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích:

- Sứ mệnh là vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng.

- Tiềm lực đất nước là những sức mạnh vốn có, tiềm tàng của đất nước về cả nhân lực và vật lực như tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh trí tuệ con người. Tiềm lực đất nước còn là những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước được xây dựng và phát triển suốt chiều dài lịch sử.

- Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả, sáng tạo những tiềm lực ấy.

=> Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội của đất nước.

2. Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

- Vì nguồn tài nguyên của đất nước giàu có, chưa được khai thác hết hoặc được khai thác nhưng không hợp lí.

- Vì tài nguyên con người là tài nguyên vốn quý nhất nhưng chưa được sử dụng có hiệu quả.

3. Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay

- Ý thức về tiềm lực vô tận của đất nước để sử dụng một cách hiệu quả.

- Giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước.

- Tự phát triển năng lực bản thân, nâng cao trình độ của chính mình để đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(Có dẫn chứng cụ thể)

- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:

+ Nhìn nhận đúng về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.

Thuận lợi: Về tự nhiên - thiên nhiên đất nước có nhiều tài nguyên đất đai, biển, khoáng sản. Kinh tế - xã hội đang trong thời kì hội nhập, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Khó khăn: Nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xảy ra nhiều thiên tai, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong thời buổi hội nhập...

+ Ý thức sứ mệnh, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân trong tư cách người công dân của đất nước:

Trong môi trường tự nhiên: đấu tranh bảo vệ tự nhiên, giữ gìn môi trường lành mạnh, trong sạch…

Trong môi trường văn hóa – xã hội: con người cần sống tốt, sống đẹp, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, hòa nhập nhưng không hòa tan, không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc…

4. Phản đề

- Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn “ngủ yên”.

- Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

- Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

Bình luận (0)
Thời Sênh
25 tháng 6 2018 lúc 15:48

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

 Yêu cầu về hình thức:

Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

 Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích

Tiềm lực đất nước là sức mạnh nội tại, tiềm tàng của đất nước, về cả nhân lực, vật lực (tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh con người); ngoài ra còn có thể là sức mạnh phi vật thể ( giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử)

Đánh thức tiềm lực đất nước là khơi dậy, vận dụng có hiệu quả sáng tạo những tiềm lực ấy.

2.Vì sao phải đánh thức tiềm lực đất nước?

Đánh thức tiềm lực đất nước để đem lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Cần phải đánh thức tiềm lực vì Việt Nam là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên "rừng vàng biển bạc" nhưng khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất nước.

Đánh thức tiềm lực đất nước không phải là khai thác "vô tội vạ" các tài nguyên đất nước khoáng sản… mà phải khai thác hợp lí, có hiệu quả, khai thác đi kèm phát triển bền vững, giữ gìn và bảo vệ cho con cháu mai sau.

3. Sứ mệnh, trách nhiệm đánh thức tiềm lực đất nước của cá nhân trong thực tiễn ngày nay.

Đó là trách nhiệm của tất cả cá nhân trong cộng đồng, không phải là trách nhiệm của riêng ai.

Ý thức đúng đắn về tiềm lực của đất nước: không phải là vô tận để mà lãng phí.

Giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa đất nước nói chung và tài nguyên đất nước nói riêng, từ đó tạo nên "sức mạnh chân chính của một quốc gia", đặc biệt là trong xu thế hội nhập với thế giới.

4. Phản đề

Đất nước có nhiều tiềm lực nhưng nếu không biết khai thác, khơi dậy những tiềm lực ấy thì đất nước vẫn mãi lạc hậu, tiềm lực vẫn "ngủ yên".

Bản thân mỗi công dân phải có sứ mệnh đánh thức tiềm lực của đất nước và của chính mình nhưng vẫn còn không ít người sống không có lí tưởng, sống ích kỉ, làm chậm sự phát triển của đất nước.

5. Bài học hành động và liên hệ bản thân

Là thế hệ tương lai của đất nước, em đã và đang làm gì để đánh thức tiềm lực của đất nước.

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 6 2018 lúc 21:05

* Xác định yêu cầu cần nghị luận "Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay".

* Nội dung:

- Giải thích:

+ Sứ mệnh là nhiệm vụ quan trọng, thiêng liêng của mỗi con người.

+ Tiềm lực là những sức mạnh tiềm tàng.

+ Sứ mệnh đánh thức tiềm lực là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người về việc khơi dậy, phát huy những sức mạnh của dân tộc về môi trường tự nhiên của đất nước.

- Học sinh trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân, có thể làm theo hướng sau:

+ Nhìn nhận về tiềm lực của đất nước, con người Việt Nam hiện nay.

+ Ý nghĩa của việc đánh thức tiềm lực: Phát huy, phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

+ Các phương diện để đánh thức tiềm lực:

Đối với môi trường tự nhiên: Trân trọng, giữ gìn và bảo vệ giá trị thiên nhiên như: rừng, biển và các giá trị khoáng sản, đất đai,… .

Đối với môi trường kinh tế - văn hóa: Phát triển kinh tế - xã hội ngày càng giàu đẹp, bồi dưỡng vẻ đẹp văn hóa, hướng tới quan hệ quốc tế....

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
violet
25 tháng 6 2018 lúc 15:34

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc tiềm lực tự nhiên của đất nước được tác giả nhắc đến gồm: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng, phù sa, sông, bể.

Câu 3:

- Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: “còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? - lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”. Chữ “giàu” thứ nhất là giàu tài nguyên; chữ “giàu thứ hai” được hiểu là nhân dân, đất nước còn nghèo khổ, thiếu thốn.

- Tác dụng của câu hỏi tu từ:

+ Nhắc nhở mỗi người tự có ý thức trong việc sử dụng, khai thác tiềm lực tự nhiên của đất nước để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

+ Than thở, tiếc nuối về hiện thực đất nước nhiều tài nguyên nhưng khai thác không hợp lí, người dân không được sống, hưởng ấm no hạnh phúc từ tài nguyên giàu có của đất nước mà vẫn nghèo đói.

Câu 4:

- Quan điểm của tác giả trong hai câu thơ “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” vẫn phù hợp với thực tiễn đất nước ngày nay.

- Vì:

+ Tài nguyên thiên nhiên của đất nước vẫn chưa được khai thác hết.

+ Tiềm lực về con người chưa được sử dụng hợp lí, chưa phát huy hết sự sáng tạo, khả năng làm việc, cống hiến của con người.

Bình luận (0)
Thời Sênh
25 tháng 6 2018 lúc 15:49

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã được học.

* Cách giải:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy.

Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.

Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì:

Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt. Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự "đánh thức" một cách khoa học, bền vững.

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 6 2018 lúc 21:07

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể.

Câu 3: Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

- Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy.

- Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.

- Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước

Câu 4. Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay, vì:

Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt.

Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự "đánh thức" một cách khoa học, bền vững.

Nguồn :net

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
violet
25 tháng 6 2018 lúc 12:35

Hướng dẫn làm bài (tham khảo hoc24.vn)

1. Giới thiệu chung

* Tác giả

- Quê quán: huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.

- Gia nhập quân đội năm 20 tuổi.

- Từ năm 32 tuổi, tác giả chuyển sang hoạt động văn nghệ và chính thức trở thành nhà văn quân đôi.

* Sự nghiệp sáng tác:

- Vị trí: Là cây bút đi tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Trước 1975: Là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.

+ Sau 1975 (đầu những năm 1980): Chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

-> Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Phân tích vấn đề

2.1. So sánh sự đối lập với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và hình ảnh bạo lực trên thuyền

* Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa gắn liền với phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:

- “Cảnh đắt trời cho”:

+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trắng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.

-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.

- Cảm nhận của người nghệ sĩ:

+ Thấy rung động.

+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.

+ Thấy hạnh phúc.

* Hình ảnh trên thuyền gắn liền với phát hiện về cuộc sống của người nghệ sĩ.

+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…

+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…

-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”

=> Nhận xét:

- Nhận thức của người nghệ sĩ: Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.

- Xứ mệnh người nghệ sĩ: Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.

2.2. Liên hệ tác phẩm Hai đứa trẻ

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm Hai đứa trẻ

a. Cảnh phố huyện lúc đêm khuya và cảnh đợi tàu

* Cảnh phố huyện lúc đêm khuya

- Bóng tối ngập đầy không gian.

- Cảnh phố huyện gắn liền với những khiếp người sống mòn mỏi: chị Tí, bà cụ Thi điên,…

=> Hiện thực cuộc sống bế tắc, quẩn quanh, tăm tối.

* Cảnh đợi tàu của hai chị em Liên

- Chờ đợi đoàn tàu, hoạt động cuối cùng của đêm.

- Đoàn tàu xuất hiện rộn rã, vui tươi, với ánh sáng rực rỡ.

- Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong phút chốc, sau đó cả phố huyện chìm vào tăm tối.

=> Mơ ước, khát vọng đổi đời.

=> Nhận xét: Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, giữa hiện thực cuộc sống tối tăm với mơ ước đổi đời.

b. Liên hệ cách nhìn hiện thực của hai tác giả

* Giống nhau.

- Có những cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống.

- Tấm lòng nhân đạo của tác giả.

* Khác nhau:

- Phong cách:

+ Thạch Lam nhà văn lãng mạn, cái hiện thực mơ màng, chưa sắc nét

+ Nguyễn Minh Châu nhà văn hiện thực, rõ ràng, sắc nét, chân thực hơn.

- Thời đại:

+ Thạch Lam hiện thực chìm đắm trong sự buồn tẻ, cô đơn.

+ Nguyễn Minh Châu hiện thực đêm trước thời kì đổi mới, chiến tranh đi qua, còn nhiều suy tư, trăn trở.

* Lí giải sự khác nhau:

- Quy luật của sự sáng tạo: Nhà văn không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.

- Hai nhà văn Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam là những tác giả tiêu biểu của dòng văn học khác nhau, họ có tư tưởng và quan điểm nghệ thuật khác nhau, mỗi người đều hình thành một phong cách sáng tác riêng và họ đều chịu sự chi phối bởi thời đại.

3. Tổng kết

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 6 2018 lúc 15:01

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

* Thân bài:

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài.

- Vẻ đẹp con thuyền khi ở ngoài xa:

+ Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

+ Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”, cảnh tượng đẹp, thơ mộng đầy thi vị. Tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm. Nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.

+ Con thuyền khiến Phùng nhận ra “cái đẹp là đạo đức” giúp tâm hồn con người thánh thiện.

- Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài khi con thuyền đến gần:

+ Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét.

+ Hình ảnh: Người đàn bà: cao lớn, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.

=> Hình ảnh trần trụi, gai góc của đời sống.

+ Hành động: Người chồng hùng hổ đánh vợ, người vợ cam chịu đầy nhẫn nhục; đứa con giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.

=> Giống như một vở kịch câm, đầy nghịch lí về hiện thực.

* Kết bài: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Tồn tại những khoảng cách và mâu thuẫn, người nghệ sĩ phải có cái nhìn toàn diện.

Bình luận (0)
Hebico may mắn
25 tháng 6 2018 lúc 15:28

Gợi ý phân tích:

* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

* Thân bài:

Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài.

- Vẻ đẹp con thuyền khi ở ngoài xa:

+ Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

+ Vẻ đẹp của “cái đẹp tuyệt đỉnh”, cảnh tượng đẹp, thơ mộng đầy thi vị. Tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm. Nghệ thuật là sự giản dị, tự nhiên.

+ Con thuyền khiến Phùng nhận ra “cái đẹp là đạo đức” giúp tâm hồn con người thánh thiện.

- Cảnh bạo lực của gia đình hàng chài khi con thuyền đến gần:

+ Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét.

+ Hình ảnh: Người đàn bà: cao lớn, khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ.

=> Hình ảnh trần trụi, gai góc của đời sống.

+ Hành động: Người chồng hùng hổ đánh vợ, người vợ cam chịu đầy nhẫn nhục; đứa con giằng thắt lưng, quật lại bố để bảo vệ mẹ.

=> Giống như một vở kịch câm, đầy nghịch lí về hiện thực.

* Kết bài: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Tồn tại những khoảng cách và mâu thuẫn, người nghệ sĩ phải có cái nhìn toàn diện.

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 12 2017 lúc 12:14

Cảm ơn cậu rất nhiều!!

Mình mong cậu giúp mình soạn thêm ở phần văn thuyết minh bài: Thuyết minh về cây bút bi nhé ^_^. Phần đó tớ sẽ thi học kỳ môn ngữ văn nên tớ muốn tham khảo.Tớ rất mong được cậu giúp đỡ.

Bình luận (0)
Sự sống hay cái chết
5 tháng 12 2017 lúc 13:50

Giúp em phần văn biểu cảm chị nhé ! Thứ 6 em thi học kì 1 rồi cơ hội trúng nhiều nhất là bài văn biểu cảm em phải viết là bài Bánh trôi nước . Nhưng nếu cảm nhận về bài này thì viết mở bài khó quá !!!!!!!!!!!!!

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
5 tháng 12 2017 lúc 14:35

uk Cảm ơn bạn nhiều.Mình sẽ đọc để nắm kiến thức

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
_silverlining
20 tháng 11 2017 lúc 7:58

Yêu cầo quyền truy cập, tải lên drive đi

Bình luận (5)
 Mashiro Shiina
20 tháng 11 2017 lúc 10:59

1 phút câu like bắt đầu........

Bình luận (5)
Team lớp A
20 tháng 11 2017 lúc 6:50

CMT đầu >>>leuleu

Bình luận (0)
Linh Phương
Xem chi tiết
Trần Minh Hoàng
10 tháng 11 2017 lúc 6:59

Ê, không đi học sao có thời gian gửi bài zậy?

Bình luận (1)
Phương Trâm
10 tháng 11 2017 lúc 7:04

Cmt cho có thông báo :v

Bình luận (2)
Đoàn Như Quỳnhh
10 tháng 11 2017 lúc 9:01

- cmt thứ 3 !!! =))) GP hông đủ khỏi thi :)))

Bình luận (9)
Tâm Nhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
9 tháng 11 2017 lúc 8:51

1. Phong các ngôn ngữ báo chí

2. Đọc sách văn học thực sự khiến con người trở nên thông minh, tốt tính hơn.

3. Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi đọc sách có nội dung sâu sắc khiến ta dành nhiều thời gian nghiền ngẫm một nội dung vấn đề nào đó. Khi vấn đề được nghiền ngẫm cũng đồng nghĩa với việc bạn rút ra được bài học nào đó từ cuốn sách. Điều này khác hẳn với việc đọc những bài báo ngắn, những mẩu tin, có thể việc đọc đó cung cấp cho người đọc cung cấp thông tin hữu ích tạm thời nhưng nó sẽ chỉ lướt qua đầu họ, khiến họ thụ động hoặc tiếp nhận thông tin mà không có sự phản tư. Điều này nguy hại và dễ nảy sinh tư duy "mì ăn liền", tâm lí nóng vội, chỉ muốn có ngay kết quả hiện ra trước mắt mà không muốn hoặc không cần trải nghiệm cả một quá trình suy tư, chiêm nghiệm về vấn đề.

4. Thông điệp cho bản thân:

- Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

- Hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách truyện (văn học) và suy nghiệm về vấn đề đặt ra trong tác phẩm

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 7 2017 lúc 14:56

Nói chung câu hỏi trên có đúng hay ko hay em có đồng tình hay ko đc bởi lẽ ý kiến trên vừa có ý đúng nhưng cũng vừa có ý sai

Sai ở chỗ là PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO TÌNH CẢM CỦA NG CHẤM

1 cái bí quyết quan trọng nhất là phải có say mê nhập tâm vào môn học là sẽ học giỏi thôi. Tuy nhiên cũng cần chăm chỉ có kiến thức chớ ko đc làm bừa

Bình luận (1)
Đạt Trần
20 tháng 7 2017 lúc 15:10

-Ko thể kết luận đc vì Ý kiến trên vừa đúng vừa không đúng. Nếu bài làm của thí sinh trả lời đúng và đủ, chuẩn theo đáp án, diễn đạt hay, có sáng tạo thì sẽ có điểm cao. Ngữ văn vẫn có đáp án biểu điểm rất rõ ràng.Tuy nhiên , sáng tạo hợp lý đúng đắn chớ đừng bịa

Tuy nhiên, cảm nhận của các thầy cô chấm thi cũng sẽ ảnh hưởng một phần vì cùng một lối viết, cùng đáp án, nhưng có thầy cô bảo hay có thầy cô bảo rườm rà hay là chữ viết đẹp hay xấu. Nên điểm cx có 1 phần dựa vào cảm tình

Phương pháp điểm cao: Chăm chỉ ôn luyện có kiến thức trau dồi thường xuyên bồi đắp tình cảm cảm xúc. Đi thi vận dụng vào làm nhập tâm vào bài làm ko sao nhãng. Niềm say mê cũng là 1 yếu tố quan trọng nó giúp ta làm bài đc tốt hơn. Tuyệt đối cấm tình trạng học đối phó học ko vì mình, ko làm bừa để xong chuyện

Bình luận (7)
Thảo Phương
20 tháng 7 2017 lúc 15:14

Nếu bạn nói rằng "Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào cảm tình của người chấm. Có ai đồng ý ko?"

Theo mình câu trả lời là không

Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào tình cảm của người Viết.Nếu bạn dành thật nhiều tình cảm cho bài viết nói lên những cảm nghĩ của bản thân dành cho bài viết ắt hẳn bạn sẽ học tốt hơn. Cái gì cũg vậy nếu bạn đặt thật nhiều tình cảm chỗ nó, dành thật nhiều thời gian để tìm tòi nghiên cứu để hiểu nó hơn thì mình chắc rằng bạn sẽ học tốt thôi.Còn nếu bạn không đặt tình cảm cho nó, bạn không yêu thích nó thì người đọc( có thể là người chấm) cũng sẽ cảm nhận được điều đó và ... như bạn nói .Vậy thôi.

Bình luận (0)