Chương 3: NGUYÊN HÀM. TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

Cơm Nguội
Xem chi tiết
Akai Haruma
22 tháng 2 2017 lúc 6:49

Lời giải:

\(f(x)=\int \frac{\cos x}{(\sin x+2)^2}dx=\int \frac{d(\sin x)}{(\sin x+2)^2}=\int \frac{d(\sin x+2)}{\sin x+2)^2}\)

\(\Leftrightarrow f(x)=\frac{-1}{\sin x+2}+c\)

Bạn nhớ rằng \(\int \frac{dt}{t^2}=-\frac{1}{t}+c\)

Do đó ta thu được đáp án cần tìm như trên.

Bình luận (0)
Hằng Nguyễn
Xem chi tiết
Hằng Nguyễn
8 tháng 2 2017 lúc 21:56

giúp mình với ạ

Bình luận (1)
Akai Haruma
1 tháng 2 2017 lúc 16:17

Lời giải:

Tính nguyên hàm của hàm số trên trước:

\(I=\int \frac{1}{\sin^2x\cos^4x}dx=\int\frac{\sin^2x+\cos^2x}{\sin^2x\cos^4x}dx\)

\(\Leftrightarrow I =\int \left ( \frac{1}{\cos^4x}+\frac{1}{\sin^2x\cos^2x} \right )dx=\int \left ( \frac{\sin^2x+\cos^2x}{\cos^4x} +\frac{\sin^2x+\cos^2x}{\sin^2x\cos^2x}\right )dx\)

\(\Leftrightarrow I=\int \frac{\sin^2xdx}{\cos^4x}+2\int \frac{dx}{\cos^2x}+\int \frac{dx}{\sin^2x}=\int \tan^2xd(\tan x)+2\tan x-\cot x\)

\(\Leftrightarrow I=\frac{\tan^3x}{3}+2\tan x-\cot x\)

\(\Rightarrow J=\left.\begin{matrix} \frac{\pi}{4}\\ \frac{\pi}{6}\end{matrix}\right|\left ( \frac{\tan ^3x}{3}+2\tan x-\cot x \right )=\frac{36+8\sqrt{3}}{27}\)

Bình luận (0)
khoa trương
1 tháng 2 2017 lúc 11:38

đặt t =\(cotx\) \(\Leftrightarrow dt=\frac{-1}{sin^2x}dx\)

đổi cận x=\(\frac{\pi}{6}\) thì t=\(\sqrt{3}\) nếu x\(=\frac{\pi}{4}\)thi t\(=1\)

thì tích phân \(\int_1^{\sqrt{3}}\left(1+\frac{1}{t^2}\right)^2dt\)

Bình luận (0)
khoa trương
Xem chi tiết
Akai Haruma
1 tháng 2 2017 lúc 10:32

Lời giải:

Đặt \(\left\{\begin{matrix} u=e^x\\ dv=2^xdx\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} du=e^xdx\\ v=\int2^xdx=\frac{2^x}{\ln 2}\end{matrix}\right.\)

Do đó \(I=\int 2^xe^xdx=\frac{2^xe^x}{\ln 2}-\frac{1}{\ln 2}\int 2^xe^xdx=\frac{2^xe^x}{\ln 2}-\frac{I}{\ln 2}\)

\(\Rightarrow \frac{I(\ln 2+1)}{\ln 2}=\frac{2^xe^x}{\ln 2}\)

\(\Rightarrow I=\frac{2^xe^x}{\ln 2+1}+c\)

Bình luận (3)
Nguyễn Ngọc Thúy Vy
Xem chi tiết
Akai Haruma
31 tháng 1 2017 lúc 13:14

Từ sau khi đăng bài phiền bạn học cách gõ công thức toán, nhìn ntn rất rối mắt

1)

\(A=-\int\cot^2 xdx=-\int\frac{\cos ^2x}{\sin^2x}dx=-\int \frac{1-\sin^2x}{\sin^2x}dx=-\int\frac{dx}{\sin^2x}+\int dx\)

\(\Rightarrow A=\cot x+x+c\)

2)

\(B=\int xe^{-x}dx\). Đặt \(\left\{\begin{matrix} u=x\\ dv=e^{-x}dx\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} du=dx\\ v=\int e^{-x}dx=-e^{-x}\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow B=-xe^{-x}+\int e^{-x}dx=-xe^{-x}-e^{-x}+c\)

Bình luận (1)
Akai Haruma
31 tháng 1 2017 lúc 13:20

Bài 3: Ta có

\(F(x)=\int f(x)dx=\int (2x+\sin x+2\cos x)dx=2\int xdx+\int \sin xdx+2\int \cos xdx\)

\(\Leftrightarrow F(x)=x^2-\cos x+2\sin x+c\)

\(F(0)=1\Rightarrow 0-1+0+c=1\Leftrightarrow c=2\)

\(\Rightarrow F(x)=x^2-\cos x+2\sin x+2\), tức đáp án A là đáp án đúng.

P/s: Mấy bải này rất dễ. Mình nghĩ cơ bản là bạn nên học thuộc bảng đạo hàm và tính chất nguyên hàm là sẽ ổn thôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thúy Vy
Xem chi tiết
Akai Haruma
31 tháng 1 2017 lúc 13:39

Lời giải:

Bài 1:

Ta nhớ công thức \(\sin^2x=\frac{1-\cos 2x}{2}\). Áp dụng vào bài toán:

\(F(x)=8\int \sin^2\left(x+\frac{\pi}{12}\right)dx=4\int \left [1-\cos \left(2x+\frac{\pi}{6}\right)\right]dx\)

\(\Leftrightarrow F(x)=4\int dx-4\int \cos \left(2x+\frac{\pi}{6}\right)dx=4x-2\int \cos (2x+\frac{\pi}{6})d(2x+\frac{\pi}{6})\)

\(\Leftrightarrow F(x)=4x-2\sin (2x+\frac{\pi}{6})+c\)

Giải thích 1 chút: \(d(2x+\frac{\pi}{6})=(2x+\frac{\pi}{6})'dx=2dx\)

\(F(0)=8\Rightarrow -1+c=8\Rightarrow c=9\)

\(\Rightarrow F(x)=4x-2\sin (2x+\frac{\pi}{6})+9\)

Câu 2:

Áp dụng nguyên hàm từng phần như bài bạn đã đăng:

\(\Rightarrow F(x)=-xe^{-x}-e^{-x}+c\)

\(F(0)=1\Rightarrow -1+c=1\Rightarrow c=2\)

\(\Rightarrow F(x)=-e^{-x}(x+1)+2\), tức B là đáp án đúng

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Việt
10 tháng 1 2017 lúc 22:11

1)

Đặt \(t=sin^2x\) cho gọn

\(dt=d\left(sin^2x\right)=2sinx\cdot cosx\cdot dx\)

Khi đó:

\(I_1=\int e^t\cdot\left(1-t^2\right)\cdot\frac{dt}{2}=\frac{1}{2}\int\left(1-t^2\right)d\left(e^t\right)\\ =\frac{1}{2}\cdot e^t\cdot\left(1-t^2\right)-\frac{1}{2}\int e^t\cdot d\left(1-t^2\right)=\frac{1}{2}\cdot e^t\cdot\left(1-t^2\right)+\int t\cdot e^t\cdot dt\\ =\frac{e^t\left(1-t^2\right)}{2}+t\cdot e^t-e^t+C\\ =e^t\left(-\frac{t^2}{2}+t-1\right)=...\)

Bình luận (3)
Hằng Nguyễn
10 tháng 1 2017 lúc 21:41

ai giúp em giải bài 43 con 1 với con 4 với ạ. e cảm ơn ạ

Bình luận (0)
Hoàng Lê Bảo Ngọc
10 tháng 1 2017 lúc 21:43

Nguyễn Hoàng ViệtAkai Haruma

Bình luận (1)
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Akai Haruma
29 tháng 12 2016 lúc 23:27

a)\(\int \sin ^2\left (\frac{x}{2}\right)dx=\int \frac{1-\cos x }{2}dx=\frac{x}{2}-\frac{\sin x}{2}+c\)

b)\(\int \cos ^2 \left (\frac{x}{2}\right)dx=\int \frac{1+\cos x}{2}dx=\frac{x}{2}+\frac{\sin x}{2}+c\)

c) \(\int \frac{(2x+1)dx}{x^2+x+5}=\int \frac{d(x^2+x+5)}{x^2+x+5}=ln(x^2+x+5)+c\)

d)\(\int (2\tan x+ \cot x)^2dx=4\int \tan ^2 x+\int \cot^2 x+4\int dx=4\int \frac{1-\cos^2 x}{\cos^2 x}dx+\int \frac{1-\sin^2 x}{\sin^2 x}dx+4\int dx \)\( =4\int d(\tan x)-\int d(\cot x)-\int dx=4\tan x-\cot x-x+c\)

Bình luận (2)
Bùi Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Akai Haruma
28 tháng 12 2016 lúc 23:19

À rồi, nếu mình hiểu không nhầm thì có nghĩa là \(BB'=6(km)\)

Theo đề bài: Xét tam giác vuông tại $B'$ là $AB'B$ có điểm $M\in AB'$

Đặt $MB'=x$. Chi phí đường ống là: \(AM.5000+13000MB=5000(9-x)+13000\sqrt{36+x^2}\)

Để chi phí min thì \(y=13000\sqrt{36+x^2}-5000x\) phải min.

\(y'=\frac{13000x}{\sqrt{36+x^2}}-5000=0\Leftrightarrow x=\pm 2,5\). Do đó $y$ min khi $x=2,5$, tức là $AM=9-2,5=6,5$

Do đó $D$ là đáp án đúng.

Bình luận (1)
Akai Haruma
28 tháng 12 2016 lúc 22:54

Một công ty muốn chạy một đường ống dẫn từ một điểm A trên bờ đến một điểm B trên một hòn đảo mà là 6 km từ bờ biển

Câu bôi đậm có nghĩa gì vậy bạn =)))

Bình luận (0)