Hướng dẫn soạn bài Số phận con người

Đặng Thanh Thủy
Xem chi tiết
Hồ Anh Thư
24 tháng 6 2016 lúc 19:59

-Người kể chuyện ( tác giả ) tình cờ gặp anh lái xe An-đrây và cậu bé Va- ni- a trên vùng sông Đông. An-đrây đã kể lại cho tác giả nghe về cuộc đời của mình.

- Năm 1922, cả nhà chết đói, chỉ mình anh đi làm thuê nên sống sót, sau đó anh đã có được một tổ ấm gia đình. Khi chiến tranh bùng nổ, anh lên đường ra mặt trận chiến đấu được một năm thì bị giặc bắt làm tù binh.

- Sau hai năm bị đày đọa trong các trại tù binh của phát xít Đức, anh vượt trại tù trở với Hồng quân và tiếp tục chiến đấu. Thời gian sau anh nhận được tin vợ và hai con gái của mình bị quân Đức giết hại. Vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, bất hạnh lại ập đến với Xô-cô-lốp khi anh nhận được tin con trai mình đã hy sinh.

- Chiến tranh kết thúc, vượt lên trên nỗi bất hạnh, Xô-cô-lốp đã nhận nuôi cậu bé mồ côi Va-nia với hy vọng hai tâm hồn cô đơn sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm cho nhau để chiến thắng số phận.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 20:03

Truyện Số phận con người ra đời năm 1956 là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp những năm sau chiến tranh. Truyện khai thác đề tài số phận con người sau chiến tranh qua cuộc đời nhân vật Xôcôlôp. Truyện gồm hai phần : mở đầu, kết thúc và ba chương. Xôcôlôp là một cậu bé mồ côi, chăm chỉ. Lớn lên lấy vợ và có một gia đình hạnh phúc với hai con gái và một cậu con trai – một học sinh giỏi toán.

Chiến tranh bùng nổ anh tham gia Hồng quân rồi bị phát xít bắt giam. Vợ và hai con gái đã bị bom phát xít chôn vùi cùng với ngôi nhà. Thoát khỏi nhà tù phát xít, anh đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tin cậu con trai đang là đại uý pháo binh, một sĩ quan dũng cảm. Sắp tới ngày chiến thắng hai cha con hẹn gặp nhau. Anh hồi hộp và chờ đợi giờ phút ấy. Và anh đã được gọi đến để nhìn mặt con lần cuối. Con trai anh đã hy sinh vào đúng ngày chiến thắng. Anh vô cùng đau đớn khi phải "chôn trên đất người niềm vui sướng, niềm hy vọng cuối cùng" của mình.

 

Trở về cuộc sống thường nhật với một nỗi đau và sự mất mát quá lớn Xôcôlôp lang thang kiếm sống khắp nơi. Anh kiếm được chân lái xe cho đội vận tải lương thực. Và anh đã gặp cậu bé Vania bị lạc mất bố mẹ trong chiến tranh. Thương cậu bé cùng cảnh, anh nhận cậu bé làm con nuôi, còn cậu bé lại tưởng anh là cha đẻ của nó. Hai người đã dựa vào nhau mà sống. Từ đó anh thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn cho dù sự có mặt của Vania chưa đủ để làm vơi nỗi đau trong anh. Rồi một điều không may xảy ra, một con bò đâm vào xe Xôcôlôp làm anh bị tước mất bằng lái. Hai cha con tạm biệt vợ chồng người bạn rồi dắt nhau đi tìm một vùng đất mới. Đoạn trích thuộc phần cuối tác phẩm, bắt đầu từ khi Xôcôlôp trở về từ đám tang con trai với nỗi đau vô tận, rồi anh gặp và nhận Vania làm con cho đến kết thúc tác phẩm.

Tác phẩm là câu chuyện cảm động về số phận con người trong và sau chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận con người, qua đó ngợi ca tính cách Nga nhân hậu, kiên cường và bất khuất.

Bình luận (0)
Thiên An
Xem chi tiết
Ngô Việt Hà
24 tháng 6 2016 lúc 19:59

- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.

- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.

Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.

1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm"  và  "Thảo nguyên xanh".   Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".

- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân-  người lao động - người xây dựng, nhân dân -  người anh hùng.

- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
24 tháng 6 2016 lúc 20:04

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

 

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…

   
Bình luận (0)
Lưu Thị Thảo Ly
24 tháng 6 2016 lúc 20:10

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…

Bình luận (0)