Hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Trần Văn Đạt
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 10 2021 lúc 19:59

Em tham khảo:

Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
thuyduong
19 tháng 10 2018 lúc 19:10

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
18 tháng 10 2018 lúc 18:51

---Tham khảo--

Qua đoạn trích này chúng ta thấy Nguyễn Đình Chiểu rất khác Nguyễn Du về mặt sử dụng ngôn ngữ. Nếu như nhà thơ Tiên Điền cầu kì, điêu luyện, bác học bao nhiêu thì nhà thơ xứ Gia Định chất phác, hồn hậu bấy nhiêu trong nghệ thuật ngôn từ. Từ ngữ ở đây không mấy trau chuốt, hầu như không có những vế câu đăng đối chỉnh chu. Ngôn ngữ đổi thoại ở đây rất thực, rất sống, rất tự nhiên:

Thằng nào dám tới lẫy lừng ở đây
Trước gây việc dữ tại mày
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng...


Kể cả nhưng nhân vật rất nho nhã như Lục Vân Tiên, ngôn ngữ cũng tự nhiên như vậy:

... Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.


Từ chàng Kim Trọng hào hoa phong nhã với những câu nói đầy điển tích:

Khen tài nhả ngọc phun châu
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.


đến Lục Vân Tiên là một khoảng cách rất xa.

Đặc biệt, Nguyễn Đình Chiểu dùng rất nhiều phương ngữ: tiểu thơ; chi; đàng, mầy, thiệt... Những từ đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ ấy đã khiến truyện Lục Vân Tiên mang một sắc thái rất riêng. Dường như hơi thở cuộc sông quê hương của chính nhà thơ đã ùa vào thiên truyện.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nam Truong Van
Xem chi tiết
Pưnn Thảo
24 tháng 10 2018 lúc 21:08

Bạn ơi bạn học bài này chưa cho mình xin bài với :< mai mình học rồi

Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
Xem chi tiết
thuyduong
11 tháng 10 2018 lúc 19:03

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ ( và) Một đêm phòng k vắng vẻ chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya. ( và) Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc. => diễn tả trực tiếp cảm xúc nhân vật.

Mình nêu ra 3 vd bn tham khảo bài này mình chưa học tới nhưng mình có biết bn tham khảo đúng like mình vshihi

Bình luận (0)
Đào Kim Ngân
11 tháng 10 2018 lúc 18:32

giúp mk nhanh nha

mơn nhìu❤

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 10 2016 lúc 20:10

Đề 3 nha bạn!

Kỉ niệm về tình bạn của tôi với Lan rất đẹp, nó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và may mắn vì mình có được một tình bạn đáng quý ấy. Tình bạn của chúng tôi càng lớn hơn khi tôi đã làm một chuyện có lỗi với bạn. Sau lần đó chúng tôi hiểu nhau hơn và càng gắn bó với nhau hơn trước.

Cái lần đáng nhớ ấy đối với chúng tôi đó vào ngày sinh  nhật lần thứ 15 của bạn. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Cũng vì chúng tôi rất thân nhau, nên phòng của bạn cũng nhu phòng của tôi, nên tôi đã nên giường của bạn nằm nghỉ mà không e ngại điều gì. Nằm lên chiếc giường nhỏ nhắn của bạn, tôi đu đưa theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc đài nhỏ, cảm giác có cái gì cộm dưới giường, tôi lôi lên hoa ra đó là cuốn nhật kí của bạn.

Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Lan đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch. Lan nói to:

-Bạn đang làm gì đó!

Bị bất ngờ, tôi cuống quýt, sự xấu hổ cùng sợ hãi hiện lên nét mặt của tôi, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt, ánh mắt bạn dành cho tôi khác với những ngày bình thường.
-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi!

Bữa tiệc diễn ra vẫn rất vui vẻ, Lan đã cố gắng để mọi người không nhận thấy sự khác lạ trong quan hệ của chúng tôi. Buổi tiệc tan, Lan vẫn vui vẻ tiễn tôi cùng các bạn ra về. Về nhà tôi rất day dứt về hành động của mình, tôi tự trách mình " tại sao mình lại to mò đến vậy ."Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá! 

Tôi đã thức cả đêm suy nghĩ để tìm ra cách xin lỗi, khiến bạn mở lòng mà tha thức cho tôi. Nhưng điều khiến tôi hết sức ngạc nhiên đó là việc, trong khi tôi đang bối rối không biết nói thế nào thì bạn nhìn tôi và nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chữa và nói lời xin lỗi là người tốt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thế mình sẽ tha thứ cho cậu. 
Lời nói của bạn đã giúp tôi cảm nhận được một tình bạn lớn lao mà bạn dành cho tôi. Xem trộm những điều riêng tư của người khác là việc làm đáng phê phán, chúng ta đừng nên mắc sai lầm, đừng làm rạn nứt tình cảm quý giá mà không phải ai cũng có được.

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 10 2020 lúc 15:49

Câu 1 :

Gần đây có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều.Có người vào vấn danh, ăn nói cộc lốc . Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, xưng là học trò trường Quốc Tự Giám ,quê ở huyện Lâm Thanh.Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt. Lúc đi gặp Kiều thì áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi tưởng rãng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn đắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào.Lúc bước vào lầu , mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sang trông giống một lũ vô học.Mã ta thúc giục Kiều ra xem mặt.Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều cảm thấy như da mặt dày hơn đầy nỗi nhục nhã,cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ.Kiều càng thấy khó chịu và buồn hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã.Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay,thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trong ủ rũ, buồn rười rượi. Đến đây, Mã Giám Sinh đích thị trở thành con buôn chính hiệu,hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng để tên họ Mã trao đổi chỉ ngoài 400.

Câu 2 :

Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.

Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.

Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.

Bình luận (0)
Park Na Eun
Xem chi tiết
진혜미
Xem chi tiết
trần thị linh
11 tháng 10 2017 lúc 20:08

Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.
Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.
Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền

Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
4 tháng 1 2019 lúc 16:59

Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.
Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá.
Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

Bình luận (0)