Hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi

Anna Phan
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 21:10

Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.

 

Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.

Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).

Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

hay

“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)

 

Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.

“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.

Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.

Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)
Hoàng Châu
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
27 tháng 8 2017 lúc 17:52

>> Tham khảo <<

Mẹ kính yêu của con!
Khi viết những dòng này gửi tới mẹ, con cảm thấy vô cùng xấu hổ, con thấy mình không xứng đáng gọi mẹ là mẹ và xưng con với mẹ.
Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...

Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.

Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.

Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.

Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.

Đứa con đã biết lỗi của mẹ.

En-ri-cô
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 8 2017 lúc 18:49

Mẹ thân yêu của con! Sau khi đọc xong bức thư của bố, con cảm thấy rất ân hận về việc làm sai trái đó. Con đã thức suốt đêm để mở lời nói với bố nhưng thật sự con không thể. Vì con rụt rè, sợ bố đánh hay con vẫn ương bướng cho mình là đúng? Vì sao con không thể giải đáp được! Nên con mong những lời xám hối củ con trong bức thư nhỏ bé này sẽ phần nào xóa đi nỗi buồn trong lòng mẹ, để con được ôm và hôn mẹ như mọi khi. mẹ biết không, những lời nói chứa chan tình yêu thương của bố làm con giận mình. Giận mình tại sao làm cho bố mẹ buồn, tại sao không nghĩ về những tình cảm mình nhận được từ bố mẹ. Trong những ngày này, con day dứt lắm. Mẹ đối với con như thế mà con nỡ làm mẹ đau lòng. mẸ ạ! Con là đứa trẻ hư, không vâng lời bố mẹ. Và bây giờ con đã hiểu. Con cảm ơn mẹ vì những điều mẹ làm cho con
Mẹ của con, con xin lỗi, nhiều lúc đã làm bố mẹ buồn phiền! Con muốn được mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa. Con muốn ôm hôn cả hai người, muốn được mẹ yêu thương như những ngày nào!
Ôimẹ của con! Con ko biết nói gì hơn nữa! Con đã sai và con sẽ sửa lỗi - đó là lời hứa danh dự của con! Con yêu mẹ nhiều!
Con của mẹ

En-ri-cô.

Bình luận (1)
Phạm Minh Tiến
31 tháng 7 2018 lúc 9:13

mẹ ơi con xin lỗi vì đã làm cho mẹ buồn vì sự hỗn láo của con đã làm cho mẹ tổn thương biết bao. Sau khi đọc bức thư của bố, con đã rất cảm động mặc dù bức thư rất ngắn. Con biết tình thương của cha mẹ là bao la vô bờ, con thaath không xứng đáng để được sinh ra trên đời này. Con thật lòng hối cải và ăn năn và xin mẹ tha thứ cho đứa con không xứng đáng như con đây. Xin mẹ tha thứ và thứ lỗi.

Người ghi

con của mẹ

Phạm..........

Bình luận (1)
Bùi Duyên An
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 12 2017 lúc 16:16

Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 12 2017 lúc 16:16

“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục bài học hiếu thảo về đạo làm con vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
25 tháng 7 2019 lúc 13:23

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì:

Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Anh
13 tháng 12 2017 lúc 18:21
Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
Bình luận (0)
Nguyễn Phương Thảo
13 tháng 12 2017 lúc 18:34

tại vì trong bức thư đó người bố viết về mẹ của người con ,và kể ra nhữn ngày tháng qua người mẹ đã chăm lo người con vất vả thế nào

Bình luận (0)
Triệu Hiếu
Xem chi tiết
Chú Thỏ Xinh Xắn
27 tháng 7 2018 lúc 21:18

Từ láy : Thiết tha , chở che , thanh thản , hối hận , tha thứ ,dịu dàng , hiền hậu , thiêng liêng , nhục nhã .

Từ ghép : Khôn lớn , trưởng thành , đấu tranh , dũng cảm , mong ước , tiếng nói , dang tay ,lớn khôn , khỏe mạnh , đứa trẻ , tội nghiệp , yếu đuối , cay đắng , đau lòng , lương tâm , yên tĩnh , tâm hồn , khổ hình , tình yêu , yêu thương , kính trọng , chà đạp , tình thương .

Bình luận (0)
Chú Thỏ Xinh Xắn
27 tháng 7 2018 lúc 21:19

ý quên còn

Đại Từ: tôi , con ,mẹ

Bình luận (0)
chitanda
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 16:32

+người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình

+tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với con người

Bình luận (0)
Lina Minh Linh
22 tháng 8 2018 lúc 20:49

Ý nghĩa của văn bản "Mẹ tôi" là: Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống gia đình, đặc biệt đối với sự sinh thành, nuôi dưỡng con cái. Bởi vậy, tình yêu thương, kính trọng dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

"Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó." (A-mi-xi)

Bình luận (0)
Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 9:35

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha. Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi. Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được. Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,... nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,... của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ? Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ. Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi nhớ nhất bài ca dao này : Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
16 tháng 8 2017 lúc 5:57

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Thanh
16 tháng 8 2017 lúc 21:26

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha. Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi. Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được. Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,... nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,... của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ? Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ. Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi nhớ nhất bài ca dao này :

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.

Bình luận (0)
Công Tử Phố Phuờng
Xem chi tiết
Lightning Farron
24 tháng 9 2016 lúc 17:41

      Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.

Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.

Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

 

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!

Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.

Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.

Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.

Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.

Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.

Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.

Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.

Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

 

Bình luận (9)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
1 tháng 2 2017 lúc 11:54

Dàn ý:

Yêu cầu: Đây là đề bài kiểu phân tích – chứng minh, hs phải thực hiện theo bố cục ba phần. * Mở bài : Giới thiệu chung về hình ảnh người phụ nữ trong thơ và ca dao. * Thân bài : - Về mặt nội dung: + Người phụ nữ trong xã hội xưa có thân phận bấp bênh, trôi nổi giữa cuộc đời. + Họ không được làm chủ cuộc đời mình, số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. - Nghệ thuật thể hiện: + Ẩn dụ, so sánh, đối lập, đảo kết cấu thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” (Bánh trôi nước), kết thúc ở “chìm”: thân phận người phụ nữ cay cực, xót xa hơn… + Ngôn ngữ, giọng điệu… * Kết bài : Cảm nhận của em về người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 11 2017 lúc 14:36

.......Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hổn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hoá sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó.Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người...............

Bình luận (0)
Thục Trinh
5 tháng 1 2019 lúc 12:24
Giữa ca dao và thơ ca bác học có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn những vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ văn 7 và bài thơ Bánh troi nước của Hồ Xuân Hương.

"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ và "Bà Chúa thơ Nôm" đã học ở dân gian cách biểu đạt tư tưởng khá độc đáo. Điều đầu tiên để nhận thấy là nét tương đồng trong việc sử dụng cách mở đầu tác phẩm bằng cụm từ “Thân em...". Ca dao có nhiều câu:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Và “Bánh trôi nước” cũng vậy: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Sử dụng từ Thân em... để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ “Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể là "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là “hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Còn "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái vẻ đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xẻo, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dẫu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy.

Người phụ nữ trong xã hội xưa quả thực rất vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.
Tuy nhiên, nhắc đến người phụ nữ, sau những hình ảnh rất đẹp đẽ ngợi ca họ, ca dao lại ngậm ngùi nhắc đến thân phận bọt bèo, bé nhỏ của họ giữa cuộc đời. Họ chỉ là “hạt mưa sa”, là "giếng giữa đàng", là dải lụa đào giữa chợ .. Không chỉ bé mọn mà họ còn không được tự chủ số phận của mình. Cuộc sống của họ là phần dành cho người khác: "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Ta cũng gặp tiếng thở dài ấy trong bài thơ của Hồ Xuân Hương:

"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Đời người phụ nữ vốn đã nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái,... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.

Vậy là, dù thuộc hai dòng văn học khác nhau, chọn những hình thức thể hiện khác nhau song giữa những bài ca dao và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương đều có sự tương đồng về cảm xúc khi cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ: đó là những người đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại vô cùng mong manh, bé nhỏ.

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao “Thân em...” và bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân dạo trong văn học Việt Nam. #Nguồn: Lazi
Bình luận (1)
Umaru Doma
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Tâm
12 tháng 11 2017 lúc 14:33

Người mẹ

Bình luận (0)
huỳnh ny
12 tháng 11 2017 lúc 14:43

đương nhiên người mẹ là nhân vật chính rùi

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
12 tháng 11 2017 lúc 15:40

enrico là nv chính

Bình luận (0)