Đề bài : Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Duongtrucqui
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 16:17

Tham khảo nha em:

Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. "Sang thu" là một tác phẩm tiêu biểu viết về mùa thu của ông. Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về".

Sự biến đổi đất trời lúc sang thu hoặc tín hiệu sang thu (làn gió se) mang theo "hương ổi" nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa ("bỗng", "hình như").

Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. "Hương ổi" lan vào không gian phả vào gió se, động từ "phả" là nét đặc sắc của hương ổi, mùi hương ổi lan tỏa vào trong gió với một không gian rộng. "Sương đầu thu" giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc qua động từ "chùng chình". "Dòng sông" trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối và các từ láy đã mở ra một không gian cao rộng, khoáng đãng.

Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu" đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo và tạo nét riêng cho tác phẩm. Có lẽ mùa thu đang đến ngõ xóm báo hiệu mùa thu đang đến rất gần. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ. Tác giả sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế qua từ "vẫn còn bao nhiêu", "vơi dần", "cũng bớt". Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng xao xuyến bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời.

Lúc sang thu bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu hình ảnh hàng cây đứng tuổi không bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hình tượng thiên nhiên này nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động của cuộc đời.

Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế giọng thơ êm đềm. Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế của những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương của tác giả và triết lí về con người và cuộc đời.

Sang thu là một bài thơ đặc sắc viết về thời điểm chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ vừa thể hiện tài năng sự cảm nhận tinh tế của tình yêu đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên mùa thu. Đọc bài thơ chúng ta càng yêu hơn mùa thu thiết tha nồng hậu của quê nhà.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thiên Kim
14 tháng 2 2017 lúc 17:08

Khái niệm Đường thi có từ thời Đường (618 – 907) – một triều đại được coi là có nhiều chính sách tiến bộ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Khái niệm Đường thi vẫn là một khái niệm co dãn, có khi được chỉ tất cả các bài thơ được sáng tác vào đời Đường của Trung Quốc (bất kể thuộc cổ thể hay cận thể), có khi lại chỉ tất cả các bài thơ làm theo thể Đường luật (bất kể được sáng tác vào lúc nào , ở Trung Quốc hay ở Việt Nam).

Cách hiểu thứ nhất, Đường thi được hiểu trùng với phạm vi của một triều đại. Cuốn toàn Đường thi đã sưu tập được 48900 bài thơ của hơn 2200 tác giả sống trong khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 907, và được sáng tác trên 3 thể chính : Thơ luật Đường, thơ Cổ phong và Nhạc phủ. Theo cách phân chia này thơ đường được chia làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường (713 – 766), Trung Đường (766 – 835), Vãn Đường (835 – 907). Nếu theo cách hiểu này, khái niệm Đường thi bị bó hẹp là thơ của một triều đại.

Về cách hiểu thứ hai, có nghĩa là Đường thi trở thành một thể tài, có những nguyên tắc và chuẩn mực nhất định. Khái niệm Đường thi đồng nhất với khái niệm luật thi – một thể thơ mới ra đời vào thời Đường. Như vậy sẽ không còn bó hẹp về không gian và thời gian, chỉ cần những sáng tác đảm bảo quy tắc của luật thi đều là thơ Đường. Nhận thấy rằng tất cả những sáng tác vào thời Đường, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều đều bị ảnh hưởng bởi thơ Đường luật . Thời Đường có một sự vận động lớn trong thơ ca, mà luật thi là sản phẩm cao nhất của quá trình đó. Nên hiểu theo nghĩa phái sinh Đường thi là một thể loại thơ cũng là hợp l

Bình luận (0)