Đề bài: Em hãy tả lại một buổi sinh hoạt tập thể ở trường em ( chào cờ, sinh hoạt đội, thi nghi thức )

Hoàng Ngọc Quang
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
25 tháng 11 2022 lúc 23:59

Gợi ý viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về việc hoạt động tập thể.

1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.

2. Thân bài:

- Giải thích thế nào là hoạt động tập thể. Nêu một số hoạt động tập thể phổ biến.

- Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tập thể: 

+ Giúp kích thích não bộ.

+ Tăng sự dẻo dai, nhanh nhẹn cho cơ thể.

+ Gia tăng tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội.

- Rút ra bài học: cần tham gia hoạt động tập thể một cách an toàn, phù hợp và lành mạnh.

3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
vvzfds
Xem chi tiết
vvzfds
20 tháng 12 2021 lúc 14:54

nhanh nhé

 

Bình luận (0)
phạm Thị Hà Nhi
Xem chi tiết
Ngô Thị Thu Trang
26 tháng 7 2017 lúc 19:48

Gợi ý:
Chú ý đến hính ảnh so sánh

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

---> Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ Làm cho ta thêm hấp dẫn thú vị

KĐ: Tài năng tác giả

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
26 tháng 7 2017 lúc 20:38

Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

~ Chúc bn học tốt!~



Bình luận (0)
Lương Thị Diệu Linh
12 tháng 7 2018 lúc 7:43

Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

Bình luận (0)
Trâm Trâm
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 2 2018 lúc 21:11

Nhà ông bà nội chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Cứ mỗi lần sang nhà nội, em lại ngắm nhìn vườn hoa xinh xắn trước sân nhà, mà ông em chăm sóc rất kĩ.

Một buổi sáng sớm, em đến nhà nội, đứng nhìn vườn hoa của ông mà cảm thấy thích thú làm sao! Khắp nơi, khắp phía đều có nhiều hoa đẹp. Hoa nở tràn ngập, hoa nở muôn hình muôn vẻ, hoa tầng tầng lớp lớp như những đốm lửa rực rỡ trong không gian. Mỗi loài hoa đều có những màu sắc riêng, một hương vị riêng. Hoa sứ trắng tinh khiết một màu với hương thơm ngào ngạt. Hoa hướng dương vàng rực như ông mặt trời bé con xinh xắn. Hoa hồng kiêu hãnh vươn lên như một nàng công chúa kiều diễm. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, hương hoa thoang thoảng. Hoa râm bụt đỏ ối, được nắng chiếu sáng rực như những chiếc đèn lồng. Mọc tràn lan trên mặt đất là những chùm hoa mắc cỡ tim tím đang ngả đầu vào nhau như e thẹn… Vườn hoa càng đẹp hơn khi có những cánh bướm chập chờn lượn quanh, những nàng ong vo ve đến hút nhụy. Gió khe khẽ lùa qua, bao nhiêu cánh hoa rập rờn giữa màu lá xanh mơn mởn.

Thế mới biết để có vườn hoa đẹp như vậy, ông em đã phải mất công chăm bón, tưới mát cho cây hàng ngày. Bây giờ, ông em đã mãn nguyện vì công sức mình bỏ ra đã được đền bù xứng đáng.



Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 2 2018 lúc 21:12

Mỗi lần đi học, chúng em thường đi ngang qua khu vườn của bác Chín Hạnh. Đó là một khu vườn khá rộng, ước chừng trên một mẫu, trồng nhiều loại cây ăn trái được quy hoạch thành từng bờ dài trông rất đẹp mắt. Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất, cuốn hút sự chú ý của mọi người qua lại trục đường này là khu trồng các loại rau chạy song song với trục lộ giao thông chính của xã.



Mảnh vườn ấy quanh năm lợp một màu xanh thẫm, mượt mà cùa các giống rau đủ loại: bắp cải, su hào, cải xanh, cải xạ, rau ngò, rau diếp, cà chua… Với mảnh vườn hai công ấy, bác thu hoạch mỗi năm trên chục triệu đồng. Hiệu quả kinh tế thật không ngờ. Bác nói: ‘Trồng rau vất vả lắm các cháu a! Phải nắm thời vu, đoán định thời tiết để lúc nào thì trồng bắp cải, su hào, lúc nào thì cải xanh, cải bẹ, bông cải… Không những đòi hỏi kĩ thuật làm đất, chọn giống, bón phân tưới nước mà còn cả sự cần cù chịu khó trong chăm bón. Đối với các loại rau, đất phải xốp và thường xuyên giữ độ ẩm thích hợp. Những ngày nắng hạn, phải túc trực ở ngoài vườn, tưới nước ngày hai ba lượt, rã rời cả chân tay mới có được đồng tiền đấy cháu ạ!”.

Hôm thấy em và Thanh đi học về, đứng ngắm mãi vườn rau. Bác bảo: “Hai cháu vòng lại phía cổng, đẩy cửa vào mà xem cho thỏa thích”. Hai đứa mừng quýnh, chạy vội vào vườn để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp của vườn rau. Đứng ở ngoài, em cứ tưởng vườn rau hẹp. Vào đến giữa vườn mới thấy nó rộng. Khu vườn được bao bọc bởi một hàng rào kẽm gai kiên cố. Bên trong, dọc các luống, cứ cách mười mét có một cọc đứng, được nối với nhau bằng một sợi dây ni lông buộc lòng thòng những lá khô và những cái nón lá rách. Chỉ cần ngồi trong nhà, nắm sợi dây giật mạnh là mấy chú gà phải hoảng hốt vọt chạy ra khỏi khu vườn.

Nhìn những luống cải xanh, cải xạ xanh rờn, lá nào lá ấy to hơn cả bàn tay người lớn, xòe rộng phủ kín cả gốc, bác Chín Hạnh nói: “Những luống này, mấy bữa nữa là thu hoạch được”. Cạnh luống cải ngọt, là luống bông cải đang thời kì trổ bông. Thoạt nhìn, những bông cải hình thù như những chùm mào gà kết lại nhưng không phải là màu đỏ mà là màu trắng ngà. Trên mặt bông như có một lớp bụi phân vàng vàng rắc mỏng, trông thật hấp dẫn. Đi hết các luống cải, em gặp một luống rau ngò chỉ cao khoảng hai mươi phân chen chúc nhau vươn lên cao tìm ánh nắng mặt trời. Em cúi xuống bứt nhẹ chút lá, một mùi thơm dễ chịu thoảng qua, hấp dẫn đến kỳ lạ làm em liên tưởng đến những bữa ăn mà mẹ thường mua ngò về, xếp từng cọng trên các đĩa thịt rang hoặc trộn vào rau sống làm cho bữa ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng. Thấy chúng em đứng ngẩn ngơ mà ngắm nhìn các luống rau, bác mỉm cười bảo nhỏ: “Các cháu thích trồng rau lắm phải không? Hàng ngày đi học về, ghé vào đây, bác chỉ cho cách trồng từng loại rau, giúp ba mẹ cải thiện bữa ăn. Say mê việc gì ắt làm được việc đó các cháu ạ! Thuở bác còn như các cháu, đi đến đâu có trồng tỉa là bác đứng nhìn, lân la hỏi cách trồng, giờ mới nắm được cách thức trồng tỉa các loại rau đấy. Thấy các cháu mê nghề trồng rau, bác rất vui!”

Tạm biệt bác Chín Hạnh, chúng em ra về. Chân bước đi mà đôi mắt như dán vào các luống rau không muốn rời. Ao ước rồi đây em cũng có một mảnh vườn, một vài luống rau nho nhỏ, đẹp xanh tốt như của bác Chín. Nhất định em sẽ làm được.

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 2 2018 lúc 21:12

Sau vườn nhà em có trồng nhiều loại hoa đẹp như: hoa mai, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc,… nhưng trong đó em thích nhất là cây hoa hồng nhung được bố em trồng từ khi em còn nhỏ tí.

Nhìn từ xa em thấy cây hoa hồng nhung có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ, cây cao khoảng đầu gối của em. Gốc cây to bằng ngón cái của em. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẩm và nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủa và phủ đầy lá xanh. Lá hồng có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có viền răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái chun uống nước khoe màu đỏ thắm tươi.

Cánh hoa hồng mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cánh hoa, một mùi thơmthoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió hòa cùng không khí trong lành của ánh nắng ban mai quyến rũ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh càng làm tăng thêm vẻ yêu kiều của đóa hoa hồng.

Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa…Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây vì mẹ bảo hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc lâu bền.

Bình luận (1)
phạm Thị Hà Nhi
Xem chi tiết
Phạm Ngân Hà
26 tháng 7 2017 lúc 21:01

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

Bình luận (1)
Eren Jeager
26 tháng 7 2017 lúc 21:39

Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.

*Note : Tham khảo thêm ở đây nha ( http://lazi.vn/edu/exercise/van-dung-kien-thuc-da-hoc-ve-mot-so-phep-tu-tu-tu-vung-de-viet-doan-van-ngan)

Bình luận (1)
Sái Nhật Mẫn
7 tháng 9 2017 lúc 21:01

gui cau hoi kieu j

Bình luận (0)
Nguyễn T.Kiều Linh
15 tháng 2 2017 lúc 19:20

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.


Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em

Bình luận (1)
Minh Vy Nguyễn Phúc
16 tháng 2 2017 lúc 10:48

Ai giúp mình với, chiều nay mình nộp bài òi

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Thanh
1 tháng 10 2017 lúc 11:36

Hôm nay là ngày đầu tiên, trường em tổ chức lễ chào cờ nên em cũng đi học sớm hơn mọi ngày để kịp giờ khởi hành lễ.

Trời hôm nay thật là đẹp. Bầu trời cao vời vợi, xanh biêng biếc. Các chú chim nhảy từ cành này sang cành khác hót líu lo. Ông mặt trời vừa thức dậy đã rải những tia nắng ấm áp xuống sân trường. Bác đa cổ thụ rung rinh tán lá, thì thầm nói chuyện với chị gió. Học sinh các lớp bê ghế xuống sân trường xếp đúng vị trí của lớp mình. Những hàng ghế thẳng tắp đã được xếp xong nom thật đẹp mắt. Trên sân khấu, cô tổng phu trách đã cầm sẵn micrô chuẩn bị bước vào buổi lễ. Đúng bảy giờ mười lăm, bác bảo vệ đánh trống báo hiệu. Học sinh từ các lớp, từ các góc sân ùn ùn kéo về khu vực của lớp mình, ổn định chỗ ngồi. Thầy cô giáo đi nhắc nhở học sinh của mình ngồi im, không được quậy phá, nói chuyện riêng, bàn tán xôn xao. Cô tổng phụ trách mời mọi người đứng dậy, cầm mũ trên tay rồi dõng dạc hô to:

Nghỉ nghiêm! Chào cờ... Chào!

Những bàn tay xinh xinh nhỏ bé của các bạn đội viên đều đồng loạt giơ lên như những búp măng mới mọc. Cả trường đứng nghiêm trang, mắt hướng về lá cờ Tổ quốc đang tung bay trong gió. Hình ảnh các anh hùng liệt sỹ lần lượt hiện ra, các anh đã hi sinh vì Tổ quốc để chúng em có ngày hôm nay. Lời hát của các bạn như lời của các chiến sỹ nhắc nhở chúng em hãy cố gắng lên. Khi bài Quốc ca, Đội ca kết thúc, Cô tổng phụ trách lại hô to:

Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng

Tiếng hô đều của cả trường như đáp lại lời cô tổng phụ trách:

Sẵn sàng!

Mọi người lại ngồi xuống nghe cô hiệu phó nhận xét về tuần vừa qua. Cô nói lớp 5G được giải nhì bích báo làm cả lớp reo lên mừng rỡ. Một số bạn buồn rười rượi vì lớp không được giải nhất.

Chúng em lần lượt vào lớp chuẩn bị cho tiết học mới nhưng không khí của buổi chào cờ vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.

Đề bài: “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”.

Bài làm

Trời vừa sáng, tờ lịch bay bay như muốn nói: “Cô bé ơi! Hôm nay đã là thứ hai rồi đấy! Cô ăn sáng nhanh nhanh để đến trường làm lễ chào cờ!”. Em ăn xong rồi! Thôi chào chị lịch chăm chỉ, em đi học nhé!

Bầu trời lúc bấy giờ cao, trong xanh, không gợn chút mây. Những tia nắng vàng tươi lọt qua kẽ lá, đậu trên vai các bạn học sinh chúng em. Gió thổi vi vu làm các cành cây đu đưa một cách nhẹ nhàng, yểu điệu. Mặt trời chênh chếch rọi xuống, biến triệu giọt sương trên lá cây ngọn cỏ thành những hạt ngọc nhấp nhánh, lung linh. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới như đang reo vui trong nắng sớm. Các cô giáo trong những tà áo dài truyền thống đang đôn đốc các bạn học sinh. Bỗng bác trống già cất giọng ồm ồm quen thuộc: “Tùng! Tùng! Tùng!”, báo hiệu buổi lễ chào cờ sắp bắt đầu. Học sinh toàn trường quần áo chỉnh tề, xếp thành hàng ngũ ngay ngắn. Cô tổng phụ trách cầm micrô nhắc nhở học sinh bỏ mũ xuống để buổi lễ chào cờ được bắt đầu. “Nghiêm! Chào cờ... Chào!”. Tiếng cô tổng phụ trách vang lên dõng dạc. Cả một rừng bàn tay xinh xắn giơ cao ngang trán, đều tăm tắp. Tất cả các cặp mắt đều hướng lên nhìn lá quốc kỳ đỏ thắm. Gió như ngừng thổi, mây như ngừng trôi, chim như ngừng hót để cùng chào cờ với chúng em. Màu đỏ là màu máu của biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống. Còn sao vàng năm cánh lại là biểu tượng của đất nước, của cách mạng. Hoà nhịp với tiếng trống Đội là bài hát Quốc ca trầm hùng vang lên giữa không gian. Lời bài hát khiến em hình dung tiếng bước chân rầm rập của đoàn quân ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc...”. Tiếp đến là bài hát Đội ca. Lời bài hát hư nhắc nhở chúng em phải ra sức phấn đấu học tập: “Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên...”. Khi toàn trường đã hát xong bài hát, cô tổng phụ trách dõng dạc hô to: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. “Sẵn sàng”, tiếng hô đáp lại to đều, tưởng chừng lay động cả bầu không khí trong sân trường. Tiếp đó, cô Hiệu phó nhà trường lên nhận xét lễ chào cờ và thông báo kết qủa thi đua của từng lớp trong tuần qua. Em vui mừng biết bao khi lớp 5G chúng em dẫn đầu toàn trường. Cuối cùng, thầy Hiệu trưởng nhà trường lên nhắc nhở toàn trường những hoạt động trong tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát “Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội”. Các lớp lần lượt về từng phòng để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên với bao ước vọng.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng luôn in đậm trong tâm trí em. Để xứng đáng với biết bao chiến sĩ anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của đất nước, mai sau, em sẽ cố gắng trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Bình luận (0)