Đề bài : Bố của En-ri-cô là người bố rất yêu con, nhưng cũng rất nghiêm khắc trước những lỗi lầm của con. Phân tích và chứng minh ?

Hiền July
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
6 tháng 1 2018 lúc 21:33

Cơ bản: lí lẽ và dẫn chứng nằm trong cách lập luận.
Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.
_ Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
Dẫn chứng: là những minh hoạ, ví dụ cụ thể được diễn đạt = lời, nhằm khắc họa lại sự vật, sự việc để giúp bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
_ dẫn chứng: thường xen tự sự và miêu tả.
=> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
Chúc bạn tìm thấy câu trả lời thích hợp.

Bình luận (0)
Đạt Trần
6 tháng 1 2018 lúc 21:47

Đầy đủ cho dễ hiểu

1) Lập luận là gì ?
Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.
- Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.
- Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).
2) Các yếu tố của lập luận :
a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.
c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.
Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
7 tháng 1 2018 lúc 12:04

ơ bản: lí lẽ và dẫn chứng nằm trong cách lập luận.
Lí lẽ: những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.
_ Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.
Dẫn chứng: là những minh hoạ, ví dụ cụ thể được diễn đạt = lời, nhằm khắc họa lại sự vật, sự việc để giúp bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
_ dẫn chứng: thường xen tự sự và miêu tả.
=> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.
Chúc bạn tìm thấy câu trả lời thích hợp.

Bình luận (0)
Nguyễn Nhung
Xem chi tiết
lê anh tuấn
27 tháng 11 2017 lúc 16:44

Cánh cò đối với người nông dân lao động dường như đã trở thành những người bạn thân thiết. Trên cánh đồng bát ngát, có lúc nào mà những người nông dân lại không gặp con cò. Trong ca dao, cái cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải nhiều vất vả gieo neo. Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ, bởi vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

Đọc bài ca dao ta có thể cảm nhận đây là một bài ca dao mang tính ngụ ngôn độc đáo. Lý tưởng cuộc sống được trình bày qua con cò đi kiếm ăn gặp nạn:

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ở đây nhân vật trọng tâm là con cò. Thường thì cò kiếm ăn vào ban ngày. Như vậy đây là một hoàn cảnh bất bình thường. Vì sao mà cò lại phải lặn lội mò cua bắt tép vào ban đêm? Bởi vì nghèo, kiếm ăn ban ngày gia đình cò không đủ để tồn tại. Người đọc đã thương cảm, cuốn hút ngay khi đọc câu mở đầu. Chữ mà trong câu ca dao làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi nhiều xót xa cho một đời cò. ông Vũ Ngọc Phan ghi: con cò mày đi ăn đêm ăn đêm nghịch lý thì cò lộn cổ xuống ao.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn những tưởng sẽ được ấm no hạnh phúc. Bầy cò con chắc chắn sẽ được mẹ tha nhiều mồi về tổ hơn. Cuộc đời vất vả lận đận con cò chịu nhiều đắng cay không thế kế xiết. Con cò đã lộn cổ xuống ao, cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Thế nhưng cái chết đang đến kề bên, tất cả như quay lưng đi như trách móc cò. Tiếng cò kêu thương trong đêm khuya nghe sầu thảm đến thế:

Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tồi cổ lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Cò ngày ngày lặn lội kiếm ăn nay không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Lời cò mẹ cũng là lời phân trần chân thật của những người lương thiện chẳng may rơi vào cảnh ngộ éo le. Rõ ràng, cò mẹ sẵn sàng chấp nhận cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình. Ước muốn cuối cùng của cò mẹ là nếu có bị xáo măng thì xin người hãy xáo nước trong, đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Nước trong, nước đục là những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Tục ngữ có câu: Chết trong hơn sống đục. Trong bài ca dao này, nước trong và nước đục là những cảnh huống trái ngược. Nếu phải chết, cò muốn chết trong danh dự chứ không phải trong tai tiếng và nhục nhã.

Cò mẹ không muốn đàn con phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ. Lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, đôn hậu của cò mẹ. Đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩ đến đàn con đói khát của mình đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ đành cất lời van xin nếu phải chết thì được chết trong sạch.

Cò mẹ cảm thấy không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, không có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn. Trong việc lựa chọn giữa sự sống và cái chết, cò mẹ luôn nghĩ đến danh dự và trách nhiệm của mình đối với thế hệ nối tiếp.

Rõ ràng trong lời phân trần này cò không sợ chết mà cò muốn đem cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch khi sa vào đường cùng ngõ cụt. Cò đi ăn đêm, nhưng cò không phải là kẻ bất lương, cò hiền lành lương thiện.

Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò bị lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước áp bức bóc lột sưu cao thuế nặng như Nguyễn Khuyến đã nói:

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử đói cho sạch, rách cho thơm. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm hồn thanh cao gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Ở đây cũng vậy, qua thân phận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lí nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ trong và đục tương phản nhau, lời cầu mong của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ xáo được điệp lại bốn lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả hoàn cảnh không thể thay đổi của một người bất hạnh.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò lộn cổ xuống ao trong bài ca dao này? Lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con trai tha hương chưa về, gửi lại tiền choông giáo để lo việc tang ma.. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng nhân cách của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.

Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca đều được viết bằng thể thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo, độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ sáu câu tám như thường lệ mà lại vần với chữ thứ tư câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể.

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vát tôi nao.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…

Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.

Thương con cò lâm nạn lộn cổ xuống ao…, thương con cò đi đón cơn mưa…, thương con cò chết rũ trên cây…, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Phần đông người dân nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm:

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,

(…) Cái kèo cái cột thành tên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương Xay giã giần sàng,

Đất nước có từ ngày đó...

Dân tộc ta hơn 80 % làm nghề nông. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam bằng chính lòng dũng cảm đã giữ vững nền tự do độc lập và những phẩm chất đáng quý: cần cù, chịu khó, chất phác… Học bài ca dao trên cho chúng ta lòng cảm phục yêu kính họ. Bài học Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn có giá trị sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Bài ca dao trôn đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất vả cả đời vì chổng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Còn thân mẹ, gian nan, nguy hiểm nào có sá gì!

Bình luận (2)
Thảo Phương
22 tháng 9 2019 lúc 10:33

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
Đoàn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Dư Ngân Thiên
Xem chi tiết
lê anh tuấn
7 tháng 12 2017 lúc 16:37

Văn bản Mẹ tôi là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi, thông qua bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô đã thể hiện được tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé En- ri- cô, thái độ yêu thương nhưng nghiêm khắc trong cách giáo dục con của bố Em – ri- cô cũng như thái độ hối hận của Em – ri- cô vì đã có thái độ hỗn hào đối với người mẹ của mình. Thông qua tác phẩm này người đọc thêm hiểu và kính trọng đối với tấm lòng bao la của người mẹ, và cũng như ý thức về từng hành động, cách ứng xử với mẹ của mình. Tác phẩm Mẹ tôi không có cốt truyện, tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En- ri- cô gửi cho En – ri- cô khi chứng kiến thái độ hỗn hào, thiếu lễ phép của cậu bé với mẹ. Tuy không có cốt truyện nhưng theo dõi từng tình tiết mà người cha đề cập đến trong lá thư, ta có thể phần nào hiểu được diễn biến sự việc xảy ra. Ta có thể cụ thể hóa nội dung của sự việc qua sự hình dung sau: En- ri- cô đã có những lời nói thiếu lễ phép với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, người bố chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra và thất vọng trước cách cư xử, lời nói của En- ri- cô. Người bố đã nhắc nhở người con thông qua một bức thư, trong bức thư đó thì người bố đã nói về những hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho En- ri – cô và tỏ thái độ thất vọng với En- ri- cô. En- ri- cô sau khi đọc lá thư bố gửi cho mình thì chợt hiểu ra nhiều chuyện, ý thức được lời nói vô lễ của mình đã làm mẹ tổn thương và những hối hận, En- ri- cô quyết định xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình và thay đổi theo hướng tích cực. Bên trong vẻ ngoài nghiêm khắc, bộc trực ấy là một tình thương con sâu sắc, vì thương con nên mới tức giận trước những hành vi sai trái của con “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Người bố cũng là người có phương pháp giáo dục con hiệu quả, người bố dùng những lời lẽ có nghiêm khắc, có tha thiết, có cảnh cáo nhắc nhở để người con có thể thay đổi. Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua lời kể của bố En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người mẹ tuyệt vời.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
22 tháng 8 2016 lúc 19:49

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Bình luận (3)
Nguyen Thi Mai
22 tháng 8 2016 lúc 19:48

- Hợp với hình tượng trung tâm của văn bản: Người mẹ.
- Thể hiện sâu sắc tình cảm và thái độ trân trọng của bố dành cho mẹ.
- Tăng tính khách quan cho lời tâm tình của người kể (của bố), cho sự việc và hình tượng được nói đến (là mẹ).
=> Đề cao hình tượng người mẹ.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
22 tháng 8 2016 lúc 19:49
– Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt. – Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. 
Bình luận (0)
Tiểu Thư Họ Đỗ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
21 tháng 8 2017 lúc 20:00

Bài văn kể lại câu chuyện En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiêu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Trong bức thư viết cho En-ri-cô, người bố tỏ thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước sự việc đó. Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

- “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

- “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

“Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

- "... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”

- "... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

- "... bổ sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”



Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 20:17
- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc. - Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư: + “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con” - > thái độ tức giận. + “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?” - > Buồn bã, thất vọng. + “Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” - > Thái độ nghiêm khắc. + “Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa”. “Con phải xin lỗi mẹ” - > Thái độ kiên quyết. - Lí do để người bố có thái độ như vậy vì: “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó: + “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố + Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

Bình luận (0)
Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 10:16

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”. “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”. “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.“Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

==> Bố của En – ri – cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với con.
Lí do để người bố có thái độ như vậy vì:

“Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:

“Giống như một nhát dao đâm vào tim bố” Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

==> Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời.

Bình luận (0)