Chương VIII. Các nhóm thực vật

Đan Thy
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 5 2017 lúc 9:54

* Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

Bình luận (1)
Ái Nữ
10 tháng 5 2017 lúc 9:30

Thực vật hai lá mầm (Magnoliopsida) là tên gọi cho một nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớp mà hạt thông thường chứa hai lá trong phôi hay hai lá mầm. Có khoảng 199.350 loài trong nhóm này [1]. Thực vật có hoa mà không phải là thực vật hai lá mầm thì thuộc thực vật một lá mầm, thông thường có một lá mầm.

Hiện nay nhờ các nghiên cứu của APG người ta chấp nhận rằng thực vật một lá mầm đã tiến hóa từ trong thực vật hai lá mầm, cũng như thực vật hai lá mầm tạo thành một nhóm cận ngành. Điều này có nghĩa là thực vật hai lá mầm sẽ không còn được coi là một nhóm "tốt", và tên gọi "thực vật hai lá mầm" (dicotyledons hay dicots) sẽ không còn được sử dụng nữa, ít nhất là trong ngữ cảnh phân loại học. Tuy nhiên, phần chủ yếu của thực vật hai lá mầm cũ sẽ tạo thành nhóm đơn ngành được gọi là thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) hay ba đường xoi (tricolpates) của phấn hoa. Chúng có thể phân biệt với tất cả các loài thực vật có hoa còn lại nhờ cấu trúc phấn hoa của chúng. Các loài thực vật một lá mầm và các loài còn lại của thực vật hai lá mầm có phấn hoa đơn rãnh, hoặc tạo thành các dạng tiến hóa từ chúng, trong khi thực vật hai lá mầm thực thụ có phấn hoa dạng ba đường xoi hay các dạng tiến hóa từ chúng (phấn hoa có 3 hoặc nhiều hơn các bộ lỗ chân lông trong các đường xoi gọi là colpus.

Thông thường, thực vật hai lá mầm từng còn có tên gọi khoa học khác là Dicotyledones (hay Dicotyledoneae), ở cấp độ bất kỳ. Nếu coi như là một lớp, như trong hệ thống Cronquist, chúng có thể gọi là Magnoliopsida theo chi điển đình là chi Mộc lan (Magnolia). Trong một số sơ đồ, thực vật hai lá mầm được coi như là một lớp riêng, là lớp Hoa hồng (Rosopsida theo chi điển hình: chi Hoa hồng - Rosa), hoặc coi như là các lớp riêng rẽ. Phần còn lại của thực vật hai lá mầm (thực vật hai lá mầm cổ-paleodicots) có thể giữ trong một lớp cận ngành duy nhất, gọi là Magnoliopsida, hoặc được phân chia tiếp.

Bình luận (0)
Trương Thị Tường vy
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
8 tháng 3 2017 lúc 10:43

vực, giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, và loài.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Hùng
8 tháng 3 2017 lúc 14:33

các bậc phân loại thực vật theo trật tự từ cao đến thấp là:

vực-giới-ngành-lớp-bộ-họ-chi(trong Động vật học)/giống(trong Thực vật học) -loài

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
8 tháng 3 2017 lúc 12:42

Ngành, lớp, họ, bộ, chi, loài

Bình luận (1)
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 3 2017 lúc 19:41
Tảo Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
Cơ quan sinh dưỡng Cơ quan sinh sản

- Chưa có rễ, thân, lá.

- Có chất diệp lục.

- Sinh sản bằng cách đứt tảo (sợi tảo đứt).

Cơ quan sinh dưỡng Cơ quan sinh sản

- Rễ giả.

- Thân và lá chưa có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng bào tử.

- Cơ quan sinh sản: Túi bào tử.

Cơ quan sinh dưỡng Cơ quan sinh sản

- Rễ thật.

- Thân và lá có mạch dẫn.

- Sinh sản bằng bào tử.

- Cơ quan sinh sản là túi bào tử.

Cơ quan sinh dưỡng Cơ quan sinh sản
Rễ cọc, thân gỗ, lá kim. Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở

Cơ quan sinh dưỡng Cơ quan sinh sản
Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép... Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả

Bình luận (5)
nguyễn Mỹ Hạnh
Xem chi tiết
Ngọc Mai
18 tháng 4 2017 lúc 12:03

Câu 2 :

Ở nhiệt độ quá cao, hạt không thể nảy mầm, ở nhiệt độ thấp, hạt cũng không nảy mầm

=> Phải có điều kiện nhiệt độ thích hợp hạt mới nảy mầm

Nhớ ủng hộ tick Đúng nhé !

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
24 tháng 3 2017 lúc 18:54

Câu 2:

Ở nhiệt độ quá cao hạt không nảy mầm được, mà nhiệt độ quá thấp hạt cũng không nảy mầm nổi vì thế với một điều kiện nhiệt độ thích hợp thì hạt có thể nảy mầm.

Bình luận (0)
Thanh Trúc Lô
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
22 tháng 3 2018 lúc 21:17

+ Giống nhau: đều là các thực vật chưa có hoa

+ Khác nhau

- Tảo:

+ Là thực vật bậc thấp

+ Chưa có rễ, thân, lá thật

+ Sống chủ yếu môi trường nước

+ Sinh sản vô tính hoặc hữu tính

- Rêu:

+ Sống ở môi trường ẩm ướt

+ Có rễ, thân, lá giả, chưa có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử: cây rêu con phát triển trực tiếp từ bào tử

- Dương xỉ:

+ Sống ở trên cạn

+ Có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử: cây dương xỉ con phát triển gián tiếp từ bào tử thông qua nguyên tản

Bình luận (0)
khoa
10 tháng 3 2019 lúc 21:24

tôi cũng giống bạn linh

Bình luận (1)
Vũ Mạnh Dũng
11 tháng 3 2019 lúc 19:43

+ Giống nhau: đều là các thực vật chưa có hoa

+ Khác nhau

- Tảo:

+ Là thực vật bậc thấp

+ Chưa có rễ, thân, lá thật

+ Sống chủ yếu môi trường nước

+ Sinh sản vô tính hoặc hữu tính

- Rêu:

+ Sống ở môi trường ẩm ướt

+ Có rễ, thân, lá giả, chưa có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử: cây rêu con phát triển trực tiếp từ bào tử

- Dương xỉ:

+ Sống ở trên cạn

+ Có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử: cây dương xỉ con phát triển gián tiếp từ bào tử thông qua nguyên tản

Bình luận (0)
Le Mai Phuong
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
16 tháng 3 2017 lúc 7:13

giống và khác nhau giữa tảo và rêu:

Giống nhau: đều có diệp lục

Khác: Tảo: sống ở nước; chưa có rễ, thân, lá; sinh sản vô tính

Rêu: sống ở cạn; có rễ, thân, lá; sinh sản bằng bào tử

giữa rêu và dương xỉ:

Giống nhau: sống ở cạn, sinh bằng bào tử

Khác: rêu: rễ giả; quá trình thụ tinh trước khi hình thành bào tử

Dương xỉ: rễ thật, quá trình thụ tinh sau khi hình thành bào tử

Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
16 tháng 3 2017 lúc 9:44

So sánh tảo với rêu:

-Giống nhau:

+Đều là thực vật bậc thấp.

-Khác nhau:

*Tảo:

+Có thể có dạng đơn bào hoặc đa bào.

+Cơ thể chưa phân hoá rễ, thân, lá.

*Rêu

+Chỉ có dạng đa bào.

+Cơ thể đã phân hoá thành thân, lá. Cấu tạo vẫn đơn giản và có rễ giả.

Bình luận (0)
Phương Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 3 2017 lúc 15:46

Tảo không được coi là cây xanh thực sự ta phải xét qua 3 yếu tố:

- Chưa có rễ, thân, lá thực sự.

- Chưa có chất diệp lục.

- Sự sinh sản diễn ra còn sơ sài.

Theo thông tin của Thực vật học, chỉ vài năm nữa Tảo sẽ bị xóa tên khỏi danh sách thực vật.

Chúc em học tốt! Câu hỏi này rất hay.

Bình luận (0)
Guinevere
12 tháng 3 2017 lúc 11:45

Vì tảo chưa có rễ, thân, lá thật sự

Bình luận (0)
Nguyễn Nam Sơn
12 tháng 3 2017 lúc 14:03

Tảo không được coi là cây xanh thực sự vì :

Tảo chưa có :

- Rễ

- Thân

- Lá

Bình luận (0)
Yoon Channel
Xem chi tiết
Cô Chủ Nhỏ
2 tháng 3 2017 lúc 18:40

Quan sát và ghi lại các đặc điểm của cành, lá thông.

- Cành xù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại.

- Lá có cách mọc đặc biệt , có hai lá hoặc ba lá mọc ra từ cùng một cành con rất ngắn, lá dài hình kim

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 3 2017 lúc 18:50

Thân gỗ.

Phân nhiều cành, vỏ ngoài có màu nâu,xù xì,để lại vết sẹo khi rụng lá.

Lá nhỏ hình kim, màu xanh đậm, mọc từ 2-3 lá trên 1 cành con rất ngắn.

Rễ: To, khỏe, mọc sâu

Thân: thân gỗ,phân nhiều cành,vỏ ngoài có màu nâu,xù xì

Lá: lá nhỏ hình kim,Mọc từ 2-3 lá trên .Một cành con rất ngắn

Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm.

Nón cái:lớn hơn nón đực,mọc riêng lẻ từng chiếc.

Bình luận (4)
Tú Hà Thạch Thanh
23 tháng 2 2018 lúc 14:58

Đặc điểm của cành, lá thông:

- Cành xù xì với các vết sẹo khi lá rụng để lại;

- Lá nhỏ, hình kim, có hai hoặc ba lá mọc ra từ một cành.

Bình luận (0)
Lê Thu Thảo
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
14 tháng 3 2018 lúc 19:43

STT

Cây

Dạng thân

Dạng rễ

Kiểu lá

Gân lá

Quả (nếu có)

Môi trường sống

1

Bưởi

Gỗ

Cọc

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn

2

Đậu

Cỏ

Cọc

Kép

Hình mạng

Khô, mở

ở cạn

3

Lúa

Cỏ

Chùm

đơn

Song song

Khô,đóng

ỏ cạn

4

Mướp

Leo

Cọc

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn

5

Ổi

Gổ

Cọc

đơn

Hình mạng

Mọng

ở cạn


 

Bình luận (0)
Phan Đình Huy
Xem chi tiết
Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:34

Nêu vai trò của tảo, rêu, dương xỉ

Tảo :

Vai trò của tảo trong thiên nhiên
- Tảo có khả năng quang hợp,hút CO2,thải O2 vào nước làm tăng lượng o2 trong nước.
- Tảo tạo ra một lượng hữu cơ rất lớn.
- Có khả năng tự làm sạch môi trường do tảo có khả năng hấp thu khuấy chất trong nước cung cấp O2 cho sinh vật hiếm khí hoạt động.

- Tảo là nguồn thức ăn cho các động vật nhỏ sống trong nước và là nguồn thức ăn của tôm cá,côn trùng…….
-Tảo đa số sống ở nước (ngọt và mặn).Sống trôi nổi ở trên mặt nước làm thành phần chủ yếu và nơi trú ngụ cho bọn sinh vật phù du.

Vai trò của tảo trong đời sống của con người
Tảo có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người:
Nhiều tảo làm thức ăn cho con người
như:rau diếp biển, rau câu, rong thạch, rong mứt…
Tảo chứa các chất hữu cơ,khoáng chất như iod, moliden, fluo, kali và nhiều vitamin…,nên có rất nhiều giá trị trong các lĩnh vực: làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng
a.Vai trò làm đẹp:
- Vì tảo biển chứa nhiều nước, muối khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể nên thường được sử dụng trong công nghệ chăm sóc da.Tảo phóng thích ra các hoạt chất có tác dụng rất tốt cho da: Dầu tắm, kem dưỡng mặt và toàn thân nhờ lượng Mg, Kali làm săn da, giảm hiện tượng sần da,da vỏ cam.
- Chiết suất làm thuốc đắp mặt nạ, kem ví dụ như tảo đỏ Asparagopsis có tính năng diệt khuẩn và nấm giúp chống mụn và gàu.
b.Vai trò trong dinh dưỡng:
làm thức ăn trực tiếp cho con người.
Chỉ có 12 nhó tảo được dùng trong ẩm thực và sử dụng dưới dạng tươi để chế biến các món salad, luộc, hấp, nướng hoặc súp. Những món ăn từ tảo rất thích hợp với người ăn chay và kém tiêu hóa.
*Một số tảo thường dùng làm thực phẩm sau:
- Nori hoặc tím laver: protein chiếm 30 – 50%, và khoảng 75% đó là digestible,vitamin rất cao như A, C, axit folic
- Tảo đỏ chứa nhiều vitamin A,được dùng chế biến các món salad hoặc kết hợp với các thực phẩm như; sò, nghêu, ốc, hến…

- Tảo biển màu đỏ như rong mứt( Porphyra) là loại rong biển quý chưa nhiều vitamin, khoáng chất và protein.Ở dạng khô dùng nhiều trong các bưa ăn hằng ngày ngay của người Trung hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, và người sứ wales.
Trong tảo này chứa nhiều vitamin A, B
- Kombu hoặc Haidai:
loài này chứa khoảng 10% protein,2% chất béo có ích và số lượng khoáng chất và vitamin. Haidai được coi như là một loại rau xanh nó thường được nấu chín trong sup với các thành phần.Kombum có màu xanh được đun sôi với cá, thịt và soups. Kombum có màu xanh lá cây và tra kom bum được sử dụng như một trà giải khát.

- Tảo Spilurina có dạng sợi xoắn, là nguồn thực phẩm bổ sung hàm lượng protein cao như thành phần axitamin giống trứng gà có thành phần glucid dễ tiêu hóa.
- Rau câu (Glacilaria) là nguồn agar. Glacilaria tươi được sử dụng như một loại rau quả. Được dùng làm nộm nấu thạch ăn như một món ăn giải khát.
- Rong thạch (Gelidium) làm bánh, mứt, keo,….
c.Vai trò đối với sức khỏe và y học:
- Tảo biển có nhiều sinh tố và vi lượng như Betacrotene, là chất chống oxi hóa, tiền sinh tố A.
- Tảo biển có thể ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư vú do có tác dụng làm giảm lượng Estrogen nguyên nhân gây ra ung thư. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên bổ sung tảo biển trong chế độ ăn hằng ngày để cân bằng lại

- Chiết suất từ tảo được dùng làm thuốc sủi hoặc thuốc viên nang và cả những thuốc không tan trong dạ dày chỉ phóng thích hoạt chất trong ruột non. Làm thuốc sát trùng cầm máu

Vai trò trong công nghiệp:
- Một số được sử dụng để sản xuất ra các chất có ý nghĩa trong y học và phòng thí nghiệm
- Polysaccharid chiết xuất từ tảo biển để làm môi trường bán dẫn
- Tảo dùng làm phân bón và nguồn nguyên liệu chế biến Brom và Iod như tảo sừng hươu(Fucus)
- Rong mơ(Sargassum): chế biến nguyên liệu dùng trong công nghiệp(hồ dán,tơ nhân tạo…).Trong nông nghiệp dùng làm thuốc trừ sâu ,phân bón

Vai trò của tảo trong nông nghiệp:
- Các nhà nông học từ lâu đã cho rằng nếu tận dụng tốt hệ tảo trong ao hồ sẽ nâng cao độ màu mỡ cho đất trồng. Tảo đơn bào được đưa vào bón ruộng, đã nâng cao sản lượng cây có hạt trung bình 15%. Lượng đạm ở đất sau thời kỳ đất được tưới bón bằng tảo tăng từ 3 - 4 lần so với đối chứng.
- Nhiều loài gia cầm rất thích ăn tảo, trong đó phải kể tới tảo Chlorella. Động vật ăn tảo tăng trọng, tăng lượng trứng và tình trạng sức khỏe của chúng có tốt hơn.
- Tảo được sử dụng không chỉ để nâng cao mức sản xuất của các vực nước, tăng độ màu mỡ cho đất, mà còn để thu hoạch các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng và y học.

Rêu :

Vai trò:

- Hình thành chất mùn để làm than đá.

- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.

Dương xỉ :

Các nhà khoa học đã tìm thấy rằng loài dương xỉ có tên Pteris vittata có thể hút asen có chứa trong nước, làm giảm độ asen gần 100 lần trong vòng 24 tiếng.
Trồng Dương xỉ để cải tạo đất: làm tăng chất mùn, hấp thụ kim loại nặng trong đất..
Một vài loại dương xỉ được trồng làm cảnh
Lông của cây Lông culi có màu vàng dùng để cầm máu vết thương, còn thân dùng làm thuốc.

Bình luận (1)
Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:42

Cây sống ở môi trường đặc biệt như đầm lầy, sa mạc có những đặc điểm gì, cho VD

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

- Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

+ Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.

+ Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

+ Cây sống trên đầm lầy có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển

VD : Cây xương rồng, cây đước,...

Bình luận (1)
Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:54

Nêu đặc điểm của thụ phấn

1. Hoa thụ phấn nhờ gió

Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.

2. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Thụ phấn nhờ côn trùng là một dạng thụ phấn của thực vật, trong đó các hạt phấn hoa được côn trùng phân phát, cụ thể là các loài ong, các côn trùng cánh vẩy (như các loài bướm ngày và bướm đêm), côn trùng hai cánh và bọ cánh cứng. Các loài thực vật có kiểu thụ phấn nhờ côn trùng thường tiến hóa để có các cơ chế và đặc điểm làm cho chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với côn trùng, chẳng hạn màu sắc rực rỡ hay mùi (thơm, thối) mạnh, mật hoa cũng như các hình dáng hay kiểu mẫu hấp dẫn khác. Các hạt phấn của các loài thực vật này nói chung là lớn hơn so với các hạt phấn mịn của thực vật thụ phấn nhờ gió (anemophily). Chúng thông thường chứa nhiều chất có giá trị dinh dưỡng đối với côn trùng, để chúng có thể sử dụng làm thức ăn và bằng cách đó một cách ngẫu nhiên phát tán các hạt phấn hoa này sang các hoa khác.

3. Hoa tự thụ phấn

Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó (hoa lạc, hoa đỗ đen. hoa đỗ xanh..)

4. Hoa thụ phấn nhờ con người

- Hoa cho năng suất cao (hồng, ly, cúc)

- Hoa ăn được (thiên lý)

Bình luận (0)