Chương II. Rễ

Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huệ
2 tháng 5 2016 lúc 10:38

Bàn về phương pháp học tập, xưa nay có rất nhiều ý kiến. Mỗi ý kiến đúc kết một kinh nghiệm quý báu góp phần rút ngắn khoảng cách trong hành trình chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Học đi đôi với hành là một trong những phương châm đó. Từ xưa tới nay, mối tương quan giữa học và hành được nhiều người quan tâm, bàn luận. Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì ?

Học là hoạt động tiếp thu những tri thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô giáo; học ở bạn bè; tự học qua sách vở và thực tế đời sống. Mục đích của việc học là để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết về nhiều mặt để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình, góp phần hữu ích vào việc xây dựng sự nghiệp riêng và sự nghiệp chung.

Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế công việc hằng ngày. Ví dụ như người thầy thuốc đem hiểu biết của mình học được ở trường Đại học Y Dược trong suốt sáu năm để vận dụng vào việc chữa bệnh cứu người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, sân. bay, nhà ga, công viên, trường học… Những kĩ sư cơ khí chể tạo máy móc phục vụ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp… Nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt để thu hoạch với năng suất cao… Đó là hành.

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
2 tháng 5 2016 lúc 10:44

Học tập là công việc quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Nhưng cần học tập như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Cha ông ta từng căn dặn: “Học đi đôi với hành”.

"Học" là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vờ, tài liệu hay học trong cuộc sống. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đinh và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,… "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Công việc của người nông dàn làm việc trên đồng ruộng rất khác với người kĩ sư nông nghiệp làm việc trong phòng nghiên cứu. Tương tự, người công nhân vận hành máy móc trong nhà máy về bản chất rất khác với nhà khoa học thí nghiệm trong phòng chuyên dụng,… Điểm khác ấy chính là mức dộ lao động của mỗi đối tượng.

Ta có thể khẳng định: giữa học và hành, học có tính chất quyết định. Vốn tinh hoa tri thức nhân loại ta học trong hơn chục năm là có thể coi như nhận thức được đa số. Nhưng cả đời người không thể thực hiện lại một phần nhỏ những gì lớp lớp cổ nhân từng làm. Bởi vậy, phải có đầy đủ lí thuyết trước mới đảm bảo cho thành công của công việc. Đó là lí do vì sao ta cần học giỏi, nắm vững được những kiến thức cần thiết.

 

Tuy nhiên, không thể tuyệt đối hoá vai trò của học bởi mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực học tập là nhằm giúp mỗi người sống tốt trong xã hội con người. Vì vậy, học cần đi đôi với hành. Chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không hề có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thi chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết nổi một lá đơn xin việc,… học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mặt khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

Học đi đôi với hành, quan niệm ấy không mới bởi cha ông ta đã đặt ra vấn đề đó từ vài thế kỉ trước (Văn bản Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một bằng chứng sinh động) song là đó kim chỉ nam cho phương hướng học tập, rèn luyện của mọi người, mọi thời. Trong xã hội, chúng ta cần phổ biến rộng rãi, hiệu quả cách học này để đạt hiệu quả học tập cao nhất.

  


 

Bình luận (0)
Quỳnh Như
5 tháng 3 2019 lúc 21:13

Đây là môn sinh mà!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
2 tháng 5 2016 lúc 14:52

mình nghĩ là học tập là phải đi đôi với thực hành, chắc vậy.

Bình luận (0)
Mai Thị Quỳnh Nga
2 tháng 5 2016 lúc 15:35

học đi đôi với hành có nghĩa là: vừa học vừa thực hành

Bình luận (0)
Dương Thu Hiền
2 tháng 5 2016 lúc 17:25

Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.Bên cạnh đó, , "hành" là thực hành, là quá trình vận đụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu. Như ta đã biết, nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. Đó là trường hợp nhiều học sinh Việt Nam đi thi học sinh giỏi quốc tế các môn khoa học tự nhiên. Chúng ta làm lí thuyết rất xuất sắc, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Nhưng khi thực hành, trong khi bạn bè các nước làm rất tốt thì chúng ta loay hoay hàng giờ, thậm chí phải bỏ cuộc. Đó cũng là trường hợp nhiều học sinh, sinh viên đạt kết quả học tập rất cao nhưng hoàn toàn không có kĩ năng sống thực tế. Họ không biết ứng xử sao cho hợp hoàn cảnh giao tiếp, không nấu được một bữa cơm, không tự viết được một lá đơn xin việc,... học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế.

Mật khác, có lúc những lý thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lý thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.

“Học đi đôi với hành” là lời của người xưa đúc kết nhưng vẫn còn là bài học lớn của hôm nay và mai sau dành cho những ai thực sự cầu tiến bộ.

 
Bình luận (0)
Quản Lan Anh
Xem chi tiết
Chuc Riel
13 tháng 11 2017 lúc 19:52

thiếu không khí

Bình luận (0)
Nhã Yến
13 tháng 11 2017 lúc 20:04

Rễ của 1 số cây bần, bụt mọc,.. mọc ngược lên trên mặt đất vì môi trường sống thiếu...

A. Không khí

B. Chất dinh dưỡng

C. Nước

D. Cả A, B và C

Mình cũng giải thích luôn, quan sát thấy các rễ của các cây này thuộc rễ thở nên rễ phải mọc ngược lên trên mặt đất để lấy không khí

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Hoàng Jessica
6 tháng 12 2017 lúc 20:41

STT

Đặc điểm

Quang hợp

Hô hấp

1

Thời điểm

Khi có ánh sáng

Suốt ngày đêm

2

Cơ quan

Lá và thân non

Tất cả các bộ phận của cây

3

Nguyên liệu

Khí cacbônic, nước ánh sáng

Chất hữu cơ ; Ôxi

4

Sản phẩm

Tinh bột ; khí Ôxi

Năng lượng ; Khí cacbônic; Hơi nước

5

Các yếu tố ảnh hưởng

Hàm lượng Khí cacbônic; Nước

ánh sáng , nhiệt độ

Chất hữu cơ; Ôxi; nhiệt độ

6

Vai trò

Tổng hợp chất hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển

Phân hủy chất hữu cơ tạo năng luượng cần cho hoạt động sống của cây.

Bình luận (0)
Vũ Thị Minh Nguyệt
Xem chi tiết
BW_P&A
15 tháng 9 2016 lúc 21:25

Hãy liệt kê 5 loại rễ cây mà em đã quan sat được vào bảng sau

STT          Tên cây                  Rễ cọc                     Rễ Chùm

1      Nha đam ( lô hội )                                                X

2      Lúa                                                                        X  

3   Bàng                                    X

4   Phượng                               X

5   Riềng                                    X

Chúc bạn học tốthihi

 

Bình luận (0)
Trần Thị Diệu Thảo
10 tháng 1 2018 lúc 13:48

1. Cây nhãn: rễ cọc

2. Cây thì là: rễ cọc

3. Cây rau cải: rễ chùm

4. Cây su hào: rễ chùm

5. Cây hành lá: rễ chùm

Bình luận (0)
Tiên Tiên
5 tháng 2 2018 lúc 22:04

cây nhãn: rễ cọc

cây hành: rễ chùm

cây lúa: rễ chùm

cây xoài: rễ cọc

cây bưởi: rễ cọc

Bình luận (0)
Lê Nguyên Khang
Xem chi tiết
Nhã Yến
8 tháng 1 2018 lúc 22:35

Trước tiên phải nhớ đến khái niệm : rễ cọc có một rễ to khỏe đâm sâu xuống lòng đất và có nhiều rễ mọc xiên

Kể tên :

Thường là các cây ăn quả, cây lâu năm : cây xoài, cây bưởi, cây bàng, cây phượng, cây nhãn, cây cóc, cây ổi, cây cam, cây xà xừ, cây thông, cây mít, cây đa,...

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
8 tháng 1 2018 lúc 21:07

Rễ cọc: cây cải, cây bưởi con, cây hồng xiêm, cây dừa cạn, .....

Bình luận (8)
Nguyễn Hồng Hạnh
8 tháng 1 2018 lúc 21:21

cây chanh, cây bưởi , cây cam , cây xoài, cây cải , cây ổi , ...

Bình luận (0)
Thiên sứ của tình yêu
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
28 tháng 8 2016 lúc 20:33

Câu 1: Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điếm gì chung?
Hướng dẫn trả lời:
- Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;
- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Bình luận (0)
Anh Triêt
28 tháng 8 2016 lúc 20:30
Đặc điểm chung của ruột khoang sống bám và ruột khoang sống tự do: - Cơ thể đều cấu tạo bởi 2 lớp tế bào - Đối xứng tỏa tròn. - Ruột dạng túi - Và mặt trong có các tế bao làm nhiệm vụ tiêu hóa. 
Bình luận (0)
Anh Triêt
28 tháng 8 2016 lúc 20:35

- Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;
- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Bình luận (0)
Hân Đào
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
25 tháng 12 2017 lúc 6:59

Khi diệt cỏ ta phải :

A chặt cây

B tuốt lá

C nhổ cả gốc lẫn rễ

D cả 3 yếu trên

Bình luận (0)
nguyenngocanh
25 tháng 12 2017 lúc 20:28

C. nhổ cả gốc lẫn rễ

Bình luận (0)
nguyen duc zombies
26 tháng 12 2017 lúc 13:52

D

Bình luận (0)
Hà12
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
14 tháng 10 2017 lúc 17:15

Phân biệt:
+Rễ cọc: gồm 1 rễ cái to đâm sâu xuống lòng đất và các rễ con: Rễ bàng,..
+Rễ chùm: gồm các rễ con mọc ra từ gốc thân: Rễ lúa,..

Bình luận (0)
Nhã Yến
14 tháng 10 2017 lúc 18:22

-Để phân biệt cây có rễ cọc và rễ chùm thì ta căn cứ vào hình dạng và cách sắp xếp của rễ con và rễ phụ :

+ Rễ cọc : có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm.

VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi ,cây cải, cây mít,...

+Rễ chùm : không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm.

VD: cây hành, cây lúa ,cây dừa...

Bình luận (0)
nguyenngocanh
25 tháng 12 2017 lúc 20:36

Phân biệt:

+ rễ cọc: gồm rễ cái to đâm sâu sâu dưới lòng đất và các rễ con.VD:cây bàng, cây bưởi,...

+ rễ chùm: gồm các rễ non mọc từ gốc thân.VD: rễ lúa, rễ ngô,..

Bình luận (0)
Mai Mon
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
18 tháng 12 2017 lúc 20:49

Cấu tạo của miền hút gồm 2 phần chính:

Vỏ: Biều bì có nhiều lông hút. Lông hút của tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan Thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa Trụ giữa: Bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất Ruột chứa chất dự trữ
Bình luận (0)
Công chúa ánh dương
18 tháng 12 2017 lúc 20:50

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)