Bài viết số 6 - Văn lớp 8

Nguyễn Thiên Kim
Xem chi tiết
Minh Thái
Xem chi tiết
levandangduong
21 tháng 4 2022 lúc 20:56

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-nghi-luan-ve-tam-quan-trong-cua-viec-hoc-47074n.aspx

Bình luận (0)
Minh Anh Nguyen
Xem chi tiết
Tuấn Bồ Ai???
Xem chi tiết
Phong badboy
7 tháng 4 2022 lúc 19:47

mày bồ ny mày

Bình luận (3)
Bảo Nguyễn
7 tháng 4 2022 lúc 19:47

tham khảo nhahttps://download.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-cua-m-go-ro-ki-40139

Bình luận (0)
Sunn
7 tháng 4 2022 lúc 19:48

Tham khảo

Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới: công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Tuổi trẻ đã và đang tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách và học hành qua sách. Câu nói của M. Go-rơ-ki đã chỉ cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

       Thật vậy, sách đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền văn minh nhân loại. Mọi kiến thức về khoa học kĩ thuật, về văn hóa văn học của loài người đã được sáng tạo ra trong nhiều thiên niên kỉ, đã được lưu giữ lại qua hàng triệu triệu trang sách.

       Những trang sử của các dân tộc từ xa xưa đến ngày nay đều được ghi chép lại trên những trang sách. Những phát kiến về địa lí, về thiên văn, về hải dương học, những kiến thức về thực vật, về động vật, những phát minh về máy móc, về điện lực, về kĩ thuật như công nghệ thông tin, y học hiện đại... đều được ghi chép lại, in ấn lại trên sách.

       Sách có thể là những tấm da bò, những thẻ tre, những mộc bản, những thạch bản... cho đến những trang sách, quyển sách in bằng kĩ thuật hiện đại nhiều màu trên các loại giấy tốt như hiện nay. Có những cuốn sách đồ sộ hàng ngàn trang, hàng triệu triệu chữ như các cuốn Bách khoa toàn thư, các cuốn Từ điển ngôn ngữ, Từ điển chuyên ngành, cho đến các cuốn sử thi, Kinh thánh, các tập truyện phiêu lưu, truyền kì, các tập thi ca,... Đó là trí tuệ, tri thức của hàng ngàn, hàng vạn học giả, nhà triết học, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học trong nhiều thời đại để lại cho nhân loại hôm nay và mãi mãi sau này. Đúng sách là nguồn kiến thức. Và mỗi chúng ta phải biết yêu sách, phải biết trân trọng giữ gìn sách. Phải xem sách là người thầy, người bạn khai sáng cho mỗi chúng ta để mỗi chúng ta tiến bước trên con đường văn minh hiện đại.

       Xã hội ngày một đổi mới. Đất nước ngày một đổi mới. Không thể sống trong tối tăm u mê. Không thể khoanh tay ngồi nhìn thiên hạ. Không thể quẩn quanh trong bốn bức tường, làm đầy tớ cho thiên hạ.

       Thời đại mới cần có những con người mới; những con người có văn hoá cao, có kiến thức khoa học tiên tiến. Hơn bao giờ hết, ta càng thấy rõ lời khuyên của M. Go-rơ-ki: "chỉ có kiến thức mới là con  đường sống”. Sống trong văn minh, sống trong khoa học kĩ thuật hiện đại, có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Con đường đi lên của tuổi trẻ là con đường học vấn. Có thể học ở trường, học ở thầy, ở bạn, học ở trong thực tế cuộc sống. Nhưng không thể thiếu việc học trong sách vì sách là nguồn kiến thức, vì đọc sách thì ta mới có kiến thức để bước lên con đường sống, con đường văn hoá, con đường khoa học kĩ thuật.

       Tóm lại, sách là giá trị tinh thần vô giá của nhân loại trên con đường đi tới văn minh. Sách có tác dụng vô cùng to lớn trong việc bồi đắp trí tuệ, tâm hồn của mọi người. Sách phát triển tài năng cho những con người hiếu học, thích khám phá và hiểu biết. Đọc sách và nhờ sách để tự khám phá chiều sâu tâm hồn mình, tự hoàn thiện nhân cách mình. Đọc sách còn là một phương pháp tự học rất thiết thực và hữu ích. Câu nói của M. Go-rơ-ki là một lời khuyên bổ ích đối với mỗi chúng ta. Hãy biết yêu sách, quý sách. Hãy coi sách là người thầy, người bạn để phấn đấu vươn lên trở thành một con người có học vấn cao, có kĩ thuật khoa học tiên tiến, biết đem tài năng góp phần phát triển đất nước, làm cho Việt Nam sớm trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bình luận (1)
Tuấn Bồ Ai???
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
7 tháng 4 2022 lúc 19:45

Bạn tham khảo nhahttps://hoatieu.vn/tu-bai-ban-luan-ve-phep-hoc-hay-neu-suy-nghi-ve-moi-quan-he-giua-hoc-va-hanh-207414

Bình luận (0)
BẢO Mất Ny
7 tháng 4 2022 lúc 19:46

học nghĩa là học, hành nghĩa một loại củ

 

Bình luận (0)
Minh Thái
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 3 2022 lúc 19:59

Em vào đây tham khảo nhé:

Đề 3: Câu nói của Macxim Gorki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì? - Tech12h

Bình luận (0)
Như Trần
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 5 2021 lúc 16:12

Tham khảo nha em:

"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nịu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.

Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.

Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.

Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".

Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.

Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diễn viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự với cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.

Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
21 tháng 5 2021 lúc 16:12

Tham khảo nha bạn :

Nhà em có một chú mèo con rất đáng yêu. Đây cũng chính là món quà sinh nhật của ông ngoại tặng cho em. Em đặt tên cho nó là Mon vì em rất thích truyện tranh Doremon và chú mèo máy thông minh.Cả nhà em ai cũng yêu quý và thích ngắm nhìn chú mèo con đáng yêu này. Mèo Mon có bộ lông màu vàng óng, điểm xuyết vài vệt trắng tinh. Lông của chú rất mềm và mượt, em rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Đôi mắt màu đen láy tròn xoe,long lanh như hai hòn bi ve có thể nhìn được cả trong bóng đêm. Cái mũi lúc nào cũng ươn ướt, hồng hồng. Đôi tai chú mới thính làm sao. Chỉ một tiếng động nhỏ thôi là chú có thể nghe thấy và đôitai lại vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của nó bé xíu so với thân hình của Mon. Nhưng chính vì thân hình nhỏ nhắn ấy đã tạo lợi thế cho việc chạy nhảy của nó.Chân chú có những cái móng vuốt vô cùng sắc nhọn khiến đầy con vật phải khiếp sợ, dè chừng. Cái đuôi của chú ngắn tũn, ngoe nguẩy hết bên này sang bên kiaChú mèo tuy hay chạy nhảy là thế nhưng ăn rất ít,mỗi bữa em chỉ lấy một bát cơm con con trộn cá cho chú mà thôi. Nó cứ hay kêu meo meo mỗi khi thấy có chuột ở trên nóc nhà. Có một lần em đã được chứng kiến cảnh Mon bắt chuột vào ban ngày. Một con chuột chui vào trong bếp,Mon đứng nép ở phía sau hòm thóc. Mon không cử đọng, cho đến khi con chuột mon men lại gần hòm thóc, chú mới vồ ra rất nhanh chóng. Nhờ những chiếc vuốt đó, chú đã tóm gọn được con chuột. Những ngày mùa đông giá lạnh, Mon hay nũng nịu chui vào lòng em để được ôm. Có lần em thấy chú mèo còn nằm gọn dưới đống chân ấm."Meo, meo, meo”, ngày nào không nghe tiếng kêu của chú mà em lại thấy nhớ. Mỗi khi em ngồi học bài, Mon lại sát bênn dụi dụi vào. Miu thân thiết và gắn bó với em như một người bạn.

Bình luận (0)

vào dịp sinh nhật em đc tặng biết bao nhiêu là quà:rô-bích;quả bóng;pi-ka-chui...nhưng em thích nhất là một chú mèo bố tặng em.Đó là một chú mèo nhỏ dễ thương và em đặt tên nó là MI MI.

meo meo meo đấy hôm nào cũng vậy con mèo nhà em lúc nào cũng vậy.Cứ khi em đang học bài thì nó dụi đầu vào chân em.Lúc nhỏ nó chỉ bằng quả dưa chuột còn bây giờ thì nó to như chai cô-ca to.hai tai lúc dựng lên lúc cho xuống.đầu thì tròn như yên xe đạp.Mắt tròn như hòn bi ve và ban đêm sáng như đèn pha.ria mét mèo lúc chú bắt chuột thì chú cứ sờ ria mét làm cho chú thêm sự phong phú.Chú mặc một bộ lông 3 màu vàng,đen,trắng trông rất đẹp

Bình luận (1)
Như Trần
Xem chi tiết
Quang Nhân
25 tháng 4 2021 lúc 20:53

Em tham khảo nhé !

Năm 2011, khi một trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Nhật Bản, cả thế giới hướng về đất nước mặt trời mọc, bàng hoàng trước sức tàn phá khủng khiếp của cơn địa chấn nhưng cũng vô cùng xúc động và cảm phục trước hình ảnh một bé trai 9 tuổi, trên người chỉ độc một chiếc áo thun giữa trời đông rét lạnh lẳng lặng đứng cuối hàng người dài dằng dặc xếp hàng chờ tới lượt được phân phát thực phẩm. Năm 2015, tôi cũng như nhiều người Việt khác cảm thấy “shock” bởi cảnh tượng hàng ngàn người Việt Nam đè đầu cưỡi cổ nhau, bất chấp nguy hiểm mà chèo rào vượt cổng chỉ để được vào công viên nước tắm… miễn phí. Đó không phải là hiện tượng cá biệt trong đời sống của người Việt ta hiện nay. Khi cả thế giới thực hiện “văn hóa xếp hàng” thì chúng ta lại chẳng thể dẹp tan được thứ “văn hóa chen lấn” đã và đang thấm sâu trong bản tính nhiều người.

Không phải đến gần đây, “văn hóa chen lấn” của người Việt mới bị lên án mạnh mẽ. Từ lâu, hiện tượng người Việt Nam, bất kể già trẻ, gái trai, thường xuyên “quên” mất việc xếp hàng ở những địa điểm công cộng đã khá phổ biến. Thậm chí ở nhiều nơi, yêu cầu xếp hàng là bắt buộc mà nhiều người Việt vẫn hành động theo “bản năng”; trước một đám đông, một dãy người xếp hàng, họ tìm mọi cách để chen lên trước, dẫn tới tình trạng chen lấn xô đẩy hỗn loạn.

Năm 2012, dòng người đổ về trung tâm thành phố Đà Nẵng để đổi mũ bảo hiểm đã gây ra một “khung cảnh như thời loạn lạc”. Hàng trăm người chen lấn, xô đẩy, thậm chí xâu xé nhau để đổi lấy một chiếc mũ mới không mất tiền. Nhiều bạn bè quốc tế hoang mang khi chứng kiến dòng người đùn đẩy, giành giật nhau những chiếc áo mưa được phát miễn phí trong chương trình “Đừng để bị ướt mưa" do Đại sứ quán Hà Lan tổ chức năm 2013. Trước đó không lâu, ta cũng đã phải ngán ngẩm khi xem một đoạn clip quay lại cảnh chen lấn giành giật trong một nhà hàng buffet ở thành phố Hồ Chí Minh, khay thức ăn chưa kịp chạm bàn đã hết veo. Và không còn xa lạ gì cái cảnh dòng người xô bồ đông nghịt trước những cửa hàng ăn có phát đồ ăn miễn phí hay những nơi phát động đợt giảm giá, khuyến mại… Thậm chí chỉ vì không “đành lòng” bỏ ra vài phút chờ đợi mà người ta sẵn sàng chen chúc, phá hàng mà lấn lên tại những nơi công cộng như phòng bán vé xe vào dịp lễ, Tết, phòng bán vé xem phim, xem bóng đá; chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái… Ai cũng cố gắng chen lấn, xô đẩy để được lợi nhiều nhất, nhanh nhất. Và những người xếp hàng chờ đợi theo quy định bị nhìn như những kẻ yếu thế, lạc loài.

Vậy do đâu mà hiện trạng xấu xí ấy vẫn cứ tiếp diễn không ngừng như một loại virus vô phương ngăn chặn? Liệu nó đơn thuần chỉ là một thói quen hay nó chính là bệnh chứng liên quan đến văn hóa và ý thức của con người?

Xin đừng nghĩ rằng việc chen lấn xô đấy là một thứ “văn hóa lâu đời” của người Việt! Tôi lúc nào cũng nhớ như in những lời mẹ tôi kể về cái thời mà kinh tế còn khó khăn, xã hội chưa phát triển như bây giờ, người người nhà nhà đều đã quen với cảnh xếp hàng để chờ được phân phát theo quy định của nhà nước. Cái thời bao cấp mà từ việc mua lương thực thực phẩm, trở thành biên chế chính thức tại các cơ quan nhà nước, đến việc nhập hộ khẩu vào thành phố đều phải xếp hàng tuần tự và theo tiêu chuẩn đặt ra, việc xếp hàng đã trở thành một thông lệ cũng như một thói quen tự nhiên với mỗi người dân Việt. Vậy tại sao, khi mà kinh tế phát triển, xã hội tốt đẹp lên, con người ta lại quên đi điều đó?

Phải chăng ý thức của con người ta sau bao nhiêu năm đã trở nên méo mó? Không, hoặc chí ít là không phải tất cả. Người Việt Nam khi ra nước ngoài cũng xếp hàng trật tự, văn minh như người dân nước sở tại. Tôi cũng đã không ít lần chứng kiến hàng người ngay ngắn, kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt tại một số địa điểm công cộng.

Không phải do bản tính, chẳng phải vì văn hóa xếp hàng đã không còn tồn tại, vậy thì do đâu? Có lẽ nguyên nhân một phần xuất phát từ ý thức của một bộ phận dân chúng còn lạc hậu, kém hiểu biết. Bước ra từ hoàn cảnh khó khăn, đói nghèo, ai cũng tranh thủ mọi cơ hội để thu vén cho lợi ích cá nhân. Khi chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt, người ta hành động trước khi suy nghĩ, người ta thường để cho dục vọng điều khiển hành vi của mình. Từ đó mới có tình trạng nhiều người đè đầu cưỡi cổ nhau vì miếng ăn, vì chút lợi nhuận. Tôi lại nhớ tới hình ảnh bà lão chết đau đớn vì “một bữa no” trong văn Nam Cao. Bạn có nghĩ văn hóa xếp hàng của nhiều người Việt cũng đang trong tình trạng “chết lâm sàng”?

Bị cái lợi làm mờ mắt là một phần, một phần không nhỏ khác có lẽ là xuất phát từ “hiệu ứng đám đông”. Trong một đoàn người đang ngay ngắn xếp hàng, chỉ cần một người phá hàng lấn lên, sẽ có người thứ hai cảm thấy “kém miếng khó chịu” mà cũng chen lên phía trước, có người thứ hai ắt có kẻ thứ ba, thứ tư… hậu quả là dẫn đến một đám đông hỗn loạn. Con người vốn sẵn bản tính ích kỉ, chỉ cần một mồi lửa châm lên, sự đố kị sẽ xâm chiếm ta, chi phối đến hành động, gây nên hậu quả khôn lường.

Nhưng còn một nguyên nhân sâu xa đó là sự thiếu công bằng, minh bạch trong xã hội ta hiện nay. Chẳng lạ gì những cảnh người bệnh được các bác sĩ dẫn vào thẳng phòng khám bỏ qua một dãy dài xếp hàng nhờ quen biết, hay những người được coi là “con ông cháu cha” được ưu tiên xếp chỗ. Và như một lẽ tất yếu, hình ảnh ấy đã vô tình để lại trong tiềm thức mỗi người về “lợi ích” của sự chen ngang, sự ưu tiên, hình thành nên một lối suy nghĩ sai lệch về  sự “vô ích” của việc xếp hàng…

Thiếu văn hóa xếp hàng không phải “bệnh” của một người, chẳng phải “vấn nạn” xảy ra ở một vài cá nhân mà dễ dàng dập tắt. Nó gắn liền với ý thức, và thật nguy hiểm làm sao, khi nhận thức con người chính là thứ yếu ớt dễ bị điều khiển và làm lệch lạc nhất. Việc thiếu văn hóa xếp hàng lại trở thành một thứ virus nguy hiểm khi nó ngấm ngầm bén rễ phát triển trong tiềm thức con người, thậm chí có khả năng lây lan và “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bạn cho rằng tôi đang quá nghiêm trọng vấn đề rồi sao? Đó là do bạn chưa từng chứng kiến, hay ít nhất là chưa từng thử suy ngẫm. Nếu như ở những nước phát triển như Nhật Bản, Singapore,… một trong những bài học đầu tiên người ta dạy cho con trẻ chính là bài học về sự cần thiết của văn hóa xếp hàng. Thế nhưng ở Việt Nam, một số vị phụ huynh khi cùng con nhỏ đi đến những nơi công cộng, không hề nghi ngại mình sẽ làm gương xấu cho con, sẵn sàng chen ngang bất cứ lúc nào. Nhiều người thậm chí còn xúi giục, tỏ ra ủng hộ, khen ngợi hành vi chen lấn của con mình thay vì răn đe ngăn cản khi trẻ tình cờ có hành vi không tốt.

Bởi lẽ đó, để vấn nạn “thiếu văn hóa xếp hàng” của người Việt Nam sớm chấm dứt, việc đầu tiên chúng ta cần làm là chấm dứt sự thiếu minh bạch, công bằng trong việc tổ chức và quản lí xã hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, dễ thấy rằng việc nay dường như là bất khả thi, nhưng không có nghĩa là ta không thể giảm thiểu. Một giải pháp quan trọng không kém khác chính là giáo dục và tuyên truyền cho người dân ý thức đúng đắn về văn hóa xếp hàng, phải phổ biến những tri thức ấy cho rộng rãi khắp các tầng lớp, bất kể lứa tuổi, đặc biệt chú trọng tới lứa tuổi nhi đồng và thanh thiếu niên – những thế hệ trẻ đầy hứa hẹn có thể mang đến sự đổi thay tích cực cho xã hội. Và nếu sử dụng biện pháp tinh thần thôi chưa đủ, các cơ quan ban ngành Nhà nước cần phải có những biện pháp thắt chặt kỉ luật ở những điểm công cộng yêu cầu phải xếp hàng, đưa ra những hình phạt nhất định đối với những người phá hàng, chen lấn xô đẩy.

Nhiều người cho rằng, việc hình thành và phổ cập văn hóa xếp hàng tại Việt Nam đã trở nên “vô vọng”, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nếu một đứa trẻ 9 tuổi có thể làm được, cớ sao những người trưởng thành như chúng ta, có đủ kiến thức và học vấn, đủ trí tuệ và khả năng làm chủ bản thân, lại không thể làm được một điều cơ bản như thế? Thay vì ngồi đó mà tỏ ra xấu hổ, chán chường cho ý thức tồi tệ của một số người, tại sao ta không bắt tay vào hành động để làm thay đổi nhận thức của những người đó? Thay vì ngồi nhìn những hình ảnh đáng ao ước của Nhật hay Singapore, sao ta không thử cố gắng tạo ra cảnh tượng ấy tại chính đất nước mình? Nếu mỗi người biết góp sức vào công cuộc đổi thay ấy, tôi tin rằng một ngày không xa một Việt Nam thân thiện nhưng văn minh, lịch sự sẽ trở thành ấn tượng đọng lại trong mắt bạn bè quốc tế.



 

Bình luận (0)
Cherry
25 tháng 4 2021 lúc 20:53

Tk

Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa phát triển trong nền văn minh lúa nước. Chúng ta đã trải qua và phát triển hàng nghìn năm mới phát triển đến được ngày hôm nay. Tuy nhiên có những vấn đề về văn hóa chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá lại mà một trong số đó là văn hóa xếp hàng.

Từ xa xưa cha ông đã khuyên chúng ta, phải biết yêu thương chia sẻ lẫn nhau “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”, thì giờ đây chúng ta lại ngậm ngùi vì những hiện tượng chen lấn xô đẩy, giằng xé ganh đua lẫn nhau, kể cả rất nhiều nơi không đáng chen lấn.

Chúng ta chưa thể quên được những hình ảnh chen lấn nhau tại lễ hội đền Hùng năm 2016, khi mà chốn linh thiêng thì con người ta lại chen nhau, xô đẩy nhau để được thắp hương. Hay cảnh tượng chen lấn tại nhà ga, siêu thị… Dường như người Việt chúng ta quá quen thuộc với cảnh chen lấn nhau, người sau chen người trước mạnh ai nấy thắng. Thi thoảng chúng ta lại chứng kiến cảnh tượng người ta đánh nhau vì người này lên trước, chị kia lên sau. Hiện nay, chúng ta đã quên đi những nét đẹp xếp hàng thời bao cấp, cái thời cái ăn còn chưa no nhưng chúng ta đã biết xếp hàng chờ đợi để được mua tem phiếu. Không chen lấn xô đẩy, ai đến trước thì được mua trước, có khi còn nhường cho các cụ già được lên mua trước. Nét văn hóa này đã lùi xa và hiện nay chúng ta chẳng còn biết xếp hàng như ngày xưa nữa. Ngay cả học sinh chúng ta cũng vậy xếp hàng phải có thầy cô giáo đứng bên cạnh thì mới có thể xếp hàng ngay thẳng được. Văn hóa xếp hàng chính là một trong những điểm nóng mà chúng ta cần quan tâm và lên án.

Nhìn lại ở những nước phát triển khác như Nhật Bản, Mỹ… dù có trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn có trật tự trước sau, xếp hàng đầy đủ. Chúng ta hẳn chưa quên vụ nổ nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản cách đây mấy năm trước tuy nhiên không có bất kỳ một hiện tượng chen lấn xô đẩy nào mà tất cả mọi người đều xếp hàng một cách ngay ngắn để nhận hàng viện trợ từ chính phủ.

Tại sao văn hóa Việt Nam chúng ta lại kém như vậy? Đầu tiên phải kể đến ý thức của con người, tính ích kỷ đã dẫn đến những hiện tượng chen lấn, xô đẩy, không có văn hóa xếp hàng. Và cũng do một phần do nền văn minh lúa nước đã ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa xếp hàng của đại đa số người Việt chúng ta.

Tuy nhiên, không phải ai trong số những người Việt Nam chúng ta đều không có văn hóa xếp hàng, có rất nhiều người rất có ý thức trong việc xếp hàng. Đây chính là những tấm gương sáng mà chúng ta cần học tập, noi theo để tạo nên một xã hội văn minh có văn hóa xếp hàng.

Xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp thì chúng ta có những biện pháp nhất định để ai cũng có thể xếp hàng một cách văn minh hơn.

Bình luận (0)
minh nguyet
25 tháng 4 2021 lúc 20:53

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

- Xếp hàng được xem là thước đo ý thức công dân về văn hoá ứng xử của các nước nhưng hiện nay đã bị nhiều người xem thường, bỏ quên, đặc biệt việc xếp hàng của đại đa số người dân Việt Nam đang là bài toán nan gian giải...

II. Thân bài

1. Thực trạng hiện nay:

- Chen lấn, xô đẩy, gây mất trật tự, đứng không đúng vị trí ở những nơi công cộng

- Chen lấn khi mua vé tàu xe, vé xem phim, thủ tục hành chính, dân sự...

2. Nguyên nhân:

- Ý thức cá nhân kém, ai cũng muốn hơn thua, muốn đấu đá, cạnh tranh để giành phần hơn từ những việc nhỏ nhất hòng tìm một vị trí đẹp, thuận lợi cho công việc của mình.

- Tư tưởng ăn thua cay cú, muốn mình được ưu tiên trước mà không mất thời gian chờ đợi.

- Các cấp quản lí chưa có những biện pháp và hình thức xử lí cụ thể, thường xem nhẹ và bỏ quên việc xếp hàng...

3. Hậu quả:

- Gây ùn tắc, hỗn loạn và phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn: móc túi, trộm cắp, thậm chí gây thương vong

 

- Dẫn chứng

+ Cảnh tượng chen lấn giành giật chỉ để giành những chai nước, phần thức ăn miễn phí đã trở thành một tì vết trong văn hoá ứng xử của người Việt.

+ Cảnh chen lấn, giành giật áo mưa tại UBND quận Ba Đình, Hà Nội khi đại sứ quán Hà Lan phát 3000 áo mưa miễn phí cho người Việt, người người xô đẩy, hỗn loạn cốt chỉ để lấy một cái áo mua, đáng buồn hơn là những khuôn mặt đầy thanh tú cũng “tích cực giành những chiến lợi phẩm” - một cảnh tượng xấu xí mà có lẽ không một người Việt có ý thức nào muốn nhìn thấy.

+ Hình ảnh xấu nhất và trở thành một đề tài được bàn tán sôi nổi trong năm 2015, một "vết nhơ" về văn hoá ứng xử của người Việt là cảnh tượng hàng ngàn người chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau, trèo rào để được vào công viên Hồ Tây tắm miễn phí. Thật đáng buồn trước những cảnh trạng đó!

- Số người Việt kém ý thức và văn hoá "lùn" không nhiều, vẫn còn đâu đó những ý thức xếp hàng.

- Thiết nghĩ người Việt nên học hỏi văn hoá xếp hàng từ láng giềng Nhật Bản, một điểm sáng đáng tự hào của con người xứ sở Phù Tang. Thế giới đã thấy rõ điều này khi hội chợ thương mại Expo quốc tế Nagoya kết thúc tại Aichi, Nhật Bản. Người ta thống kê được rằng trong 185 ngày hội chợ có tới 22 triệu lượt khách tham quan trong số đó 95% là người Nhật. Trong khi những người nước ngoài chẳng hề quan tâm thì người Nhật lại xếp hàng dài để xem người ta nói về các con thú trên gian hàng của Hitachi.

 

- Tạo ấn tượng xấu trong mắt bạn bè quốc tế, những du khách nước ngoài khi sang Việt Nam ấn tượng đầu tiên của họ là Người Việt thật hiếu khách và thân thiện!”, “Cảnh sắc đẹp tuyệt vời!”, “Một nền văn hiến đáng tự hào",... thì than ôi chỉ bởi cái văn hoá xếp hàng mà vô hình chung họ sẽ có những cái nhìn không mấy thiện cảm.

- “Xếp hàng không đơn thuần là đúng hàng lối, ngay thẳng, trật tự, đúng vị trí mà còn mang ý nghĩa nội hàm là sự bất công, thiếu công bằng và minh bạch. Đơn cử là vấn đề xin việc trong một cơ quan, tổ chức nào đó. Nếu họ có tiền, có mối quan hệ tốt thì chỉ cần một cú điện thoại, một cuộc hẹn “xã giao và nghiễm nhiên họ sẽ xen ngang" và cướp mất đi cơ hội của những người đường đường chính chính, có năng lực đang chờ đợi mòn mỏi những mong được một vị trí trong công việc. Thế mới thấy văn hoá xếp hàng đã tồn tại và ăn sâu vào tư duy của nhiều người ngay từ những việc cỏn con để rồi len lỏi vào trong mọi ngõ ngách cuộc sống.

4. Biện pháp:

Để xây phục hồi lại văn hoá xếp hàng vốn đã trở thành một nếp cũ xưa đẹp của người Việt Nam những năm sau giải phóng 1975, thời mà mua bất cứ hàng hoá nào cũng phải đợi đúng số, đúng tên quả thật không khó.

 

- Các nhà quản lí các cấp cần tạo cho công dân chỗ xếp hàng - những nơi thường tụ tập đông đúc

- Đối với các hành vi chen lấn, vượt rào ban đầu có thể nhắc nhở, cảnh cáo, thậm chí buộc phải lùi về vị trí sau cùng. Có thế mới thấy được cái thiệt rước vào thân cũng chỉ bởi một chút hơn thua, lần sau cũng phải suy xét trước khi hành động.

- Thiết lập một xã hội công bằng trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện đồng bộ thì có lẽ văn hoá Việt sẽ có được một diện mạo mới, một cái nhìn thiện cảm từ bạn bè quốc tế.

5. Bài học nhận thức – hành động

- Nhận thức: Xếp hàng là một nét văn hoá ứng xử tốt đẹp cần phải được coi trọng và phát huy.

- Hành động:

+ Xếp hàng nơi công cộng, đông người

+ Ưu tiên vị trí cho những người thật sự cần, trong những tình huống khẩn cấp

III. Kết bài

- Xếp hàng đôi khi mất nhiều thời gian, tạo cảm giác chờ đợi mệt mỏi nhưng hãy thử kiên nhẫn để tạo một hình ảnh tốt đẹp, thiện cảm, đặc biệt là sự công bằng cho mỗi người. Nhưng với một thói quen cố hữu và ăn sâu để thay đổi có lẽ phải mất nhiều thời gian.


 

Bình luận (0)
Lê Nhi
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 21:54

tham khảo

Từ xưa, mối quan hệ giữa “học” và “hành” vẫn được các học giả đề cập đến. Trong bài “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng có viết “học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể thấy dù ở thời nào thì việc học cũng cần phải có sự đi đôi với việc hành thì mới mang đến ý nghĩa trọn vẹn cho con đường học vấn.

 

Để hiểu hơn về mối quan hệ giữa học và hành thì chúng ta cũng cần phải hiểu học là gì và hành là gì. Mỗi ngày chúng ta đều đến trường và đi học, như vậy học chính là cách mà chúng ta tiếp nhận những tri thức của nhân loại. Đây là vốn tri thức quý báu giúp chúng ta trở thành những người có tri thức sau này. Hành có nghĩa là hành động, là làm việc. Bác Hồ của chúng ta cũng có câu nói rất nổi tiếng rằng: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Qua câu nói của Bác Hồ chúng ta thấy rằng học và hành bao giờ cũng phải song hành với nhau.

 

Vì sao việc học phải đi đôi với việc hành? Mỗi ngày học sinh chúng ta đến trường đều tiếp thu thêm rất nhiều kiến thức mới. Nếu chỉ học lý thuyết suông thì đến một ngày nào đó những lý thuyết ấy chúng ta cũng sẽ quên hết. Quên là bởi chúng ta không được thực hành, không được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Nếu học mà không áp dụng thì việc học không còn ý nghĩa gì nữa. Khi bước ra ngoài xã hội, chúng ta trở thành những kẻ ngu ngơ không biết một chút gì. Kiến thức đã học được coi như bỏ không. Những thành tích học tập tốt trước đây chỉ là cái hình thức, thực chất rỗng tuếch chẳng mang lại cho ta điều gì. Trong Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp cũng phê phán những người đua học hình thức cầu danh lợi.

 

 
Con người ta nếu như không học mà chỉ chăm chăm vào thực hành thì cũng khó có được kết quả tốt. Một chuyện đơn giản như cắm cơm thôi, nếu như trước đó chúng ta không học cách nấu thì sẽ chẳng bao giờ có được một nồi cơm ngon. Có khi cơm sẽ nhão, sẽ khô hoặc có thể bị sống cơm nữa. Nhưng nếu chúng ta học cách nấu từ việc đong gạo sao cho vừa, đổ nước sao cho đủ thì sau vài lần thực hành chắc chắn chúng ta sẽ nấu được những nồi cơm ngon tuyệt. Hay như các môn ngoài ngữ, làm sao chúng ta có thể hành khi mà chúng ta chưa học? Khi gặp người nước ngoài, chúng ta sẽ không hiểu họ nói gì. Nhưng nếu chúng ta học mà lại không bao giờ thực hành, không nói chuyện với người nước ngoài thì sớm muộn gì chúng ta cũng quên mất lý thuyết.

Hiểu được mối quan hệ và giá trị của học với hành nên các trường học hiện nay cũng đã đưa việc thực hành vào song song với giảng dạy lý thuyết. Bằng chứng là trường học chúng ta đã có thêm phòng thực hành tin học, phòng thí nghiệm hóa học,… Không chỉ dừng lại ở việc học và thực hành kiến thức sách vở, chúng ta còn không ngừng vận dụng kiến thức của mình vào các hoạt động xã hội. Những phong trào tình nguyện, những hoạt động tương thân tương ái đã cho thấy rằng trường học ngày càng gần gũi với xã hội hơn. Trường học không chỉ dạy học sinh thành tài mà còn dạy học sinh thành người.

 
Nếu chúng ta biết theo điều học mà làm, chúng ta sẽ trở thành những người vừa biết nói, vừa biết làm. Chúng ta biết vận dụng kiến thức của mình để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Đưa đất nước Việt Nam tiến bước về phía trước, sánh ngang với các cường quốc khác. Hiểu được vấn đề ấy, chúng ta cũng sẽ xóa bỏ được tình trạng học giả mà bằng thật.

Sự học là vô bờ, xét cho đến cùng học là để có hiểu biết và phải biết vận dụng kiến thức của mình vào những việc có ích. Việc học chỉ đem đến giá trị khi chúng ta biết thực hành, việc thực hành cũng chỉ có giá trị khi chúng ta có kiến thức để thực hành một cách đúng đắn nhất. Mỗi chúng ta hãy ghi nhớ bài học này để tự răn mình phải phấn đấu nhiều hơn trên con đường học vấn.

 

 

Bình luận (0)
Nhii Nhii
Xem chi tiết