Bài viết số 2 - Văn lớp 9

Trương Quang Minh
3 tháng 11 2021 lúc 8:47

bạn hỏi gì vậy?

Bình luận (2)
The Mystery
3 tháng 11 2021 lúc 8:50

Bình luận (0)
Thư2302
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
7 tháng 10 2021 lúc 20:19

Tham khảo:

Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm Truyện Kiều. Có thể nói Nguyễn Du chính là một hiện tượng của nền văn học Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.

Nguyễn Du có tên chữ là Tố Như hiệu là Thanh Hiên sinh năm 1765 mất năm 1820, quê tại làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Tỉnh Hà Tĩnh. Sinh thời ông có một nền tảng gia đình vô cùng danh giá, cha làm quan lớn trong triều Lê, anh trai cùng cha khác mẹ cũng làm tới quan Tham tụng trong triều. Tuy nhiên do mồ côi cha mẹ sớm ( 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ), tuổi thơ ông trải qua một cách đầy biến động, phải tha hương nhiều nơi lúc thì về quê cha, khi về quê mẹ và có một thời gian phải phiêu dạt tận quê vợ ở Thái Bình. Cộng thêm vào giai đoạn đó lịch sử nước nhà có nhiều rối ren các thế lực phong kiến chém giết và tàn sát lẫn nhau, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi mà tiêu biểu là phong trào Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến tình cảm cũng như nhận thức của nhà thơ. Bởi thế ông luôn nhận thức trung thành với triều Lê, căm thù sâu sắc với quân Tây Sơn, sau này làm quan thì rụt rè, u uất. Có thể nói chính cuộc sống chìm nổi cùng với thời thế đầy biến động, phiêu bạt nhiều nơi đã là những thứ hồ để tạo nên một Nguyễn Du có học vấn sâu rộng, trái tim chất chứa yêu thương và cảm thông sâu sắc với những kiếp người nghèo khổ. Ông cũng được coi như 1 trong năm người giỏi nhất nước Nam thời bấy giờ.

Nguyễn Du được coi là một người có thiên phú văn học từ nhỏ , bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt ngôi sao sáng chói trên bầu trời văn học Việt Nam. Ông để lại cho đời cả một kho tàng văn học phong phú với khoảng hơn ngàn tác phẩm bao gồm cả chữ hán và chữ nôm. Trong đó chữ Hán có Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, Bắc hành tạp lục 125 bài, Nam trung tạp ngâm 40 bài... chữ Nôm có văn chiêu hồn, Văn tế, và tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn có tên gọi khác là Đoạn trường Tân Thanh.

Truyện Kiều hay còn có tên gọi là Đoạn trường Tân Thanh được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 ( 1805 -1809). Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân ( Trung Quốc) tuy nhiên đã được sáng tạo tài tình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ.

Truyện Kiều kể về một gia đình viên ngoại họ Vương có 3 người con : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Cả hai người con gái đều có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Trong lễ hội đạp thanh Thúy Kiều gặp Kim Trọng cả hai người nguyền thề sống chết. Kim Trọng về Liễu Dương chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp nạn. Kiều phải bán mình chuộc cha, nhường mối tơ duyên cho em gái Thúy vân. Từ đây bắt đầu 15 năm lưu lạc đầy nước mắt của Kiều “thanh y mấy lượt, thanh lâu mấy lần”. Sau đó Thúy Kiều may măn gặp Từ Hải một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, Kiều trả ân, báo oán. Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết đứng. Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt gả cho viên thổ quan, vì quá nhục nhã Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường nhưng may mắn được sư vãi Giác Duyên cứu sống và đi tu. Sau đó Kim Trọng và Vương Quan đỗ đạt làm quan lớn, may mắn gặp sư vãi Giác Duyên và đoàn tụ gia đình sau 15 năm lưu lạc.

Có thể nói ngoài việc thể hiện được tài năng và nghệ thuật điều khiển ngôn từ cao tay của Nguyễn Du, Truyện Kiều còn mang giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Về giá trị hiện thực đó là bức tranh xã hội đầy rối ren. Các thế lực đồng tiền, có quyền có thế ép người khiến nhân dân lầm than khổ cực. Cả xã hội bị chi phối bởi đồng tiền, nó có thể biến con người trở thành những nạn nhân đau khổ. Đẩy gia đình Vương viên ngoại vào cảnh tan cửa nát nhà, đồng tiền cũng khiến Thúy Kiều dăm lần bảy lượt vào lầu xanh chịu sự sỉ nhục, đánh đập của Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh. Cuộc đời đầy nước mắt của Kiều chính là bằng chứng đanh thép nhất để tố cáo xã hội phong kiến đầy bất lương và tàn nhẫn.

Về giá trị nhân đạo Truyện Kiều chính là tiếng nói yêu thương sâu sắc giữa người với người. Nó là sự thương cảm với những kiếp người bất hạnh, đồng thời cũng là khát vọng ước mơ về một hạnh phúc tình yêu chân chính của con người. Bên cạnh đó niềm khát khao công lí về chiến thắng thế lực bạo tàn còn được nhà thơ gửi gắm qua hình tượng nhân vật Từ Hải.

 

Có thể nói đên Truyện Kiều thì tài năng của Nguyễn Du như được khẳng định một cách trọn vẹn nhất. bằng cách điều khiển ngôn từ, xây dựng cốt truyện hấp dẫn , nghệ thuật miêu tả - tả cảnh ngụ tình... ông đã khiến cho Truyện Kiều trở thành một thi phẩm xuất sắc. Đó cũng là lí do vì sao Truyện Kiều trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người, truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi tình yêu thương sự công bình giữa người với người trong xã hội.

Bình luận (0)
Long Sơn
7 tháng 10 2021 lúc 20:19

Tham khảo:

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, từng làm đến chức tể tướng. Mẹ là một phụ nữ hiền hậu, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Anh trai là Nguyễn Khản cũng làm đến chức thượng thư. Có thể nói, gia thế của Nguyễn Du thuộc hàng tôn quý bậc nhất thiên hạ, đời sống cũng vinh hoa không ai sánh bằng. nguyễn Du nhiều lần tho cha vào triều, chơi đùa và học tập cùng công chúa và hoàng tử. Thế nhưng, thời cuộc đổi thay, gia đình ông cũng bị sa sút dần rồi rơi vào loạn ly khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

 

Cuộc đời Nguyễn Du sớm gánh chịu nỗi đau thương, mất mát. Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi. Lớn lên, làm quan, rồi chạy loạn, sống ẩn dật, sau lại ra làm quan triều Nguyễn. Khi cao sang tột bực, lúc cơ hàn cùng cực. Hoàn cảnh đó cũng tác động lớn tới cuộc đời và tính cách của Nguyễn Du.

Nguyễn Du có năng khiếu văn học bẩm sinh, ham học hỏi, có hiểu biết sâu rộng và từng trải, có vốn sống phong phú với nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời khổ, nhiều con người và số phận khác nhau. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, qua nhiều vùng đất Trung Hoa rộng lớn với nền văn hoá rực rỡ. Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng tới sáng tác của nhà thơ.

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809). Tác phẩm có 2 tên: Một tên chữ Hán và một tên chữ nôm. Tên chữ Hán là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt một: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ). Tên chữ nôm là Truyện Kiều: Tên nhân vật chính – Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Từ tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du chuyển thể câu chuyện văn xuôi thành thơ lục bát, thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên, đặc biệt bút pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến bậc tuyệt hảo, khó ai sánh bằng. Ngôn ngữ Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chói lọi của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vương Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp chàng Kim Trọng “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng dọn đến ờ trọ cạnh nhà Thuý Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.

Trong khi kim Trọng về Liêu Dương chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn nàng thì bán mình chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh – một khách làng chơi hào phóng – cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Nhưng rồi nàng lại bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đầy đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người như Tú Bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Tại đây, nàng gặp Từ Hải, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ Hải lấy Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết. Kiều phải hầu đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Thế nhưng, nàng lại được sư Giác Duyên một lần nữa cứu vớt, lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.

 

Sau nửa năm về chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình Kiều gặp tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng vô cùng đau đớn. Tuy kết duyên với Thuý Vân nhưng chàng vẫn không thể quên mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Kiều. Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều theo ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên cũ với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người. Bọn quan lại hủ bại, dối trời hại dân. Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải. Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài, nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo. Các thế lực hắc ám tha hồ hoành hành gây biết bao tội ác. Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh… là những kẻ táng tận lương tâm. Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.

Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.

Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.

Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.

Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Về ngôn ngữ, là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của ngôn từ).

Tác phẩm rất thành công ở thể loại tự sự, có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc họa theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).

Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung. Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam…

Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.

Bình luận (0)
Thư2302
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
6 tháng 10 2021 lúc 20:28

Tham khảo:

Vào năm Kỉ Dậu 1789, vừa nghe tin quân Thanh tiến vào Thăng Long, ta tức giận lắm. Lúc ấy ta đã định đưa quân ra Bắc đánh đuổi chúng ngay. Nhưng do long dân chưa yên, nên đành chờ lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân đánh giặc cũng chưa muộn.

Ngay sau khi lên ngôi, ta liền tự mình “đốc suất đại binh”, cả thủy bộ cùng lên đường. Tới Nghệ An, một vạn quân tinh nhuệ được triệu tập để phục vụ cho mục đích nước nhà. Đến Thuận Hóa, Quảng Nam, ta cho mở cuộc duyệt binh, động viên, khuyến khích quân lính, dặn quân lính ăn tết sớm, chuẩn bị hành quân vào 30 Tết, mùng 7 tháng Giêng sẽ vào Thăng Long ăn mừng, cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh rồi tiếp tục lên đường. Quân ta đến sống Gián, nghĩa binh trấn thủ tan rã chạy trước. Đến sông Thanh Quyết, thấy quân ta hung mạnh, quân Thanh “cong đuôi” bỏ chạy, ta liền cho quân đuổi theo, không để ai chạy thoát nhằm tránh để những toán quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi hay biết.

Nửa đêm mồng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, quân ta bí mật bao vây làng Hà Hồi, dùng loa truyền gọi, quân lính hò hét gây âm thanh rất lớn, như có hơn vài vạn người. quân Thanh trong làng sợ hãi, liền xin ra hàng. Mồng 5, Quân ta tiến sát đồn Ngọc Hồi trong đêm tối mù mịt, cứ mười lính khiêng một miếng ván phòng thủ, lưng dắt dao ngắn, dàn trận xong xuôi chuẩn bị chiến đấu. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chả trúng được ai, thử hết mọi cách nhưng không thành công, đành bất lực nhìn quân ta dần tiến vào đồn.

Ngay khi chạm phải giặc, quân ta liền vứt ván, rút hết vũ khí chém bừa. Quân Thanh thất thủ bỏ chạy toán loạn cả, giẫm đạp lên nhau mà chết, xác quân Thanh la liệt khắc nơi, Sầm Nghi Đống chạy không kịp liền thắt cổ tự tử.Quân Thanh chạy thoát theo đường Vịnh Kiều, ta cho quân xuống đầm mực, cho voi chiến giẫm đạp chết đến hàng vạn. Thừa thắng xông lên, quân Tây Sơn ta tiến quân áp sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị đang dự tiệc, nghe tin sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp, liền lên ngựa phóng thẳng về nước. Quân lính bỏ chạy giẫm đạp lên nhau chết, lúc qua cầu, cầu chịu không mà sập, quân lính ngã xuống mà chết sạch, nước sông Nhị Hà năm đó tắc nghẽn không chảy được. Quân Thanh đại bại.

Chỉ trong năm ngày đêm, ta đã trả được thù cho nước nhà, đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược. Là một vị vua, ta đã hoàn thành nghĩa vụ của mình khi đem lại hòa bình độc lập cho đất nước sau hơn 45 năm nội chiến. Ta vô cùng vui mừng.

Khi viết những dòng hồi kí này tôi lại hồi tượng về những kí ức hồi tôi đi làm người lính Tây Sơn cùng nhau sống chết để đẩy lùi quân Thanh về bờ cõi của chúng. Giờ đây, đất nước bình ổn, hưng thịnh tôi cũng có mặt để gặp liệt tổ liệt tông lưu hương khói cho đời sau.

Bình luận (0)
Nguyễn Lương Ngà
Xem chi tiết
Havee_😘💗
21 tháng 10 2019 lúc 17:23

Một trong những truyền thống tốt đẹp luôn được lưu truyền và phát huy đến ngày nay của dân tộc ta đó là truyền thống: “Uống nước nhớ nguồn”. Một trong những biểu hiện rất tiêu biểu trong đời sống hiện nay cho truyền thống ấy đó chính là lễ tảo mộ vào dịp lễ tết. Đó là thời gian để con cháu, người thân, nhớ đến những người đã khuất và chăm sóc phần mộ của tổ tiên để thể hiện sự tưởng nhớ. Vào dịp tết năm nay, tôi đã thấm đẫm tinh thần ấy khi theo ba mẹ về quê thăm mộ.

Đó là một buổi sáng mùa xuân ấm áp với gió và nắng vờn mây trên bầu trời cao và xanh. Con đường làng rải đầy vị tết dẫn chúng tôi đến với khu nghĩa trang làng. Vì là gia đình có truyền thống lâu đời ở làng nên nhà tôi có hẳn một khu riêng ở nơi đây dành cho tổ tiên dòng họ. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nhìn ngắm tất cả những ngôi mộ của cha ông mình gần gũi đến thế. Ba bảo tôi cúi xuống cùng nhổ đi những đám cỏ rêu phong mọc dưới chân mộ, lau đi những lớp bụi đậu trên thành mộ, tôi làm theo và thấy hình ảnh của ông bà tôi như đang cười với tôi thâm mật, hiền từ như ngày còn sống. Mẹ bày hoa và đồ cúng lên những ngôi mộ to, có lẽ đó là mộ của những người quan trọng, ngôi mộ nhỏ hơn, mẹ cũng cắm những đóa hoa cúc cho thêm phần tươi sắc. Xong xuôi phần chuẩn bị, ba mẹ đều đốt những thẻ hương, mẹ đưa cho tôi một thẻ, cắm vào mỗi ngôi mộ lớn nhỏ ba thẻ rồi bắt đầu khấn. Trước đây vì đã theo mẹ nhiều lần đi chùa nên tôi cũng biết mình cần làm gì trong trường hợp này. Tôi hướng về ngôi mộ chính, lúc đầu những muốn cầu nguyện cho thành tích học tập được tốt nhưng vừa định cầu nguyện, tôi lại thay đối suy nghĩ, tôi cầu cho gia đình mình được khỏe mạnh, những vong linh họ hàng được siêu thoát. Cầu nguyện xong, tôi đưa nhang cho mẹ, để mẹ đặt vào bát hương trên mộ. Hương khói bay nghi ngút mang theo những lời cầu nguyện lên làm thơm không khí xuân ngào ngạt. Tôi chợt cảm thấy không gian mình có chút huyền ảo nhưng đậm chất thiêng liêng. Nhìn xung quanh, tôi thấy cũng có nhiều người giống gia đình tôi, đi thăm ngôi mộ của ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những người thân đã khuất. Quả thực điều ấy khiến trong lòng tôi có một chút lâng lâng xúc động mơ hồ, và tôi chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du:

“Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

Thật là những câu thơ hay và ý nghĩa như là một lời khẳng định về truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Tôi nhìn sang ba mẹ mình, thấy hai người nhìn tấm ảnh của ông bà mà đôi mắt như sắp khóc, tôi cũng thấy sống mũi mình cay cay, tôi nhớ những ngày ông bà còn sống, đã yêu thương, chiều chuộng tôi hết mực và tôi lúc nào cũng yêu thương và kính trọng ông bà. Trời hơi trưa, tôi cũng ba mẹ ra về, không quên chắp tay khấn trước mộ tổ tiên thêm một lần để tỏ lòng thành kính của mình. Khi đi ra khỏi cổng nghĩa trang, tôi còn quay đầu lại nhìn mãi như cố ghi dấu một trong những kỉ niệm đẹp nhất của mình về quê cha đất tổ.

Buổi đi thăm mộ ấy đã để lại trong lòng tôi những ấn tượng sâu sắc, tôi không chỉ hiểu hơn truyền thống của dân tộc mình mà còn thấy yêu quê hương hơn, yêu đất nước hơn.

Bài số 2:

Hôm ấy là ngày đầu xuân, trời thật đẹp, trăm hoa đua nở như đón sự an khang, thịnh vượng đến với mọi nhà. Gia đình tôi đón xuân trong niềm vui đầm ấm và tưởng nhớ về tổ tiên – cội nguồn của mình. Lòng biết ơn sâu sắc đó đã thôi thúc gia đình tôi đi thăm mộ ông bà vào ngày Tết – ngày mở đầu của một năm mới mà tôi cho là quan trọng nhất.

Trước đó mấy ngày, tôi thật phấn khởi trong không khí đón Tết, sắp được về quê chúc Tết bà con và thăm mộ ông bà. Tôi háo hức nhất là trong đêm 30 tháng chạp, cả nhà quay quần bên chiếc bàn xinh xắn để bàn chuyện đi thăm mộ ông bà vào ngày hôm sau. Nồi bánh chưng bốc nghi ngút, sôi sùng sục. Tôi thầm nghĩ:

– Chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa thôi là bước sang năm mới. Xuân sẽ đến với đất trời, đến với mọi nhà, đến với gia đình mình.

Tôi mong trời mau sáng để cùng bố mẹ về quê đi thăm mộ ông bà và đi chúc Tết bà con ở quê.

Sáng hôm sau, tôi được bố mẹ đưa đi thăm mộ ông bà. Khí trời se lạnh, mây trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, cảnh vật dường như đẹp hơn mọi ngày. Những ngôi nhà hai bên đường đã mở cửa, nhà nào cũng có hoa, có những câu đối đỏ treo trên những cành mai đang trổ lộc. Đâu đó, nghe tiếng chim hót lảnh lót như đón chào xuân đang tới. Ra đến nghĩa trang, khói hương xung quanh nghi ngút. Bà con ở gần đi viếng mộ rất sớm, trẻ em chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ với những bộ quần áo mới. Bố tôi kính cẩn đặt hoa tươi, bánh mứt để cúng ông bà. Tôi bồi hồi tưởng nhớ cội nguồn của mình và dấy lên một lòng biết ơn sâu nặng. Khói hương bốc lên lan tỏa khắp các mộ ở nghĩa trang. Người nào cũng tưởng nhớ đến người quá cố. Duy chỉ có những em bé là hồn nhiên, vô tư, chúng đang tinh nghịch trên lề đường đằng xa. Gặp lại những đứa bạn ở quê cùng đi viếng mộ, tâm trạng tôi cũng vui lên sau những phút giây bùi ngùi thương nhớ về ông bà của mình đã yên nghỉ nơi phần mộ. Làn khói hương vẫn bay bay, hòa quyện với đám sương mờ đang bao phủ. Tôi, bố mẹ tôi và mọi người vẫn đứng trước những ngôi mộ tổ tiên của mình. Bố tôi nói:

– Ngày trước, bố cũng thường đi viếng mộ tổ tiên cùng ông bà trong dịp Tết.

Nghe bố nhắc đến ông, bà nội thì tôi lại bâng khuâng nhớ về ngày ông, bà nội tôi chưa mất. Lúc ấy, tôi được sống trong tình thương bao la của ông, bà. Nhớ những đêm trăng sáng, tôi cùng bà ngồi trò chuyện trên chiếc võng đầu hè, nghe bà kể chuyện thời xưa. Tôi lại ứa nước mắt khi nghĩ đến điều này. Bố tôi cũng thế! Dường như bố mẹ tôi cũng xúc động khi nhắc đến ông, bà nội.

Cúng viếng xong, hương trầm cũng dần tàn theo bánh xe thời gian đang di chuyển. Bố và tôi cúi lạy ông bà, lấy bánh mứt phân phát cho các em nhỏ rồi bố tôi đưa tôi về nhà dì chúc Tết.

Dịp đi thăm viếng mộ ông bà lần này đã cho tôi một tình, yêu sâu sắc; Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước bền chặt trong tôi. Tôi thầm nhắc mình phải cố gắng học giỏi, thành tài để xứng đáng với cội nguồn tổ tiên, cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Bài số 3:

Trong những ngày Tết đến xuân về thì mọi người ai ai cũng thật háo hức. Và em cũng biết được đã hơn hai năm trôi qua, em cũng không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về và động viên em như trước. Trong tâm trí của em lúc này thì bà chỉ hiện lên trong những dòng ký ức, trong trí tưởng tượng non nớt của em lúc bấy giờ. Năm nay thì em cùng bố mẹ ra tảo mộ bà, thăm mộ bà mà trong em có biết bao những tâm trạng khó tả.

Lúc này đây khi mà trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về thật lung linh biết bao nhiêu. Em cũng như đã cảm nhận được thấy những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, những hạt nắng này dường như cũng đã lại rơi xuống con đường đất nâu sậm trông cũng rất lạ nữa. Khi ánh nắng chiếu sáng thì nó cũng đã có sức để làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Thế rồi em cũng nhận thấy được cũng ngay chính bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, nó cũng như khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Em cũng cảm nhận được đất trời như rộng thêm ra rất nhiều nữa.

Nhìn xung quanh em cũng lại có thể nhận thấy được con đường như cũng thật vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Em thấy trong mình thật lạ! Lúc này đây em cũng đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình trong em lại không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó thật buồn biết bao nhiêu. Và khi bước chân vào em lại có cảm nhận được rằng người bà thân yêu như đã thật rời xa em bao lâu nay. Thế rồi tự bao giờ em cũng đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Em biết được tất cả mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt em vậy, thực sự muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi tất cả cái cảnh tượng trước mắt.

Em thấy mẹ cũng đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết để tảo mộ. Đó chính là những nén nhang, hoa và cả đồ lễ được để gọn gàng nữa. Lúc này em cũng cảm nhận được mẹ đã cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận biết bao nhiêu, mẹ và em cũng đã nhổ cỏ quanh bia đá sao cho thật sạch sẽ nữa.

Khi thắp hương trước bia mộ của người bà quá cố em thấy được trong em lại có biết bao nhiêu những kỷ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét. Thực sự em biết được những điều này chỉ như vừa mới qua thôi. Em nhớ hình bóng của bà lắm! Nhớ vòng tay ôm ấp, nhớ nụ cười hiền từ của bà. Em không thể nào quên được, và bất giác em như có cảm giác bà vẫn đứng đó với nụ cười ân cần và mong em học tốt, để có thể thành tài giúp cho gia đình và quê hương.

Thế rồi cũng cho đến bây giờ, em nhạn thấy được mặc dù bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng em. Buổi tảo mộ này thật ý nghĩa, nó đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của con cháu đối với những người thân đã khuất.

Bài số 4:

Uống nước nhớ nguồn luôn là một truyền thống quý báu và tốt đẹp có từ ngàn đời nay của nhân dân ta. Bố mẹ cũng luôn dạy chị em chúng tôi về đạo lí ấy. Hai mươi tháng chạp năm nào cũng thế, chúng tôi sẽ cùng bố mẹ đi thăm mộ của ông bà, mời ông và về ăn Tết cùng con cháu. Năm nay cũng không ngoại lệ.

Thời tiết se se lạnh, gió nhè nhẹ luồn qua những cành cây đang bung ra những lộc xanh nõn nà. Ánh nắng mặt trời cũng trở nên dịu dàng và ấm áp hơn chứ không còn là cái nắng hanh khô của những ngày trời đông giá lạnh nữa. Cả nhà chúng tôi đã sửa soạn thật tốt mọi thứ từ tối hôm trước. Sáng tinh mơ, mẹ đánh thức cả nhà dậy cùng nhau ra thăm mộ ông bà. Có lẽ Tết sắp đến nên trên khuôn mặt ai cũng có vẻ nhẹ nhõm, thoải mái. Chị em tôi cũng hồ hởi xách theo hoa quả, hương hoa giấy tiền, cả nước và khăn nữa.

Nhà chúng tôi đến khá sớm, trong nghĩa trang mới chỉ có vài người. Nơi này lúc nào cũng có một vẻ im lặng đến lạ. Mộ phần của ông bà tôi nằm chếch về phía tay phải cổng vào. Chị em tôi cùng bố mẹ đi men theo con đường mòn chỉ rộng bằng hai bàn chân đến mộ của ông bà. Từ xa tôi đã trông thấy bởi cạnh mộ ông bà có hai cây mộc hương được chính tay bố tôi trồng hồi mới bốc mộ cho ông bà. Những ngày gần tết cũng là lúc cây mộc hương nở ra từng chùm hoa trắng muốt. Những bông hoa trắng mọc thành từng chùm với hương thơm thoang thoảng quyện theo gió lan khắp cả không gian. Bố tôi bảo ngày trước ông bà rất thích hoa mộc hương nên bố tôi mới trồng hai cây bên mộ để ông bà lúc nào cũng được ngắm loài cây mà mình yêu thích.

Không hiểu sao, phần mộ của ông bà lúc nào cỏ dại cũng mọc um tùm. Tôi và thằng em trai ngồi xuống nhổ từng cây cỏ dại trong khi mẹ tôi thì sắp xếp hoa quả, giấy tiền chuẩn bị thắp hương. Bố tôi thì đang dùng khăn để lau dọn phần nhà thờ. Mỗi người một tay một chân, một việc nhưng đều làm trong tâm trạng vui vẻ và chắc hẳn ai cũng đang nhớ đến những kỉ niệm và hình ảnh của ông bà. Chẳng mấy chốc, hai ngôi mộ đã sạch cỏ, sạch bụi bặm. Mẹ tôi bày đồ lễ lên nhà thờ còn ba bố con rửa tay để thắp hương. Mùi hương trầm mẹ đốt lan khắp không gian. Đây cũng là lúc tôi thấy nhớ ông bà hơn bất cứ lúc nào. Tôi nhớ những sớm tinh mơ ông cầm bình nước tưới cây, cái kéo nhỏ trong tay ông đưa thoăn thoắt tỉa lá, uốn cành cho những cây cảnh trong vườn. Tôi nhớ những lúc bà ngồi chải tóc ngoài hiên nhà. Mái tóc bà dài, bạc trắng nhưng thơm mùi bồ kết, hương nhu và mùi lá bưởi. Tôi nhớ những lúc hai ông bà ngồi nói chuyện với nhau trên chiếc chõng tre với ấm trà xanh nghi ngút khói. Tôi nhớ cả những câu chuyện thời quá khứ của ông với những trận đánh trường kì của dân tộc, cả những câu chuyện cổ tích của bà. Tôi nhớ cả con diều, cái đèn ông sao ông làm cho tôi hồi tôi còn nhỏ. Tôi nhớ hương vị của món xôi khúc, món canh sườn nấu khoai sọ của bà tôi...Tất cả những kí ức ấy đều ùa về như thác lũ, ngay tại giây phút này...Chưa lúc nào tôi thấy nhớ da diết đến thế. Tôi thấy đôi mắt mình hoen hoen hoen đỏ bởi tôi vừa thấy nhớ, vừa thấy thương ông bà mà tôi chưa kịp báo hiếu thì ông bà đã đến một nơi xa lắm rồi.

Không khí cứ yên lặng như thế một lúc lâu, không ai nói với ai câu nào. Bởi mỗi người đều mang trong mình những suy nghĩ riêng. Nhưng tôi tin rằng cả nhà dều đang nhớ đến ông bà. Mãi cho đến khi hương cháy hết, mẹ tôi mới bảo:

- Hai chị em mang giấy tiền đi hóa cho ông bà đi - Rồi chắp tay quay về phía nhà thờ, chúng con ra mời ông bà về ăn Tết với gia đình nhà mình.

Tôi và thằng em trai cầm giầy tiền ra một góc rồi đốt. Nhìn những tờ giấy đủ màu xanh, đỏ, vàng dần dầy cháy đi theo ngọn lửa, tôi thấy lòng mình buồn man mác. Đốt xong giấy tiền, cả nhà chúng tôi đứng dậy ra về.

Tôi nhận ra rằng, tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và không gì có thể thay thế được. Những người minh yêu thương sẽ sống mãi nếu như những người còn sông vẫn giữ lại hình ảnh, kí ức, kỉ niệm về họ trong trái tim mình.

Bài số 5:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh ”.

Từ lâu lắm Nguyễn Du đã viết như thế về phong tục tảo mộ ngày thanh minh, và tôi chờ đợi ngày ấy để được đi thăm mộ bà với biết bao nỗi niềm, cảm xúc.

Trời đất vạn vật choàng tỉnh sau giấc ngủ đông, khoác tấm áo mùa xuân tươi tắn. Những giọt nắng đầu tiên trải trên nẻo đường làng nâu sậm thành từng vùng ấm dịu. Những bông lau bên đường khẽ đưa mình trong gió, gợn sóng mềm mại. Hương mùa xuân thoảng nhẹ đâu đây…. Đường làng đẹp đến lạ lùng !

Tôi và gia đình bước vào khu yên nghỉ của những người đã khuất. Gió ở đây lạnh, heo hút và hoang vắng. Những nấm mộ trắng nằm lặng yên tưởng chừng như không gian ở đây ngưng lại trong sự vĩnh hằng. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết trong chiếc làn nặng trĩu: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Bà tôi nằm ở đây. Mẹ và chị tôi sửa sang phần mộ bà chu đáo, cẩn thận. Đưa mấy nén nhang đã đốt sẵn, mẹ bảo chị tôi đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ bày đồ lễ,tôi đứng lặng trước mộ bà, trong hương trầm nghi ngút, những kỷ niệm ngày xưa tràn về …Tất cả chỉ như vừa mới hôm qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng. Nhớ hơi ấm đặc biệt của bà, hình bóng bà mỗi sớm tinh sương, thổi bếp rạ, nướng củ khoai thơm phức. Tôi thường theo bà dậy sớm, thích ngồi cuộn lại trong lòng bà như một con mèo nhỏ, với tay đun bếp cùng bà. Hơi lửa làm nóng bừng hai má, tôi vừa thổi vừa ăn miếng khoai nướng ngọt đến mềm môi…Thuở bé thơ, hai chị em tôi thường dành nhau chải tóc cho bà. Tóc bà dài, lốm đốm sợi bạc, thoảng mùi sả thơm…Tôi nhớ khôn nguôi mùi hương ấm nồng làm cay sống mũi ấy. Lúc nhỏ, tôi là đứa trẻ hậu đậu, vụng về nhưng bà chẳng bao giờ mắng tôi. Bà dạy tôi mọi thứ, cẩn trọng, rõ ràng như người ta truyền cho nhau kinh nghiệm đã được chắt chiu cả một đời. Thuở ấy, mỗi lúc đông về, bà thường nhắc tôi mặc áo cho thật ấm, vậy mà giờ đây bà nằm một mình trong lòng đất lạnh, trống trải và cô đơn…Tôi yêu bà, gắn bó bên bà cả một thời thơ bé. Tâm hồn tôi trong trẻo hơn, trái tim hiểu thế nào là nhân ái từ sự dạy dỗ của bà, từ những câu chuyện cổ tích mà bà đã kể. Bây giờ tôi đã lớn khôn. Đông về biết tự mặc áo ấm, làm việc nhà không còn hậu đậu vụng về, bà tôi lại chẳng còn có dịp nhìn thấy thành quả của mình được nữa.

Bài số 6:

Bầu không khí ấm áp, trong lành dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối năm đã hiện rõ, báo hiệu ngày lễ lớn và kéo dài nhất Việt Nam – Tết Nguyên Đán đã đến gần. Ông bà xưa có câu:

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn.”

Đúng như câu thành ngữ đã lưu truyền từ ngàn đời nay, cứ vào ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm, gia đình em lại về quê ở ấp 4 xã An Trường thuộc huyện Càng Long thăm mộ ông em.

Những tia nắng dịu nhẹ chưa xuyên qua làn sương mỏng đã thấy bố mẹ quần áo, mâm cỗ tươm tất chuẩn bị về An Trường. Từ nhà em về quê, nếu đi xe máy khoảng hơn hai mươi phút. Trên đường đi, có rất nhiều người cũng giống như gia đình em: tay bưng mâm cỗ, đồ cúng, gương mặt rạng rỡ nói cười. Lúc trước, gia đình em chỉ đi một xe thôi, nhưng giờ phải đi hai xe vì em đã lớn rồi, không thể đi cùng bố mẹ và em nhỏ được. Thế là bố chở em và em nhỏ, còn mẹ thì đi một mình. Em của em cứ miệng líu lo những câu hỏi vu vơ: “Sao hôm nay có nhiều xe thế bố?”, “Sao lại về thăm mộ ông vậy bố?”, và đôi lúc lại hát những khúc ca quen thuộc của tuổi ăn ngủ. Gần một năm kể từ Tết năm ngoái, gia đình em không về quê vì bố mẹ bận việc làm ăn, rồi lại lo việc học hành của em chị em em; giờ trở về quê, thấy cảnh vật có thay đổi ít nhiều. Nhà cửa đã mọc sang sát nhau, đa phần là nhà tường, nhà tôn… những ngôi nhà lá đã mất dần, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây đã khá hơn. Đường lộ cũng thế, được mở rộng , trán nhựa rất đẹp thuận tiện cho việc đi lại.

Nhanh thật, mới đây đã thấy hình bóng ẩn hiện của cây đa già nua ở đầu làng; chỉ còn cách vài ngôi nhà sẽ thấy “Dương gia chi mộ” – nơi ăn nghĩ của những người thân của dòng họ Dương. Tới đây thì đường làng đã nhỏ và hẹp dần – vì nó thuộc ngôi làng nhỏ của xã An Trường nên nhà nước chưa mở rộng đường và chăm lo cho đời sống của người dân chu nên vẫn còn có nhiều hộ gặp khó khăn. Những ngôi nhà lá tạm bợ tuy đã giảm dần nhưng số lượng vẫn còn nhiều. Tới nơi, bố mẹ em dừng xe ở cổng chi mộ; những hình ảnh quen thuộc của anh em, cô chú và các ông, các bà lại hiện rõ đầy đủ; không thiếu một người. Mọi người chào nhau, thăm hỏi nhau rất nồng nhiệt; những lời chúc ân cần cứ luân phiên nhau làm không khí náo nhiệt hẳn lên.

Khi đã thăm hỏi tình hình làm ăn của bà con xong, mọi người liền bắt tay vào việc tân trang lại các ngôi mộ của ông bà. Người thì tay cầm dao mác, đốn chặt những cây cỏ dại; người thì nhanh nhẹn đặt đồ cúng ở trước mộ ông bà; cả trẻ em cũng bận rộn nữa, mấy bé củng cầm giẻ lau, lau sạch những lớp bụi đã bám dày trên mộ; các cô, các dì tay cầm giá, tay cầm xoong chãm nấu những món ăn dân dã – là đặc sản của người dân lao động xứ Việt (là vì nhà của bà Tư em ở gần Chi mộ nên khi đã tân trang xong chi mộ thì cả dòng hợ qua nhà bà em ăn uống, vui chơi). Khi đã gần xong, người nào người nấy đều đã thắm mệt, riêng chỉ có những em nhỏ là còn sức để quậy thôi. Giờ thì lần lượt từng người từ già đến trẻ, đến thấp nhang, cầu xin ông bà phù hộ cho việc làm ăn và sức khỏe của mình. Các bác không quên đem theo điếu thuốc lào và một sị rượu để dân lên các ông – những người đã khuất. Các em nhỏ thì ngoan ngoan chờ khi cúng xong, xin pháp ăn vài miếng bánh, miếng dưa và cũng không quên chúc những lời chúc tốt lành đến ông bà, nhưng chắc các em không hiểu hết lí do vì sao phải xin phép và chúc ông bà; đơn giản là vì các em còn rất ngây thơ, chỉ biết việc ăn ngủ mà thôi.

Mọi việc đã xong, cả dòng họ sang nhà bà Tư ăn uống, vừa bước vào cửa nhà đã thoáng nghe mùi của món thịt kho hột vịt, canh chua cua đồng, vịt quay… toàn là món khoải khẩu của em. Tuy nhà bà em không lớn lắm nhưng cũng đủ để mọi người vui chơi, nghĩ ngơi thư giản. Ở bàn nữ, các cô các dì và có vài bà em là bà nội, bà Tư, bà Tám… liên tục ói về những chuyện trai gái của các chị đã đến tuổi lấy chồng; và cũng không quên dặn dò con cháu cố gắng học tập nên người. Còn bên bàn nam thì các ông, các bác thăm hỏi nhau về việc làm ăn, kinh tế và còn bàn về các món nhậu nữa.

Đã về chiều, mọi người vào ấp 7 xã An Trường thăm bà con. Vì gia đình em lên huyện ở do điều kiện kinh tế nên sẵn dịp thăm này thăm nhà bà con. Thấy mọi thứ cũng không có thay đổi gì nhiều, chỉ có khác là vật chất được nâng cao, các thiết bị điện đã thay dần các dụng cụ thô sơ, lỗi thời. Vào ấp 7, các bác lại nhậu thêm một lần nữa, khiến các cô các dì cứ liên tục nhắc nhở cồng là nhậu ít để còn lái xe. Chúng em thì ra bờ sông – nơi cầu treo bắt qua sông Càng Long chơi; hít thở không khía trong lành của cảnh làng quê. Lâu lâu lại nghe tiếng nhắc nhở của mẹ các em nhỏ là đừng đến gần bờ sông quá, đừng đùa giỡn trên cầu treo vì sẽ rất nguy hiểm. Các cô thì qua nhà cô Ba ăn uống, tán gẫu những chuyện làm đẹp…

Hơn sáu giờ chiều, thế mà trời vẫn sáng nhưng vì phải về nhà sớm để lo cho việc ăn ngủ của các em. Gia đình của chú Ba và cô Út ở tận Hồ Chí Minh nên phải lên xe về sớm. Vậy mà hằng năm, họ đều xuống đủ và luôn mang quà bánh về cho các cháu.

Dù cho điều kiện kinh tế có ra sao nhưng bà con dòng họ em đều dành ngày hai mươi tháng Chạp (Âm Lịch) hằng năm về quê thăm ông bà. Thăm lại những người đã một thời dày công cực khổ - dầm mưa dãy nắng để chăm lo, nuôi nấng con cháu nên người.

Bài số 7:

Sắp Tết rồi! Phải, sắp Tết! Đã hơn hai năm trôi qua, không có bà ở bên chăm sóc, vỗ về, bà chỉ hiện lên trong những dòng kí ức, trong trí tưởng tượng non nớt của tôi. Và năm nay sẽ là lần đầu tiên tôi đi tảo mộ bà. Trong tôi rộn lên bao nỗi niềm cảm xúc...

Chớm xuân! Trời đất, vạn vật choàng tỉnh khỏi giấc ngủ mùa đông, khoác tấm áo mới tươi tắn mừng xuân về. Những giọt nắng đầu tiên đã xuất hiện, rơi xuống con đường đất nâu sậm thành từng vùng nắng ấm áp, dìu dịu, làm tan đi cái lạnh lẽo, u ám vốn thấy ở mùa đông. Bên vệ đường, những bông lau, những vạt cỏ mới mọc, khẽ đưa mình trước làn gió thoảng, gợn sóng mềm mại. Trời đất như rộng thêm ra! Cái phong vị mùa xuân đang lan tỏa khắp nơi.

Đường vắng vẻ, mọi người rảo bước đi nhanh hơn. Còn tôi, tôi thấy mình thật lạ! Tôi đã rất muốn gặp, rất muốn thăm bà nhưng thực tình tôi không muốn bước chân vào khu nghĩa trang này, nó như cho tôi cái cảm giác phải tin là bà đã mãi đi xa vậy. Dòng suy nghĩ vẩn vơ, chân bước tiếp, rồi tự bao giờ tôi đã đứng trước nơi bà yên nghỉ. Mọi thứ xung quanh chợt mờ đi trước mắt tôi, tôi muốn dùng nước mắt như cố để phủ nhòa đi cái cảnh tượng trước mắt. Mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ trong chiếc làn nặng trĩu những thứ cần thiết: nào nhang, hoa và cả đồ lễ nữa. Mẹ cùng chị sửa sang phần mộ chu đáo, cẩn thận, nhổ cỏ quanh bia đá. Đưa tôi mấy nén nhang thơm đã đốt sẵn, mẹ bảo hai chị em đi thắp nhang cho các ngôi mộ xung quanh. Mẹ tôi vẫn đang sửa cỗ. Xa xa nơi một góc nghĩa trang, một nhà đang hóa vàng và lục tục chuẩn bị ra về. Lũ trẻ nhà đó chạy lăng xăng đi trước, người lớn sửa soạn đi sau.

... Tôi giờ đang đứng lặng ở đây, trước mộ bà, chắp tay làm lễ như mẹ và chị tôi. Những kỉ niệm chợt ùa về với tôi thật rõ nét, tất cả chỉ như vừa mới qua thôi. Tôi nhớ những ngày bà bế tôi rong chơi khắp làng, nhớ cả hơi ấm đặc biệt của bà nữa. Quên sao được hình bóng bà chập chờn trên vách bếp mỗi sớm tinh sương, bà nấu những nồi chè nóng, nướng những củ khoai thơm phức cho chị em tôi. Lúc nào bà cũng dành cho tôi phần hơn, phần ngon. Tôi cũng là đứa thường hay thích chải tóc cho bà, mái tóc bà dài, xòa ngang lưng, lốm đốm những sợi bạc và thoang thoảng mùi sả thơm. Tôi nhớ khôn nguôi cái mùi hương nồng ấm làm cay cay sống mũi ấy! Tôi cũng biết rằng hồi đó tôi chỉ là đứa trò hậu đậu, vụng về, làm đâu đổ đấy. Nhưng bà chẳng bao giờ quở trách tôi, cũng chẳng bao giờ bảo tôi hậu đậu cả. Bà dạy tôi mọi thứ, bà cho tôi niềm tin ở những việc mình làm, cho tôi cả những niềm hạnh phúc lớn lao. Bây giờ, tôi đã khôn lớn hơn, đã bớt hậu đậu, vụng về thì tôi chẳng còn có dip cho bà thấy những việc mình làm nữa. Bây giờ, ông cũng vẫn thường cho tôi những quả lộc nhưng cái cảm giác ngày xưa đã mãi không còn nữa, nó không phải là cảm giác thích thú, hớn hở khi được bà cho quà... Ngày trước, cứ mỗi đợt đông về, bà luôn nhắc tôi phái mặc áo cho ấm, sợ tôi ho và ốm, bà sợ tôi lạnh. Vậy mà bây giờ bà nằm đây, trong đất lạnh, cô đơn và trống trải. Bà có cảm nhận được không một mùa xuân ấm áp sắp về.

Một làn gió thoảng qua kéo tôi trở lại với thực tại, đưa tôi ra khỏi thế giới của tuổi thơ tràn ngập bóng bà. Chị và mẹ đang gọi tôi. Mẹ đang hóa vàng, những tro tiền giấy theo gió bay khắp cả một khoảng không trước mộ.

Tôi nhận ra rằng, bà đi thật rồi... Tôi trở về khi ánh hoàng hôn đang buông, cảnh vật nhuốm một màu vàng nhàn nhạt, ảm đạm. Tôi quay gót, ngước nhìn phía sau con đường vừa bước. Dường như tôi mong chờ một hình bóng ai đó hay một điều kì diệu làm phai bớt di gam màu buồn này, có thể gạt đi trong tôi bao ý nghĩ miên man ùa về.

Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự hiểu câu nói: “Hoa tàn đi nở lại sẽ đẹp hơn, người chết đi sẽ mãi sống trong lòng mọi người”. Có thể bà đã đi xa nhưng bà vẫn đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng lôi, trong lòng tất cả những người thân trong gia đình. Tôi tin bà đang dõi theo từng bước của tôi trên đường đời dài rộng, tôi nhất định sẽ khiến bà mỉm cười và tự hào về tôi.

Bài số 8:

Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng “Xếp loại học lực: KHÁ”. Đây là lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thất bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào.

Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội; một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống.

Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sống không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khè rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng “cha”. Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu không ai nói một tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người.

Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gồ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đối lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người.

Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sống chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhốt cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho “tự sinh, tự diệt”. Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người đối mặt với cái lạnh thấu tận xương tủy. Ở đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tấn dã man, những hình phạt ghê gớm đối với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đáo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó.

Thế nhưng cũng chính tại đây, tinh thần đoàn kết đã được thể hiện, lòng yêu nước, căm thù giặc nhân lên gấp bội và hơn cả những gian nan giúp ta thêm nghị lực vượt qua thử thách.

Trước khi ra về tôi lại ghé thăm ông, sau một cuộc hành trình sao tôi thấy mình bé nhỏ quá. Những gì tôi làm được còn kém xa những gì ông và đồng đội của ông đã trải qua. Tôi đã hiểu thêm về mảnh đất này, về dân tộc mình và hơn hết là dòng máu của mình, một dòng máu anh hùng.

Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn…

Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi! cháu sẽ lại cố gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Tuấn
Xem chi tiết
Diệu Huyền
6 tháng 10 2019 lúc 12:07

Tham khảo:

Đề 1 :

Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.

Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.

Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.

Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dần.

Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.

Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.

Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.

Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:

– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?

Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:

– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?

– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.

Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.

Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:

– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.

– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.

Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:

– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.

Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.

Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường

Bình luận (0)
B.Thị Anh Thơ
6 tháng 10 2019 lúc 12:19

Cũng đã lâu rồi tôi không về Nam Định, không về thăm ngôi trường năm xưa. Ngày hôm đó, thu xếp công việc, tôi bắt chuyến xe về Nam Định. Tôi đã đến và thăm lại mái trường sau 20 năm xa cách.

Kia rồi. Ngôi trường mến yêu của tôi. Dòng chữ thân yêu hiện ra : “ Trường THCS Trần Đăng Ninh”. Đứng từ xa nhìn lại, ngôi trường vẫn mang dáng vẻ ấy, có phần cổ kính hơn. Cánh cổng trường vẫn mang màu xanh, luôn mở chào đón bao thế hệ học trò. Tôi bước qua cánh cổng, nhìn thấy bác bảo vệ ngày nào. Hai mươi năm trước, khi còn đi học, bác là bảo vệ trẻ nhất trong số những bảo vệ trẻ nhất ở trường năm đó. Bây giờ bác đã có tuổi. Mái tóc đã điểm trắng tóc bạc. Gương mặt bác xuất hiện nhiều nếp nhăn, nhưng đôi mắt hiền từ nhìn lũ học trò vẫn thế.
- Cháu chào bác!
- Ồ. Về thăm trường đấy à? Lớn lắm rồi nhỉ. Hai mươi năm rồi còn gì nữa!
Tôi bất ngờ vì bác vẫn còn nhớ ra tôi. Cúi chào bác, tôi bước tiếp vào trường.
Đây rồi, khoảng sân trường thân yêu của tôi. Sân trường không còn là sân xi măng nữa mà được lát gạch sạch sẽ. Nhưng trên sân trường ấy vẫn còn những gốc cây bàng, cây phượng. Tôi nhớ năm đó, tôi và chúng bạn hay ở lại sau giờ học ngồi dưới gốc cây bàng, tán gẫu đủ chuyện. Nhìn gốc bàng, gốc phượng, lòng tôi rạo rực bao kỉ niệm.

Ngôi trường không thay đổi nhiều. Vẫn là ba khu nhà năm xưa. Vẫn là những dãy học năm đó. Chỉ khác màu sơn vàng đã được thay bằng màu sơn trắng. Chính bởi những nét quen thuộc ấy mà tôi cảm giác mình như đang sống lại những khoảnh khắc của 20 năm trước.

Tôi đi dạo trên các hành lang lớp học. Mỗi phòng học bây giờ đã được trang bị thêm những thiết bị dạy học, hỗ trợ các em rất nhiều. Nhưng trừ những thiết bị đó, căn phòng học vẫn chẳng thay đổi nhiều so với 20 năm trước.

Dừng chân trước cửa phòng học năm xưa, mắt tôi rưng rưng trực khóc. Lớp học của tôi đây rồi. Tuổi học trò của tôi đây rồi. Tôi đứng tần ngần ở cửa lớp. Nhìn những dãy bàn ghế mà nhớ lại khoảng trời kí ức năm xưa. Những gương mặt hồn nhiên của các bạn, nụ cười hiền của cô giáo. Những tiết học đầy hăng say. Những câu chuyện vừa vui vừa buồn. Tất cả hiện lại thật rõ trong tôi.

Đang nhớ lại những giây phút của 20 năm về trước, có tiếng nói thân quen vang lên:
- Ôi. Em Linh có phải không?

Tôi giật mình quay lại. Hiện ra trước mắt tôi là gương mặt hiền từ của cô giáo năm đó. Cô của tôi vẫn thế, vẫn xinh đẹp và dịu dàng mặc dù đuôi mắt đã hằn những vết chân chim. Tôi xúc động ôm lấy cô.
- Em chào cô. Thật lâu rồi mới được quay về thăm trường. Em nhớ cô và trường quá.

Cô xoa đầu tôi cười hiền. Rồi cô trò chúng tôi cùng nhau tản bộ. Vừa đi tôi và cô vừa ôn lại những kỉ niệm năm xưa. Dòng kí ức tưởng như ngủ quên được đánh thức khiến lòng tôi rưng rưng xúc động.

Chuyến về thăm trường chẳng định trước để lại trong lòng tôi bao cảm xúc khó quên. Đó là những giây phút nhớ lại kỉ niệm xưa khiến tôi như sống lại khoảnh khắc của hai mươi năm trước.

Bình luận (0)
Huỳnh Nguyên
Xem chi tiết
Thanh Dat Nguyen
22 tháng 10 2018 lúc 14:44

I. Mở bài

- Giấc mơ diễn ra như thế nào?

- Cảm xúc của bạn khi có giấc mơ đó

- Giới thiệu người bạn thân, Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

Ví dụ:

Tuổi thơ tôi là tháng ngày vô cùng tươi đẹp bên những người bạn vô cùng đáng yêu. Người mà tôi thân thiết và yêu thương nhất là Lan. Nhưng từ lúc học lớp 6 thì Lan cùng với gia đình định cư bên nước ngoài. Từ khi đó, tôi không còn gặp Lan, nhưng trong sâu thẳm trái tim tôi Lan luôn là người bạn tôi yêu quý nhất. Rồi một ngày tôi gặp Lan trong một giấc mơ, mơ giấc mơ thật ý nghĩa.

II. Thân bài

- Giới thiệu chung về người bạn thân: Người bạn đó bây giờ đang ở đâu? Đang làm gì?

- Tả người bạn gặp trong mơ: Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…

- Người bạn có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) và nêu lên Nhận xét và suy nghĩ của bạn.

- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người bạn gặp trong mơ

- Bạn và người bạn thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì?

- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của bạn ra sao?

- Tình huống đánh thức bạn dậy? Tâm trạng bạn như thế nào? Cảm xúc ra sao?

III. Kết bài

- Giấc mơ tan biến bạn quay trở về hiện thực và ấn tượng sâu sắc nhất của bạn và người bạn thân là gì?

- Cảm xúc của bạn ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?

- Bạn có cảm nghĩ gì?

Dàn ý Kể lại giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày mẫu 2

I. Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể.

- Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ; giấc mơ đẹp của em: Sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

- Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm, trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...).

II. Thân bài: Kể lại giấc mơ.

- Không gian và thời gian của cuộc gặp gỡ.

- Giới thiệu nhân vật “em”: Trong giấc mơ, em thấy mình như thế nào, còn nhỏ hay đã lớn, tâm trạng lúc đó: Đang buồn hay vui, tâm trạng như thế nào trước cảnh hiện lên trong giấc mơ?

- Tình huống dẫn đến sự xuất hiện của người thân (người thân xuất hiện như thế nào)?

- Giới thiệu về người thân (đó là ai, mối quan hệ, hình ảnh người thân trong giấc mơ, những thay đổi của người đó so với trước đây, cảm nhận của em về người đó).

- Câu chuyện diễn ra giữa em và người thân (nhắc lại những kỉ niệm trước đây, những chuyện xảy ra trong thời gian xa cách,...), những sự việc diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa em và người thân.

Dàn ý Kể lại giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày mẫu 3

Gợi ý: Đặt ra giả định: Người thân đi xa (đi công tác? chuyển chỗ tới nơi khác? Đã mất?)

- Người thân: Người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng quen thuộc và thân thiết…

- Hình thức kể: Một giấc mơ, trong giấc mơ gặp lại ai? Quan hệ như thế nào với mình? Người đó hiện đang ở đâu? làm gì? Khi gặp lại: Hình dáng? cử chỉ? nét mặt? động tác? lời nói…ra sao? (Tả người và hành động)

- Kết thúc buổi gặp gỡ như thế nào?

Dàn ý 1.

Mở bài:

- Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?

- Em gặp lại người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của em khi gặp lại người thân?

2. Thân bài:

- Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?

- Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động)

- Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) Nhận xét và suy nghĩ của em.

- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.

- Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)

- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?

- Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc sâu lắng?

3. Kết bài:

- Giấc mơ tan biến_trở về hiện thực_ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì?

- Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?

- Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng?

Gợi ý bổ sung: Có thể người thân đã qua đời: (ông, bà, cô….)

+ Nhắc nhở em: Sống tốt, phấn đấu có tương lại sáng lạng hơn.

+ Là anh (hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi… hoặc tai nạn…) nhắc nhở em biết suy nghĩ chính chắn để có hành động đúng để người thân vui lòng ở cõi hư không

Dàn ý Kể lại giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày mẫu 4

I. Mở bài: Giới thiệu về người bạn và giấc mơ

Lúc nhỏ, em có một người bạn thân, từ khi lên cấp hai là bạn ấy chuyển nhà đi nơi khác. Từ khi chuyển đi chúng em không có liên lạc, nên em rất nhớ bạn. Một hôm đi học về mệt, em ngủ thiếp đi và em gặp lại bạn trong mơ, một giấc mơ thần kì và ý nghĩa.

II. Thân bài: Kể lại giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày

1. Giới thiệu về người bạn thân:

- Bạn ấy thân với tôi lúc nhỏ

- Chúng tôi học với nhau từ nhỏ đến hết cấp 1

- Bạn ấy rất xinh đẹp và dễ thương

- Bạn ấy học rất giỏi và hay giúp đỡ người khác

2. Kể về giấc mơ gặp người bạn thân xa cách lâu ngày:

a. Trước giấc mơ:

- Hôm đó em đi học về rất mệt

- Mẹ nói em bị đau đầu rồi cho em uống thuốc

- Sau khi uống thuốc em ngủ thiếp đi

b. Trong giấc mơ:

- Trong giấc mơ em gặp bạn thân lâu ngày xa cách của em

- Bạn ấy cao lớn và xinh đẹp hơn xưa

- Bạn ấy có nụ cười đẹp hơn xưa

- Em và bạn nói chuyện rất vui, chúng em kể nhau nghe về gia đình, học tập và chuyện riêng tư

- Chúng em cùng ôn lại những kỉ niệm đẹp khi xưa

- Nói chuyện xong bạn ấy nói phải về nên chúng em phải chia tay

c. Tình huống đánh thức bạn dậy:

- Vừa chia tay bạn xong thì bỗng nhiên có tiếng ai gọi em

- Em bỗng giật mình vì có người lay mình

- Em mở mắt mới chợt nhận ra mình mơ.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày

- Em rất nhớ bạn và mong gặp lại bạn

- Bạn mãi là người bạn thân nhất với em

Bình luận (0)
phong
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
18 tháng 10 2018 lúc 21:22

--Tham khảo--

Năm ta kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi ta rút về Phú Xuân, Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, ta vô cùng căm giận. Ta căm lũ giặc tham tàn, độc ác ; giận lũ vua quan bù nhìn bán rẻ đất nước. Lòng ta như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Ta liền bàn bạc với tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, ta đành nghe theo lời khuyên của quần thần, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân.

Xong xuôi mọi việc, ta đại hội binh mã thuỷ bộ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở tiệc khao quân, chia thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận. Tối 30 tết lên đường, thời điểm mà quân giặc chủ quan nhất. Ta hẹn chắc chắn với tướng sĩ là ngày mồng 7 tết sẽ dẫn đại quân vào mở tiệc ăn mừng thắng lợi giữa kinh thành Thăng Long.

Quân ta ra đến sông Gián, binh lính giặc trấn thủ ở đó tan vỡ. Toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân tiến tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành, bắc loa gọi vào trong. Chỉ đến lúc đó, quân giặc mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng, bao nhiêu lương thực khí giới đều bị quân ta tịch thu.

Mờ sáng mồng 5 tết, quân tiến sát đồn Ngọc Hồi. Ta truyền lệnh lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người khiêng một bức dàn thành trận chữ "nhất".

Nhân gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra để tiêu diệt quân ta nhưng không ngờ trời lại đổi gió nam thiêu đốt lại bọn chúng. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Lường trước rằng thế nào quân Thanh cũng tìm lối chạy trốn, ta bèn sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống đánh nghi binh ở phía đông. Quân Thanh tháo chạy trông thấy lại càng hoảng sợ bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều. Ta lại cho quân đón đường, dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân ta tới thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị bấy giờ vẫn đang vui yến tiệc, nghe tin cấp báo, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp bỏ chạy. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp lên nhau đến nỗi các cây cầu không chịu nổi đều bị đứt sập. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn. Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc.

Bình luận (2)
Alex
18 tháng 10 2018 lúc 21:24

Năm ta kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi ta rút về Phú Xuân, Lê Chiêu Thống hèn hạ sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh chỉ đợi có thế, ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, ta vô cùng căm giận. Ta căm lũ giặc tham tàn, độc ác ; giận lũ vua quan bù nhìn bán rẻ đất nước. Lòng ta như lửa đốt, đứng ngồi không yên. Ta liền bàn bạc với tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng lúc này lòng dân chưa yên, ta đành nghe theo lời khuyên của quần thần, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế rồi mới hạ lệnh xuất quân.

Xong xuôi mọi việc, ta đại hội binh mã thuỷ bộ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở tiệc khao quân, chia thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận. Tối 30 tết lên đường, thời điểm mà quân giặc chủ quan nhất. Ta hẹn chắc chắn với tướng sĩ là ngày mồng 7 tết sẽ dẫn đại quân vào mở tiệc ăn mừng thắng lợi giữa kinh thành Thăng Long.

Quân ta ra đến sông Gián, binh lính giặc trấn thủ ở đó tan vỡ. Toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), quân tiến tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành, bắc loa gọi vào trong. Chỉ đến lúc đó, quân giặc mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng, bao nhiêu lương thực khí giới đều bị quân ta tịch thu.

Mờ sáng mồng 5 tết, quân tiến sát đồn Ngọc Hồi. Ta truyền lệnh lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, cứ mười người khiêng một bức dàn thành trận chữ "nhất".

Nhân gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra để tiêu diệt quân ta nhưng không ngờ trời lại đổi gió nam thiêu đốt lại bọn chúng. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Lường trước rằng thế nào quân Thanh cũng tìm lối chạy trốn, ta bèn sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống đánh nghi binh ở phía đông. Quân Thanh tháo chạy trông thấy lại càng hoảng sợ bèn tìm lối tắt theo đường Vịnh Kiều. Ta lại cho quân đón đường, dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân ta tới thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị bấy giờ vẫn đang vui yến tiệc, nghe tin cấp báo, sợ mất mật, không kịp mặc áo giáp bỏ chạy. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp lên nhau đến nỗi các cây cầu không chịu nổi đều bị đứt sập. Sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn. Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc.

Ta vô cùng sung sướng vì đã trả được món nợ nước, rửa sạch vết nhơ nô lệ. Ta đường hoàng dẫn quân vào kinh thành Thăng Long, mở tiệc khao quân mừng thắng lợi. Hôm ấy vẫn đang ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu

Bình luận (0)
Mai Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Oanh
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
17 tháng 10 2018 lúc 19:43

-Tham khảo nì-

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu nay sẽ biến thành sự thật, y như một câu chuyện cổ tích chưa? Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và rồi lại phải thất vọng. Nhưng tôi luôn nhớ khoảnh khắc mà chỉ giấc mơ kì diệu mới đem đến cho tôi, như vừa mới xảy ra đây thôi.

Năm tôi học lớp năm, vào Tết năm ấy cũng là lúc ông tôi qua đời. Người ông mà tôi hằng kính yêu đã vĩnh biệt tôi trước khi kịp đón Tết cùng tôi. Tôi buồn bã vô cùng và tự nhủ sẽ không bao giờ tôi được đón một cai tết có ông bên cạnh nữa. Mấy năm sau vào lúc sắp sửa bốc mộ ông tôi và gần đến tết, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ đến cái tết năm nào. Tôi thắp một nén hương lên bàn thờ ông, hi vọng cháy bỏng được nhìn lại ông bên mâm cơm giao thừa lại bùng lên trong tôi, y như hồi còn nhỏ. Hôm đó là ngày 29 Tết, trước đúng một ngày vào cái năm buồn bã ấy, ông tôi mất. Tôi nghe mẹ đi ngủ sớm để ngày mai còn theo mẹ đi chợ. Lòng tôi chộn rộn mãi không sao ngủ được. Mắt tôi nhòa đi.

Tôi đang nằm trên chính chiếc giường mà ông tôi đã nằm ngày trước. Đến khi mẹ tôi tắt đèn đầu giường, tôi mới thiếp đi.

Một lúc sau có tiếng bước chân bên giường tôi, tôi choàng tỉnh dậy. Thật hay mơ đây, trước mắt tôi là người ông hiền hậu đã xa cách tôi bấy lâu nay. Ông bảo tôi dậy rửa mặt để đi cùng mẹ, sáng đó đã là ngày 30 Tết. Tôi ôm lấy ông, bảo sao ông đi lâu thế. Ông chỉ mỉm cười, lấy tay lau nước mắt cho tôi. Tôi nhìn ông không chớp mắt, vẫn dáng người cao cao như thế, vẫn khuôn mặt hồng hào, phúc hậu như xưa. Mái tóc ông bạc trắng, tôi còn nhớ lúc ông ra đi tóc ông mới chỉ lốm đốrn bạc. Ông tôi bận bộ com-lê màu ghi, tuy cũ mà phẳng phiu, trông ông thật đẹp lão. Tôi chưa được ngồi cùng ông lâu thì nghe tiếng mẹ gọi: “Con ơi mau đi chợ với mẹ, Tết đến rồi mà còn ngủ à?” - Tôi dạ và vội nói với ông: “Ông ơi ông ở nhà nhé! Ông chờ cháu về rồi dẫn cháu đi chơi ông nhé!”. Ông gật đầu, bảo tôi đi kẻo mẹ chờ.

Sau khi đi chợ xong, tôi chạy ù té vào phòng quên cả đặt thức ăn vào bếp. Nhìn thấy ông đang đọc sách, tôi mừng lắm. Ông bảo với tôi rằng ông sẽ dẫn tôi đi chợ Tết, chọn một cành đào thật đẹp về cắm trong nhà. Tôi mừng rỡ, tíu tít giục ông đi ngay. Ông vẫn nhớ ý thích của tôi như hồi tôi còn nhỏ. Ông chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch ông vẫn thường đi. Trên chiếc xe đạp này, đã bao lần ông đèo tôi đến nhà trẻ. Tôi sẽ nhớ mãi những giây phút ấy. Tôi cùng ông đi giữa phố phường, cảm thấy Tết năm nay nhộn nhịp hơn các năm trước. Phố xá đông nghìn nghịt, dường như ai ai cũng muốn ra đường để sắm sửa cho Tết.

Rồi hai ông cháu cũng đến được chợ hoa ngày Tết. Mới từ đầu vào tôi đã thấy tấp nập bao nhiêu là người, từ những cô gái đến những người phụ nữ lớn tuổi. Phải một lúc lâu sau, ông tôi mới gửi được xe và dẫn tôi đi xem cây cảnh. Chợ hoa ngày Tết mở ra trước mắt tôi vô số loài hoa rực rỡ khoe sắc. Nào là hoa lay-ơn, hoa thược dược, nào hoa cúc, hoa vi ô- lét. Có những loài hoa tôi chưa biết tên, có những loài hoa tôi không hề biết. Ông tôi vốn là thầy giáo dạy Sinh học nên chỉ cho tôi biết bao nhiêu là hoa thật độc đáo. Vừa nghe ông nói vừa ngắm các loại hoa, tôi bỗng thấy mở mang thêm nhiều điều. Nhiều điều trước đây tôi thờ ơ giờ hiện lên rõ ràng trong trí óc tôi tựa như những bông hoa ngày càng tươi tắn, đầy sức sống hơn. Ông dẫn tôi xem hoa một lúc rồi cùng tôi chọn một cành đào ưng ý. Tôi rất thích cành đào với đầy hoa màu hồng nở rộ. Nhưng ông tôi chỉ chọn một cành đào mới chớm nở vài ba bông hoa, còn lại là biết bao nụ hoa xanh mướt và những lá non. Ông bảo với tôi rằng, tuy bây giờ cành đào không đẹp nhưng chỉ một hai hôm sau Tết đào sẽ nở đầy hoa rất đẹp và lâu tan. Tôi mới vỡ lẽ cành đào ấy bây giờ đây ẩn chứa bao điều đẹp đẽ với tôi và ông trở thành một ông tiên hiểu tất cá những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tôi giữ sự ngưỡng mộ ấy như hồi thơ bé, ông như người thầy giáo mở ra cho tôi bao điều lí thú để tôi khám phá. Và ông đã thay mẹ tôi dạy tôi học khi còn tiểu học. Ông cháu tôi ra về. Tôi ngồi sau giữ cành đào còn ông mải miết đạp xe về đến nhà, tôi khoe ngay cành đào, bà bảo có cành đào nhiều lộc này, Tết năm nay sẽ vui lắm đây. Ông chỉ mỉm cười, nụ cười đồng tình lẫn niềm vui rạng rỡ. Đêm đến, gia đình tôi sum họp quanh mâm cơm giao thừa. Tôi hạnh phúc biết nhường nào bởi có ông tôi bên cạnh, ông không xa tôi nữa. Chỉ còn ba tiếng nữa là đến giao thừa, tôi chỉ mong được sống mãi những giờ phút này, mong thời gian đừng trôi quá nhanh để luôn có tình yêu thương của mọi người trọn vẹn bên tôi. Tôi cũng thầm hứa với bản thân sẽ mãi ngoan ngoãn như hôm nay để ông khỏi phiền lòng. Vậy mà sao ngày hôm nay qua thật mau. Đã đến giao thừa rồi, ông vuốt lên mái tóc tôi, bảo tôi ở nhà, ông sẽ hái lộc đầu năm mới cho tôi. Tôi dạ và hứa sẽ thức đợi ông về.

Ông đi rồi tôi cố thức, nhưng sao cơn buồn ngủ cứ kéo đến, kéo sụp hai mí mắt tôi lại. Tôi thiếp đi lúc nào không biết. Tôi nghe thấy những tiếng gọi rồi tiếng lịch kịch. Tôi mở mát choàng dậy. Bây giờ đã sáng rồi sao? Tôi ngạc nhiên quá. Tôi nháo nhác tìm ông mà không thấy đâu. Thật kì lạ, mới lúc trước tôi còn mừng tượng bàn tay khẳng khiu ông đặt lên đầu tôi cơ mà. Tôi xem lại lịch, hôm nay là ngày ba mươi Tết. Tôi òa khóc, vậy đó chỉ là một giấc mơ. Giấc mơ quá thực khiến tôi hụt hẫng và buồn rầu. Ông tôi đã ra đi thật chứ không về lại với tôi như tôi tưởng. Tôi nuối tiếc giấc mơ hạnh phúc. Tôi thầm tự hỏi: Liệu trong mơ nếu tôi thức chờ ông, tôi có gặp lại ông không? Nhưng cuộc sống không dừng lại để tôi nuối tiếc, tôi chuẩn bị quần áo đi chợ cùng mẹ. Tôi có kể lại cho mẹ giấc mơ, mẹ chỉ im lặng, chắc tâm trạng mẹ khó có thể nói thành lời.

Giấc mơ chỉ là sự mong ước tưởng tượng, chuyện cổ tích vẫn là chuyện cổ tích. Tôi sẽ vẫn nuối tiếc nhưng chỉ là nhỏ nhoi thôi. Tôi đã học được nhiều điều từ giấc mơ ấy, học được niềm tin và hi vọng và cả nỗ lực cố gắng cho giấc mơ của chính mình.

Bình luận (0)
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 19:45

Ông ngoại là người rất thân yêu đối với em. Trong suốt quãng đời thơ ấu của mình, hình ảnh ông là hình ảnh thân thương yêu quý nhất trong tâm trí em. Ông cho em ăn, ru em ngủ, dạy em vẽ nhà, chơi trò chơi với em. Vậy mà giờ đây, ông không còn bên em nữa. ông ra đi trong một chiều chủ nhật thật lặng lẽ. Tuy ông đã mất nhưng em vẫn mong phép lạ xảy ra, ống có thể trở về và em đã gặp lại ông trong một giấc mơ của mình.

Hôm đó, em học rất mệt nên đi ngủ sớm. Sau khi nhắm mắt lại, em thấy mình chìm sâu vào giấc ngủ. Bỗng trước mắt em hiện ra khu vườn thân thương của nhà ông ngoại. Đúng là khu vườn ấy rồi. Góc vườn là cây khế ngọt ông thường hái cho em ăn. Lá cây vẫn xanh mướt và trên cành xuất hiện những quả khế nho nhỏ, xanh xanh. Còn giữa vườn là cây hồng xiêm là cây mà ông ngoại cưng nhất. Rồi hai cây bưởi mẹ con, chỗ rau ngải cứu mọc sát đất, cả cày liễu lá dài đến cây xoài đang trổ hoa vẫn nguyên như lúc em còn bé, ở dưới quê với ông ngoại. Trong khu vườn này, ông đã cùng em chăm sóc những cây xanh cho chúng lớn, ra hoa, kết quả. ông dạy em biết giá trị khi làm việc, đó là niềm vui, niềm Tự hào khi thấy cây mình bỏ công chăm sóc cho ra những trái ngọt đầu tiên. Nhìn khu vườn, bao nhiêu kỉ niệm với ông ngoại lại ùa về trong tâm trí em. Em thấy nhớ ông quá và đột nhiên em cất tiếng gọi – một tiếng gọi từ trái tim, em gọi thật to: Ông ơi! Bỗng òng từ từ hiện ra. Vì không tin vào mắt mình, em đưa tay lên dụi mắt. Và ông cất tiếng gọi: Bó cún của ông, ông đây mà. Đúng là giọng nói thân thương của ông rồi. Cái giọng nói đã từng mất đi bây giờ lại trở lại bên em. Em chạy thật nhanh ra chỗ ông. Lúc ấy không hiểu sao miệng em thì cười còn mắt lại đầy nước mắt. Em nhào vào lòng ông, khóc thật to. Ông xoa đầu em thật nhẹ: Cháu đừng khóc nữa, đừng khóc nữa, ông ở đây mà. Em ngửng mặt lên nhìn ông. Tóc ông vẫn bạc trắng như ngày xưa. Em còn nhớ hồi bé mỗi lần nghịch tóc ông, em lại ngô nghê hỏi: Sao tóc ông trắng thế?

Tuy ông đã ra đi nhưng cuối cùng em cũng đã hiểu ra, trước khi ông ra đi ông đã để lại cho cháu hai món quà. Món quà của sự trí thức, ông ra đi nhưng cháu vẫn thấy linh hồn ông đang ở bên cháu. Còn món quà nữa đó là khu vườn nhỏ mà ông đã chăm chút khi còn sống. Và em luôn tin rằng: Dù ông không còn nữa nhưng linh hồn ông vẫn sẽ còn hiện diện ngay ở bên cạnh tôi, với vườn cây đầy hoa trái mà ông trồng.

Bình luận (0)
Ngô Anh Lạc
Xem chi tiết