Bài 31. Công nghệ tế bào

Lã Minh Hoàng
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
14 tháng 12 2022 lúc 22:03

Biện pháp

- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh đảm bảo sinh hoạt cuộc sống được tốt nhất.

- Tránh xa các chất hóa học độc hại hay tránh làm việc dưới môi trường ôi nhiễm, tránh làm việc quá nặng nhọc.

- Có ý thức chung tay phòng chống pháo nổ, các loại chất nổ độc hại.

Bình luận (0)
Ngân
Xem chi tiết
Nguyên Thu
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
27 tháng 8 2018 lúc 20:30

Nhờ vào quá trình trao đổi chất và phân chia tế bào (nguyên phân, giảm phân) mà em bé lớn lên thành 1 người trưởng thành với chiều cao và cân nặng lớn hơn rất nhiều so với khi mới sinh.

Bình luận (0)
Duy Bùi Ngọc Hà
Xem chi tiết
Đặng Khôi
Xem chi tiết
Xuan Hoa
27 tháng 12 2018 lúc 15:24

các cơ thể được tạo ra bằng công nghệ tế bào có kiểu gen giống nhau và giống với cơ thể gốc ban đầu vì chúng được hình thành thông qua quá trình nguyên phân từ 1 tế bào hoặc mô của dạng gốc ban đầu

Bình luận (0)
Duy Bùi Ngọc Hà
Xem chi tiết
Trần Mạnh Huy
22 tháng 1 2018 lúc 22:45

nhờ sự kết hợp giữa 3 quá trình nguyên phân giảm phân và thụ tinh

Bình luận (0)
Vũ Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Alan walker
12 tháng 1 2018 lúc 21:57

- Tách tế bào tuyến vú cừu và nuôi trong phòng thí nghiệm.

- Tách tế bào trứng của cừu, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

- Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.

- Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phân cắt thành phôi.

- Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai. Sau thời gian mang thai giống trong tự nhiên, cừu mẹ này đã đẻ ra cừu con (cừu Dolly) giống y hệt cừu cho nhân tế bào.

Hỏi đáp Sinh học

AW

Bình luận (2)
HungPhuong Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 9:08

Câu 1:

- Trong quá trình phát sinh giao tử, tế bào phát sinh giao tử có một cặp NST nào đó không phân li do bị rối loạn, dẫn đến tạo ra 2 giao tử:

+ Loại giao tử thừa một NST (n + 1)

+ Loại giao tử thiếu một NST (n - 1)

Hai loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) khác giới tạo ra hai hợp tử (2n + 1) gây bệnh Đao và (2n - 1) gây bệnh Tocno.

*) Giải thích: Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ em sinh ra bị mắc bệnh tật di truyền như: bệnh Đao, bênh Tocno, câm điếc bẩm sinh,....tăng theo độ tuổi sinh của người mẹ. Đặc biệt là mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi. Lí do là từ ở tuổi 35 trở đi các yếu tố gây đột biến của môi trường tích lũy trong tế bào của bố, mẹ nhiều hơn và phát huy tác dụng của nó và dễ dẫn đến phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản.

Câu 2:

Câu 2:

- Ta thấy trong gia đình trên, duy nhất đứa con trai cuối cùng mắc bệnh, còn những người còn lại bình thường => Gen quy định bệnh mù màu nằm trên NST giới tính.

- Bài ra ta qui ước:

A: Bình thường

a: Mù màu

Ta biết ngay kiểu gen của người con trai bị bệnh là: XaY => Nhận 1 alen Xa từ mẹ và 1 alen Y từ bố. Mà bố mẹ bình thường nên kiểu gen bố mẹ sinh ra đứa con mù màu là: Bố: XAY và Mẹ: XAXa

Người mẹ này nhận 1 alen XA từ bố và 1 alen Xa từ mẹ mà bố mẹ cũng bình thường => Kiểu gen là: Bố: XAXA hoặc XAXa và của Mẹ là: XAXa

=> kiểu gen người em trai của vợ là: XAXA hoặc XAXa

Câu 3:

*) Bệnh ung thư máu ở người thuộc dạng đột biến mất một đoạn nhỏ đầu NST thứ 21.

*) Hiện tượng của bệnh nhân bị Đao: Bé, lùn, cổ rụt, hai má phệ, miệng hơi há, mắt hơi sâu, lưỡi hơi thè, khaongr cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lý, bị si đần và không có con.

 

Bình luận (0)
Phan Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
1 tháng 6 2017 lúc 16:07

1.Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thề khi gây đột biến?

Người ta phải chọn tác nhân cụ thế khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sờ vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gảy (lột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác động chuyên biệt, đặc thù đôi với loại nuclêôtit nhất định của gen.

2.Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phân, bầu nhụy hoặc vào mô nuôi cấy.

Khi xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học, người ta ngâm hạt khó hoặc hạt nảy mầm ờ thời diếm nhất dinh vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc dùng que cuốn bông có tẩm hóa chát đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đốì với dộng vật, có thể cho hóa chất tác động lẽn tinh hoàn hoặc buồng trứng

3.Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật.

- Trong chọn giông vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu; đã tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn được các thé đột biến giảm sức sống không còn khá năng gây bệnh để tạo vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.

- Trong chọn giống cây trồng: đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6-11.

Sử dụng các thể đa bội ờ dâu tầm, dương liễu, dưa hấu,... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm châ't tốt.

- Trong chọn giống vật nuôi: sử dụng đột biến nhàn tạo ở động vật bậc thấp.

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
1 tháng 6 2017 lúc 16:10

Có phải bn học lớp 9A trường THCS Hoàng Xuân Hãn ko ?

Bình luận (8)
Bình Trần Thị
2 tháng 6 2017 lúc 12:42

Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? Người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gây đột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác động chuyên biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit nhất định của gen.

Bình luận (0)
Bùi Minh Ngọc
Xem chi tiết
Phương Thảo
26 tháng 2 2017 lúc 23:05

Một bạn học sinh đã lấy các cây lúa Tám Hải Hậu được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy tế bào, rồi đem trồng vào các chậu bùn. Các châụ này có lượng phân bón khác nhau nhưng các yếu tố khác tác động lên cây lúa cũng như một số cây khác là như nhau . Sau một thời gian lúa trổ bông và kết hạt, bạn tiến hành đếm hạt trên một bông ở mỗi cây.

a) Hãy cho biết mục đích của việc làm trên là gì?

Trả lời : Mục đích của việc làm trên là để đánh giá sự ảnh hưởng của lượng phân bón đến tính trạng hạt / bông hoặc để kiểm tra tình trạng hạt / bông có phải là tính trạng số lượng ko ?

- Những cây lúa Tám được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy tế bào nên đều có kiểu gen giống nhau .

- Đem trồng vào các chậu bùn khác nhau về lượng phân bón nhưng các yếu tố khác tác động lên các cây lúa là ko thay đổi . Sau đó tiến hành đếm hạt trên một bông ở mỗi cây \(\Rightarrow\)để đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón đến số hạt / bông của 1 kiểu gen .

b) Hãy dự đoán kết quả của bạn học sinh thu được và cho biết cơ sở khoa học của dự đoán này.

Trả lời : Số hạt / bông nhiều nhất sẽ thu đc từ cây lúa mọc trên đất có số lượng phân bón nhiều và hợp lí .

Số hạt / bông ít nhất sẽ thu đc từ cây lúa mọc trên đất có số lượng phân bón ít .

c) Nếu bạn học sinh lấy các hạt của cây lúa đem gieo và tiến hành các bước tương tự như trên thì có đạt đuợc mục đích không? Vì sao?

Trả lời : Ko , vì các cây lúa mọc từ hạt sẽ có kiểu gen khác nhau nên ko đạt đc mục đích .

Bình luận (0)