Bài 12. Hô hấp ở thực vật

๖ۣۜMavis❤๖ۣۜZeref
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 1 2023 lúc 16:22

Nhận định đúng về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp thực vật là?

A. Cường độ hô hấp ở thực vật tỉ lệ nghịch với hàm lượng nước.

B. Nhiệt độ môi trường giảm làm cường độ hô hấp tăng.

C. Nồng độ CO2 không ức chế hô hấp.

D. Oxi ảnh hưởng đến hô hấp hiếu khí.

Bình luận (0)
ngAsnh
28 tháng 11 2022 lúc 23:39

Trong khi cây sinh trưởng quá mạnh, các biện pháp nêu trên dùng để giảm sinh trưởng, tăng phát triển, phục vụ cho nhu cầu của con người. 

Bình luận (0)
Yến Trang
Xem chi tiết
dung hoàng
Xem chi tiết
Minh Hiếu
11 tháng 1 2022 lúc 5:10

Tham khảo

CON ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

1. Phân giải kị khí (đường phân và lên men)

- Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây thiếu ôxi.

- Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men.

- Đường phân xảy ra trong tế bào chất, đó là quá trình phân giải phân tử glucôzơ đến axit piruvic.

- Lên men là quá trình axit piruvic lên men tạo thành rượu êtylic hoặc axit lactic và giải phóng 2 ATP.

2. Phân giải hiếu khí (đường phân và hô hấp hiếu khí)

Hô hấp hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron trong hô hấp.

- Chu trình Crep :

   + Diễn ra trong chất nền ti thể.

   + Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic bị ôxi hóa hoàn toàn.

- Chuỗi truyền êlectron :

   + Diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở…

   + Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển qua chuỗi truyền êlectron.

   + Kết quả : Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H20 và tích lũy được 36 ATP.

Bình luận (0)
Vĩnh Hưng Đào
Xem chi tiết
Vĩnh Hưng Đào
Xem chi tiết
Vĩnh Hưng Đào
Sun ...
28 tháng 12 2021 lúc 19:56

Hình đâu ạ

Bình luận (0)
A.Thư
Xem chi tiết
huehan huynh
26 tháng 12 2021 lúc 10:46

Tham khảo:

Hô hấp ở thực vật được phân chia làm 2 hình thức, đó là phân giải kị khí và phân giải hiếu khí.

A. Phân giải kị khí

 

- Phân giải kị khí ở thực vật có thể xảy ra khi rễ cây bị ngập úng hoặc khi hạt ngâm trong nước hoặc cây thiếu ôxi.

- Phân giải kị khí bao gồm 2 giai đoạn, đó là đường phân và lên men. Trong đó, đường phân xảy ra ở tế bào chất và có bản chất là quá trình phân giải glucôzơ thành axit piruvic (mỗi phân tử glucôzơ qua đường phân tạo 2 axit piruvic, 2 ATP). Axit piruvic trải qua quá trình lên men sẽ tạo ra rượu êtilic kèm CO2CO2 hoặc axit lactic.

B. Phân giải hiếu khí:

- Phân giải hiếu khí bao gồm 2 giai đoạn, đó là đường phân và hô hấp hiếu khí.

- Hô hấp hiếu khí gồm hai giai đoạn, đó là chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron trong hô hấp.

- Chu trình Crep diễn ra ở chất nền của ti thể và sử dụng nguồn nguyên liệu là axit piruvic (sản phẩm của đường phân), ôxi (lấy từ môi trường ngoài) và tại đây, nhờ một loạt các phản ứng chuyển hóa mà axit piruvic được ôxi hóa hoàn toàn.

- Chuỗi chuyền êlectron diễn ra ở màng trong của ti thể. Tại đây, hiđrô được tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep sẽ được chuyển tiếp qua chuỗi chuyền êlectron. Kết quả là từ 2 phân tử axit piruvic được tạo ra qua đường phân, qua hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng 6 CO2CO2, 6 H2OH2O và tích lũy được 36 ATP.

Bình luận (0)
Nguyễn. K. Đăngg
Xem chi tiết
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
13 tháng 12 2021 lúc 21:48

Tham Khảo:

 

* Khái niệm :

   - Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

   * Các hình thức tiêu hoá :

   - Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá thì thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ hoạt động của enzim thuỷ phân có trong bào quan lizôxôm.

   - Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo cả hình thức ngoại bào (nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào.

   - Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn sẽ được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Những chất không được tiêu hoá sẽ tích tụ thành phân và được thải ra ngoài.

   * Tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật :

   Để thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau, ống tiêu hoá của động vật cũng biến đổi cho phù hợp với chức năng tương ứng. Cụ thể là :

   + Thú ăn thịt có sự phân hoá răng sâu sắc vì ngoài chức năng tiêu hoá, bộ răng của chúng còn để bắt mồi. Hàm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn rất cao nên ở những loài này có kích thước ruột khá ngắn.

   + Thú ăn thực vật răng kém phân hoá hơn và do ăn thức ăn ít dinh dưỡng (cỏ, rơm,..) nên ruột kéo dài để tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ. Bên cạnh đó, thú ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ lá sách, dạ tổ ong, dạ múi khế) hoặc dạ dày đơn với manh tràng rất phát triển. Đây là đặc điểm giúp hỗ trợ quá trình tiêu hoá xenlulôzơ nhờ sự có mặt của các vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng.

Bình luận (0)
qlamm
13 tháng 12 2021 lúc 21:48

TK

Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan lớn thành phân tử thức ăn tan trong nước nhỏ để có thể được hấp thu vào huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ được hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn.

Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa là: ... Nhờ thức ăn đi theo một chiều, nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học, hấp thụ thức ăn.

Bình luận (0)
N           H
13 tháng 12 2021 lúc 21:48

Tiêu hóa là sự phân hủy phân tử thức ăn không hòa tan lớn thành phân tử thức ăn tan trong nước nhỏ để có thể được hấp thu vào huyết tương. Trong cơ quan nhất định, các chất nhỏ được hấp thu qua ruột non vào hệ tuần hoàn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn. K. Đăngg
Xem chi tiết
Minh Hiếu
13 tháng 12 2021 lúc 21:25

Tham khảo

Hô hấp sángquang hô hấp hay hô hấp ánh sáng là một quá trình hô hấp xảy ra ở thực vật trong điều kiện có nhiều ánh sáng nhưng ít CO
2. Trong quá trình này, đường RuBP bị oxy hóa bởi enzyme rubisco - thay vì nhận phân tử cacbonic như trong chu trình Calvin của quá trình quang hợp. Hô hấp sáng được đánh giá là tác nhân làm giảm đáng kể hiệu suất quang hợp của các thực vật C3, cho dù một số nghiên cứu cho thấy quá trình hô hấp sáng có một số vai trò tích cực đối với thực vật.

Ở các thực vật C4 và thực vật CAM, chức năng oxy hóa của Rubisco bị ngăn chặn và vì vậy hô hấp sáng bị triệt tiêu, đảm bảo được hiệu suất quang hợp cao của chúng trong các điều kiện khô nóng.

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
13 tháng 12 2021 lúc 21:25

tk:

Hô hấp sáng, quang hô hấp hay hô hấp ánh sáng là một quá trình hô hấp xảy ra ở thực vật trong điều kiện có nhiều ánh sáng nhưng ít CO ₂. Trong quá trình này, đường RuBP bị oxy hóa bởi enzyme rubisco - thay vì nhận phân tử cacbonic như trong chu trình Calvin của quá trình quang hợp. 

Bình luận (0)
An Phú 8C Lưu
13 tháng 12 2021 lúc 21:25

Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật C3, tại các bào quan: lục lạp, perôxixôm và ti thể.

Bình luận (0)