Giáo dục công dân

Ẩn danh
Xem chi tiết
Tài khoản đã bị khóa!!!
1 giờ trước (20:33)

Tham khảo

Quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu coi Hiến pháp năm 1992 hướng tới đổi mới chính quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì Hiến pháp năm 2013 hướng tới đổi mới chính quyền địa phương (HĐND và UBND). Các quy định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương đã kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới “mở đường” cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương trong thời gian tới.



- Về tên gọi của Chương: Trên thực tế, thuật ngữ “chính quyền địa phương” đã được sử dụng tương đối rộng rãi và phổ biến trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các sách báo chính trị pháp lý, cũng như các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở Trung ương và địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên gọi từ HĐND và UBND (trong Hiến pháp năm 1992) thành Chính quyền địa phương. Đây là sự thay đổi hợp lý, phù hợp với lịch sử lập hiến cũng như các văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, từ thực tiễn hoạt động của hai cơ quan này cho thấy: HĐND và UBND mặc dù là hai cơ quan có vị trí và tính chất khác nhau, nhưng được tổ chức và hoạt động trên cùng một địa bàn, một cấp hành chính. Do đó, hai cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ về mặt tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Cũng vì thế, việc đổi tên này không phải là hình thức, mà nó đặt ra yêu cầu phải đổi mới thực sự về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương theo hướng: Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa HĐND và UBND; tạo không gian tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho chính quyền địa phương; khẳng định rõ nét hơn vị trí của chính quyền địa phương trong hệ thống hành chính thống nhất của đất nước.

- Quy định về đơn vị hành chính: Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về các đơn vị hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúc hành chính ở nước ta; đồng thời, bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường; đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập (Điều 110). Bổ sung quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (khoản 2 Điều 110). Từ các quy định trên, có thể nhận thấy một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Hiến pháp đã sử dụng thuật ngữ “đơn vị hành chính tương đương” với quận, huyện, thị xã trong thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là ý tưởng mới mở ra khả năng cho việc thành lập các đơn vị hành chính mới nhằm tăng khả năng dự báo và tính ổn định của Hiến pháp trong việc đáp ứng nhu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Với cách quy định mở về đơn vị hành chính, Hiến pháp mới đã tạo điều kiện việc đưa ra tên gọi mới cho đơn vị hành chính trong thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ như “thành phố” trong “thành phố trực thuộc Trung ương”. Theo đó, cách quy định về đơn vị hành chính “thành phố trong thành phố” sẽ không bị xem là vi hiến trong các văn bản pháp luật sau này. Ví dụ như dự kiến mô hình tổ chức thành phố trong thành phố của TP Hồ Chí Minh.

Thứ hai, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Thực chất, vấn đề này cũng đã được đề cập trong Hiến pháp năm 1992. Đây là quy định được bổ sung trên cơ sở ý kiến đề xuất của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức (nhất là ý kiến đề xuất của Chính phủ) và các địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang đặt ra ở một số địa phương như huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang hay huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh...

Thứ ba, tại Điều 110 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Thực tiễn cho thấy, việc chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ của nước ta trong thời gian qua ở các cấp diễn ra rất phổ biến nên đã có lúc dẫn đến hoặc làm tăng đầu mối đơn vị hành chính và làm tăng tổ chức bộ máy, biên chế công chức và tài chính công... hoặc hao tổn rất nhiều chi phí quốc gia để làm việc này... dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và cải cách hành chính hiện nay. Để tránh tình trạng nhập, tách, chia, điều chỉnh địa giới hành chính một cách dễ dãi, thiếu căn cứ, tiêu chí minh bạch, công khai, đặc biệt là thiếu sự tham gia ý kiến có tính quyết định của nhân dân đã diễn ra trong thực tế vừa qua ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 đã quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

Có thể nói, việc hiến định rõ hơn về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính của Hiến pháp mới góp phần bảo đảm tính ổn định của các đơn vị hành chính hiện nay. Đồng thời, quy định này cũng nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, quy định mới này cũng đặt ra nhiệm vụ cho Chính phủ phải gấp rút nghiên cứu và soạn thảo các quy định ở tầm luật để trình Quốc hội ban hành về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính trong đó nhất thiết phải có việc lấy ý kiến nhân dân địa phương.



- Quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính: Theo Điều 118 Hiến pháp năm 1992, “Việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính do luật định”. Thực tế, các đạo Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 1994 và 2003) đều quy định: Mọi đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND. Mô hình tổ chức này đã gây nên sự cồng kềnh, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa HĐND và UBND các cấp, không có sự phân biệt giữa mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Hiến pháp năm 2013 quy định như sau:

1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).

Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau. 

Với khái niệm này, cho phép chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra khái niệm “cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND”, cấp chính quyền có ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những khả năng để luật quy định và khắc phục những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời, đổi mới một bước quan trọng tổ chức chính quyền địa phương.



- Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND(1) và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau:  (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. 

Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. 



Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả.

Thứ ba, khoản 3 Điều 112 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Trên thực tế rất nhiều nhiệm vụ của Trung ương được giao cho địa phương thực hiện, nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện để thực hiện công việc, do đó, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương. Quy định tại khoản 3 Điều 112 của Hiến pháp tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay.

- Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:

HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quy định tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.



- Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992 theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp mới, “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiện sự đổi mới theo hướng: Ở những  đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệm vụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”
Bình luận (0)
tran trong
2 phút trước

Ví dụ nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội: Kế hoạch 58/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai hoạt động Khu công nghệ thông tin tập trung Cầu Giấy năm 2014

Bình luận (0)
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
nguyễn hương giang
Xem chi tiết
Tòi >33
5 giờ trước (16:43)

Bản thân em đã làm những gì để thực hiện nghĩa vụ của 1 thành viên trong gia đình ?

`->` Theo em thì để thực hiện nghĩa vụ của 1 thành viên trong gia đình chúng ta cần:

`-` Biết chăm sóc quan tâm tới bản thân mình trước

`-` Giúp đỡ ba mẹ những việc nhỏ(lớn rồi thì làm việc lớn hơn như kiếm tiền phụ các khoảng chi tiêu 😇)

`-` Hiếu thảo với ông bà cha mẹ

`-` Học tập chăm chỉ để cho ba mẹ đỡ phiền lòng 

`-` Không xa đạo vào các tệ nạn xã hội

`-` Chia sẻ niềm zui cho gia đìnhh

`-` ...

`**` y/k riêng của t thoi nhá 🤡

 

Bình luận (2)
Trịnh Minh Hoàng
4 giờ trước (17:54)

`**` Bản thân em đã làm những việc để thực hiện nghĩa vụ của thành viên trong gia đình là:

`-` Quan tâm, chăm sóc ông bà, bố mẹ khi bị ốm

`-` Làm việc nhà tùy theo vào độ tuổi.

`-` Cung cấp tài chính cho gia đình.

`-` Không đua đòi, ỷ lại, tránh xa các tệ nạn xã hội.

`-` Chia sẻ niềm vui với gia đình

`...`

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
1 giờ trước (20:32)

Bản thân em đã làm những việc để thực hiện nghĩa vụ của thành viên trong gia đình là:

−Không bất hiếu với ông bà cha mẹ

Quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình

-Hiếu thảo với mọi người trong gia đình

−Không làm người thân phải buồn vì mình

−Chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mọi người

-...

Bình luận (0)
Đỗ Quỳnh Anh
Xem chi tiết

4

tham khảo

Trang Hà, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas - Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học. Cô Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, cô Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập xuất sắc sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.

- Em học được điều gì từ tấm gương cô Trang Hà là:

+ Mỗi con người chúng ta sinh ra ai cũng có quyền sống, quyền học tập,… được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng; được tham gia vào các hoạt động xã hội; được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.

+ Dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào thì nếu chúng ta nỗ lực cố gắng hết mình thì sẽ đem lại cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc…

+ Cô là tấm gương sáng về học tập để bản thân em noi theo..

5

5.1

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai là nếu trẻ em đc dạy ăn học tốt đàng hoàng thì thế giới ngày càng bc tới ngày mai(ẩn dụ) và ngày một phát triển và có nhiều thứ tốt hơn trong tương lai

5.2

Ý nghĩa là cha mẹ việt nam sinh sống ở nước khác nhưng cócùng giống nòi người việt nam

Bình luận (0)
Trịnh Minh Hoàng
1 giờ trước (20:16)

`text{Tham khảo}`

4. Tấm gương thực hiện tốt quyền cơ bản của trẻ em:
Một tấm gương nổi bật trong việc thực hiện tốt quyền cơ bản của trẻ em là Malala Yousafzai, một cô gái trẻ người Pakistan. Dù còn nhỏ, Malala đã nổi tiếng với cuộc đấu tranh cho quyền giáo dục của trẻ em gái. Cô đã vượt qua sự đe dọa của Taliban và tiếp tục nói lên tiếng nói của mình, thậm chí sau khi bị tấn công và bị thương nặng. Malala đã trở thành biểu tượng toàn cầu cho quyền giáo dục và đã được trao Giải Nobel Hòa bình.

Bài học rút ra: Tấm gương của Malala cho thấy mỗi cá nhân, dù tuổi tác hay hoàn cảnh như thế nào, đều có thể đóng góp vào việc cải thiện xã hội và bảo vệ quyền lợi cho bản thân và người khác. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục và sự dũng cảm trong việc đối mặt với bất công.

5.1. "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai":
Câu nói này nhấn mạnh vai trò quan trọng của trẻ em đối với tương lai của thế giới. Trẻ em ngày nay sẽ trở thành lãnh đạo, nhà khoa học, giáo viên, và những người làm nên sự thay đổi trong xã hội vào ngày mai. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục và phát triển cho trẻ em, cũng như việc bảo vệ và nuôi dưỡng họ trong một môi trường lành mạnh.

5.2. "Công dân nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhất thiết phải sinh ra ở Việt Nam":
Câu nói này phản ánh quan điểm rộng mở về quốc tịch và công dân. Nó cho thấy công dân của một quốc gia không chỉ được xác định bởi nơi họ sinh ra mà còn bởi sự gắn bó và đóng góp của họ đối với quốc gia đó. Điều này mở ra cánh cửa cho những người không sinh ra ở Việt Nam nhưng đã chọn Việt Nam làm quê hương và muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đây là một thông điệp về sự đa dạng và hội nhập, cũng như sự công nhận và chào đón những đóng góp từ mọi người, bất kể nguồn gốc của họ.

Bình luận (0)
Đỗ Quỳnh Anh
Xem chi tiết

 Gồm 4 quyền:
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . .
+ Nhóm quyền bảo vệ:  quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột,...
+Nhóm quyền phát triển:quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động bổ ích,...
+ Nhóm quyền tham gia:  quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như nguyện vọng của mình,...
chúc bạn thi tốt

lấy điểm 10 nha

Bình luận (0)
Trịnh Minh Hoàng
Hôm qua lúc 20:33

`text{Tham khảo}`

Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam là:

1. Quyền được sống: Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.

2. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Được bảo vệ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư: Được bảo vệ danh dự, uy tín và thông tin cá nhân.

4. Quyền có nơi ở hợp pháp: Bất khả xâm phạm về nơi ở.

5. Quyền tự do đi lại, cư trú: Trong nước và quốc tế.

Về quyền cơ bản của trẻ em, theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và Luật Trẻ em Việt Nam, có 4 nhóm quyền chính:

1. Nhóm quyền được sống còn: Bao gồm quyền được sống, khai sinh, có quốc tịch và được chăm sóc sức khỏe.
2. Nhóm quyền được phát triển: Bao gồm quyền được giáo dục, học tập, phát triển năng khiếu và tham gia các hoạt động văn hóa.
3. Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột, xâm hại và lạm dụng.
4. Nhóm quyền được tham gia: Bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến, quyền kết bạn và giao lưu.

Bình luận (0)
Hàn Lâm Thiên Băng
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thúy Vân
3 tháng 9 2016 lúc 19:40

+) Vấn đề kết bạn

Trong hoc24 ko có kb nha bạn , chỉ có mục theo dõi thôi

Nếu muốn theo dõi thì :

- Vô trang cá nhân của người bạn muốn theo dõi

- Ấn vào " THEO DÕI " ở trang đó

+) Vấn đề đổi avatar

- Bạn ấn vào hình đại diện của mình ở góc phải phía trên trong trang chủ hoc24

- Rồi ấn vào " thông tin tài khoản "

- Ấn vào " đổi ảnh hiển thị "

- Nó sẽ hiện ra các hình ảnh được lưu trữ trong máy tính , điện thoại rồi bạn chọn ảnh muốn làm ảnh đại diện

Như vậy là đổi được avatar rồi đó nhưng bạn phải chờ một lúc thì hoc24 mới thay avatar cho bạn nha :))

 

Bình luận (2)
tran trong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Vân
Hôm kia lúc 17:22

Ý nghĩa của từ: Cờ bạc là bác tháng bần

“Bác” ở đây nói đến vai vế trong gia đình, xã hội, có chức vị lớn. “Bần” chỉ sự nghèo khổ, tằn tiện, đứng ở tầng lớp thấp hèn.

Vì thế, “Bác thằng bần” hẳn ám chỉ việc nghèo hơn chữ nghèo. Cờ bạc so sánh với bác thằng bần chỉ rõ tương lai mờ mịt của người có máu đỏ đen.

Nghĩa câu Cờ bạc là bác thằng bần khẳng định chơi đỏ đen không phải cách kiếm tiền lâu dài. Bộ môn này chỉ thích hợp để giải trí thay vì xem chúng là nguồn thu nhập chính.

Cách phòng chống tệ nạn xã hội?

Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân. Để phòng chống tệ nạn xã hội cần các biện pháp, có sự phối hợp của những cá nhân, cơ quan và tổ chức trong toàn xã hội. Cụ thể cách phòng chống tệ nạn xã hội như sau:

(1) Đối với cơ quan nhà nước:

- Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;

- Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;

- Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;

- Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…

- Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;

- Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;

- Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;

( 2) Đối với công dân, tổ chức, cơ quan

Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;

Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;

Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;

Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.

Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.

Trên đây là một số nội dung tham khảo về cách phòng chống tệ nạn xã hội.

Bình luận (0)

"Cờ bạc" biểu thị cho việc đánh cược, chơi bạc, một hoạt động rủi ro và gây nghiện có thể gây ra nhiều vấn đề cho người chơi, đặc biệt là đối với những người thu nhập thấp. Họ có thể đặt cược với hi vọng kiếm được tiền, nhưng thường thất bại và rơi vào cảnh nợ nần, mất tài sản và thậm chí làm mất sức khỏe và mối quan hệ.

Bình luận (0)
Tài khoản đã bị khóa!!!
16 tháng 4 lúc 14:39

Cờ bạc là bác thằng bần ám chỉ con người ham chơi đánh cược đánh bài chơi nô đề.Cách phòng tránh tệ nạn xã hội là:

-Kiểm soát bản thân

-Hỏi ý kiến người lớn để biết rằng nó có lời hay có hại

-Mỗi công dân cần nâng cao ý thức về việc  phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật theo quy định

-Với cơ quan tổ chức cần tuyên truyền nhiều về tệ nạn xã hội cho người để mọi người nâng cao ý thức

-.....

Bình luận (2)
Cô Lan OLM
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
16 tháng 4 lúc 11:04

Tham gia để nhận các phần quà bổ ích nhé các bạn!!!

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Huy
16 tháng 4 lúc 11:43

Wow!!!

Thú vị thật!

Olm thật chu đáo!

Bình luận (0)
đào minh đức
16 tháng 4 lúc 19:38

cố gắng dc 9 ,10 để mẹ vui lòng 

Bình luận (0)
Synss
Xem chi tiết
Trịnh Minh Hoàng
15 tháng 4 lúc 12:14

Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.

`->A. 18-25`

Đối với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

`-> D. 18-27`

Bình luận (1)
Trầm Huỳnh
15 tháng 4 lúc 11:48

D nhé

Bình luận (1)
Tài khoản đã bị khóa!!!
15 tháng 4 lúc 21:02

D ạ

Bình luận (0)
Ha Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Duy
14 tháng 4 lúc 20:11

Tính đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có thể được tóm tắt và so sánh như sau:

| **Nền Văn Hóa Việt Nam**                | **Nền Văn Hóa Trung Quốc**                |
|-----------------------------------------|-------------------------------------------|
| 1. Ảnh hưởng của các triều đại phương Bắc và Nam, nhất là Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì và phát triển các giá trị văn hóa riêng. | 1. Được ảnh hưởng sâu sắc bởi lịch sử và văn hóa phong kiến Trung Hoa. |
| 2. Môi trường tự nhiên địa lý đa dạng góp phần tạo nên đa dạng văn hóa khu vực. | 2. Đất đai rộng lớn và khí hậu đa dạng tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn hóa phong phú. |
| 3. Văn hóa dân gian và tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng, phản ánh trong lễ hội, truyền thống, tín ngưỡng. | 3. Phát triển các trường phái triết học phong kiến như Nho giáo, Dao giáo, Tây phương hóa. |
| 4. Ảnh hưởng của các triều đại phương Bắc và Nam, nhất là Trung Hoa, nhưng vẫn duy trì và phát triển các giá trị văn hóa riêng. | 4. Đa dạng về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa dân gian và tôn giáo. |
| 5. Ngôn ngữ và chữ viết có ảnh hưởng từ chữ Hán nhưng vẫn phát triển và sử dụng chữ quốc ngữ. | 5. Sử dụng chữ Hán truyền thống và phát triển ra nhiều hệ thống chữ viết khác nhau như Hán tự, Chữ nôm. |
| 6. Các giá trị văn hóa như sự tôn trọng gia trưởng, lòng hiếu thảo, tình đoàn kết gia đình rất quan trọng. | 6. Đặc trưng trong tư tưởng triết học và đạo đức như lối sống hòa nhã, tôn trọng truyền thống và đạo đức. |

Mặc dù có những điểm tương đồng do ảnh hưởng lịch sử và văn hóa từ Trung Hoa, nhưng cả hai nền văn hóa vẫn có những đặc điểm riêng biệt và phát triển theo hướng khác nhau dựa trên bản sắc và điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia.

Bình luận (0)
Trịnh Minh Hoàng
15 tháng 4 lúc 12:22
Nội dungVăn hóa Việt NamVăn hóa Trung Quốc
Ảnh hưởng lịch sử Dưới sự cai trị của Trung Quốc trong hơn một nghìn năm, văn hóa Việt Nam có nhiều yếu tố được thừa hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất, văn hóa Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, sử dụng chữ Quốc ngữ dựa trên bảng chữ cái Latinh. Tiếng Trung với hệ thống chữ Hán phức tạp, có nhiều phương ngôn khác nhau
Tôn giáo và tín ngưỡngĐa dạng với ảnh hưởng của Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. 

 Phổ biến với Đạo giáo, Phật giáo, và triết lý Khổng giáo.

 Ẩm thựcĐặc trưng bởi sự cân bằng hương vị, nhấn mạnh vào rau củ và thực phẩm tươi sống.Đa dạng theo từng vùng miền, nổi tiếng với các món ăn có hương vị đậm đà và thường sử dụng nhiều gia vị.
Lễ hội Tết Nguyên Đán, Lễ hội Trung thu, và nhiều lễ hội truyền thống khác phản ánh văn hóa địa phương.Tết Nguyên Đán, Lễ hội Đèn lồng, và các lễ hội truyền thống khác thường có quy mô lớn và được tổ chức rộng rãi.
Nghệ thuậtCó nghệ thuật múa rối nước và ca trù, cũng như nhiều hình thức nghệ thuật dân gian khác.Nổi tiếng với nghệ thuật thư pháp, hội họa truyền thống, và opera Bắc Kinh.

 

 

Bình luận (1)
Nguyễn Văn Duy
14 tháng 4 lúc 20:11

Việt Nam trước Trung Quốc sau nha bạn!!

Bình luận (0)